Con người có năm giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Năm giác quan này có thể được rèn luyện, trở nên nhạy cảm hơn và sử dụng một cách linh hoạt.
Ngày nay các nhà khoa học dũng cảm bắt đầu nghi ngờ rằng cái gọi là giác quan thứ sáu này là thứ mà mọi người đều có, một bản năng bị lãng quên. Rốt cuộc đó là chuyện gì? (Ảnh chụp màn hình)
Ngoài ra còn có một khả năng khác ngoài năm giác quan trên, được gọi là giác quan thứ sáu. Giác quan thứ sáu được cho là bản năng của một người có thể dự đoán trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng nó không được phán đoán bằng kinh nghiệm, nó cũng có thể được cho là một loại siêu năng lực hoặc công năng đặc dị.
Ngày nay các nhà khoa học dũng cảm bắt đầu nghi ngờ rằng, cái gọi là giác quan thứ sáu này là thứ mà mọi người đều có, một bản năng bị lãng quên. Rốt cuộc đó là chuyện gì?
Bạn có kinh nghiệm đi chợ mua hoa quả không? Vậy bạn làm thế nào để chọn được loại quả vừa ngọt vừa ngon miệng? Chúng ta có thể tổng kết ở 4 bước đơn giản sau:
Dùng mắt nhìn kết cấu của trái cây
Dùng mũi ngửi mùi hương của quả
Sau đó dùng tay chạm vào vỏ
Tiếp theo dùng tai nghe tiếng vang khi vỗ hoặc lắc quả
Dĩ nhiên nếu người bán cho phép, chúng ta cũng có thể nếm thử, nếu thích thì quyết định mua. Có thể thấy, việc chọn hoa quả như trên đòi hỏi dùng cả năm giác quan. Con người có năm giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác, đối ứng với mắt, tai, mũi, lưỡi và da. Năm giác quan này có thể thông qua rèn luyện để trở nên nhạy cảm hơn, và sau đó được sử dụng một cách linh hoạt, thậm chí còn thể hiện ra năng lực giống như siêu cảm quan.
Năm giác quan này có thể thông qua rèn luyện để trở nên nhạy cảm hơn, và sau đó được sử dụng một cách linh hoạt, thậm chí còn thể hiện ra năng lực giống như siêu cảm quan (Ảnh chụp màn hình
Ở Mỹ có một người đàn ông tên là Daniel Kish. Khi ông 13 tuổi, do bị ung thư mắt nên phải bỏ đi đôi mắt. Mặc dù bị mất đi thị lực, nhưng trong quá trình trưởng thành của mình, Daniel đã rèn luyện được một kỹ năng đặc biệt. Đó là ông có thể lợi dụng tiếng vang định vị để nhận biết môi trường xung quanh, giống như loài dơi. Daniel có thể dùng lưỡi và vòm miệng phát ra tiếng lách cách, và thông qua tiếng vang này để phân biệt cây cối, tòa nhà kiến trúc, còn cả cửa ra vào, với mức độ chuẩn xác rất cao. Ngay cả vị trí chiếc đĩa cách hơn 1m có bị thay đổi hay không, hoặc sự thay đổi của chiều rộng một ngón tay ra sao, ông cũng đều có thể cảm nhận được, thậm chí xác định được vật thể từ hai mét là cột đèn, xe hơi hay là cây cối.
Daniel Kish dù bị mất đi thị lực, nhưng đã rèn luyện được kỹ năng đặc dùng tiếng vang định vị để nhận biết môi trường xung quanh, giống như loài dơi (Ảnh chụp màn hình)
Theo lời của các chuyên gia, bất kỳ người nào cũng có thể có được loại năng lực này, chỉ có điều một người với ngũ quan hoàn thiện, khi làm việc đều đồng thời vận dụng nhiều loại cảm quan, chúng phụ thuộc vào nhau mà không tập trung dùng một giác quan duy nhất, vì vậy họ cũng không khai phát được loại năng lực đó. Đây là ví dụ về năng lực siêu cảm. Tuy nhiên, còn có một loại năng lực ngoài ngũ quan, gọi là giác quan thứ sáu.
Chúng ta thường nghe nói rằng giác quan thứ sáu của phụ nữ rất chính xác, nếu như người bạn đời nói dối họ sẽ lập tức biết ngay, thậm chí có người còn nhận ra ngay bạn gái cũ của bạn trai. Đây có thể chính là khả năng đặc biệt chỉ có ở phụ nữ. Tất nhiên, cũng có những nhà tiên tri có giác quan thứ sáu rất mạnh, nhưng họ cũng chỉ là số rất ít những người được ban cho thiên phú đó. Nhưng ngày nay các nhà khoa học dũng cảm bắt đầu nghi ngờ rằng cái gọi là giác quan thứ sáu này là thứ mà mọi người đều có, một bản năng bị lãng quên. Rốt cuộc đó là chuyện gì?
Giác quan thứ sáu của con người
Những giải thích về giác quan thứ sáu thì đặc biệt trừu tượng và cũng rất chung chung, đại khái để chỉ về bản năng của một người có thể dự đoán trước về sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, họ không phải dùng kinh nghiệm để phán đoán.
Nhưng giác quan thứ sáu của con người kém hơn nhiều so với động vật. Vì vậy, chuột có thể thấy trận động đất trước vài ngày xảy ra và di dời nhà. Kiến có thể thấy mưa bão sắp đến trước vài giờ và làm tổ kiên cố.
Giống như trận động đất lớn ở Đường Sơn vào năm 1976 khiến hơn 240 ngàn người thiệt mạng, đã trở thành trận động đất nguy hiểm nhất kể từ thế kỷ 20, nhưng vài ngày trước khi trận động đất xảy ra, người dân đã phát hiện ra rất nhiều hiện tượng ly kỳ: Cá ở sông, hồ và biển đặc biệt bất thường, chúng liên tục tuyệt vọng nhảy lên khỏi mặt nước, đến cả cá nuôi trong nhà cũng như thế. Côn trùng bay, chim và dơi bay loạn trên bầu trời một cách nháo nhác. Gia cầm có đuổi thế nào cũng không vào chuồng. Chuột to chuột nhỏ bận rộn di dời nhà. Rõ ràng rằng sự bồn chồn của các loài động vật trước trận động đất là do chúng có linh cảm từ trước về nguy hiểm đang đến gần, nên phải nhanh chóng lánh nạn.
Tuy nhiên, trước trận động đất, con người vẫn không nhận ra rằng hàng loạt những phản ứng bất thường của động vật chính là một sự cảnh báo. Trận sóng thần ở châu Á vào năm 2004 cũng như vậy, các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng, dường như không có động vật hoang dã nào bị giết trong đợt sóng thần. Đó là vì chúng có thể biết trước được tai hoạ sẽ đến nên kịp thời chạy đến những nơi cao. Khi sóng thần đến, rất nhiều người vẫn đang ở bờ biển thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ vĩ mà không biết tử thần đã đến.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng, dường như không có động vật hoang dã nào bị giết trong trận sóng thần ở châu Á vào năm 2004 . Đó là vì chúng có thể biết trước được tai hoạ sẽ đến nên kịp thời chạy đến những nơi cao (Ảnh chụp màn hình)
Đối với khả năng linh cảm trước tai hoạ của động vật đã có những nhà khoa học đang nghiên cứu. Họ cho rằng động vật có thể cảm nhận được những biến đổi rất nhỏ của môi trường xung quanh. Sự nhạy cảm của cơ chế giác quan của chúng mạnh hơn con người rất nhiều.
Vậy phải chăng con người – vốn được coi là anh linh của vạn vật, khi đối diện với tai hoạ, lại không bằng động vật? Một số nhà khoa học quyết định đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Cảm ứng của tiềm ý thức
Từ bên trong tới bề ngoài Trái đất của chúng ta đều có phân bố một loại từ trường yếu. Nhưng vì từ trường bề mặt trái đất quá yếu, đến nam châm trên tủ lạnh còn mạnh hơn nó 100 lần. Vì vậy, các nhà khoa học trong quá khứ đều cho rằng con người không thể nào cảm nhận được sự tồn tại của từ trường này.
Nhưng 50 năm qua, các nhà khoa học đã phát hiện ra có hàng trăm loài vi khuẩn và động vật có thể cảm nhận và phản ứng với từ trường của Trái đất. Thông thường, các động vật có cảm giác từ tính đều có thể tận dụng từ trường trái đất để định hướng về tổ và di chuyển, đồng thời có thể phối hợp với các hệ thống giác quan khác.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra có hàng trăm loài vi khuẩn và động vật có thể cảm nhận và phản ứng với từ trường của Trái đất, tận dụng từ trường trái đất để định hướng về tổ và di chuyển, đồng thời có thể phối hợp với các hệ thống giác quan khác (Ảnh chụp màn hình)
Nhưng con người có phải cũng là động vật có cảm giác từ tính không, thì đều chưa cách nào chứng thực được trong những kết quả nghiên cứu của vài thập kỷ qua. Lý do là trước đây, dường như việc phán đoán sự tồn tại của cảm giác từ tính đều thông qua hành vi phản ứng của con người, khả năng lặp lại kết quả nghiên cứu kém.
Vì vậy, nhà địa vật lý Joe Kirschvink của Đại học Công nghệ California, Hoa Kỳ, đã dùng một phương pháp mới để cố gắng chứng minh điều không thể. Ông đã phát triển một thiết bị che chắn chống nhiễu điện từ, gọi là chuồng Faraday. Trong quá trình thí nghiệm, ông cho đối tượng tham gia thí nghiệm ngồi vào trong chiếc chuồng này, cho người này tín hiệu của một từ trường thuần túy mà không có thông tin nào khác, để quan sát những thay đổi trong sóng não của đối tượng. Khi từ trường vận chuyển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, điện não đồ sẽ thể hiện sóng alpha của đại não đối tượng giảm đi.
Nhà địa vật lý Joe Kirschvink của Đại học Công nghệ California, Hoa Kỳ (Ảnh chụp màn hình)
Điều này nói lên rằng, mặc dù chúng ta không nhìn thấy từ trường, nhưng thực ra đại não có phản ứng với từ trường. Bộ phận phản ứng từ trường của con người đã gửi những thông điệp này đến não một cách vô thức, và được não tiếp nhận một cách có chọn lọc. Đây là giác quan thứ 6 chưa từng được biết đến trong tiềm thức con người. Vì vậy, một số nhà khoa học phỏng đoán liệu có phải người cổ xưa hoặc người tiền sử đã từng dùng năng lực này để định vị đường biển. Có điều, trong sự phát triển lâu dài của nền văn minh, loại năng lực tiên thiên này của con người lại bị thoái hoá.
Kết quả của thí nghiệm này cho thấy rõ rằng, ngay cả những người hiện đại như chúng ta đều có tiềm ẩn năng lực này. Vậy chúng ta làm sao có thể khiến loại năng lực này trở thành có ý thức, làm sao để củng cố khả năng này, và làm thế nào sử dụng chúng?
Khai thác giác quan thứ sáu của con người
Tâm lý học hiện tại đặt trọng điểm nghiên cứu vào tầng sâu của ý thức, có thể phân ra ý thức và tiềm ý thức. Ý thức có nội hàm rõ ràng, còn tiềm ý thức là định nghĩa chung về một ý thức tập thể, vô thức. Do đó, rất tự nhiên tiềm ý thức được coi là một loại ý thức tiềm ẩn.
Tâm lý học hiện tại đặt trọng điểm nghiên cứu vào tầng sâu của ý thức, có thể phân ra ý thức và tiềm ý thức (Ảnh chụp màn hình)
Các nhà tâm lý học phương Tây cho rằng, tiềm ý thức sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ những gì cấp độ ý thức lưu lại, chúng không phải có được qua ngôn ngữ hay suy luận logic. Những thông điệp này được tồn trữ qua năm tháng trong đại não chúng ta mà chúng ta đã không nhận ra. Khi chúng nổi lên bề mặt ý thức, trở thành một loại cảm giác có thể nhận ra được, thì chính là cái mà chúng ta gọi là trực giác, hay giác quan thứ sáu.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ của Phật giáo, lại có nhiều cách nhìn thú vị. Trong Phật giáo có đề cập tới khái niệm lục căn, lục trần, lục thức. Chúng ta cũng thường hay nghe nói tới cách nói rằng lục căn thanh tịnh. Ý nghĩa của nó là gì?
Lục căn bao gồm mắt, tai, mũi. lưỡi, thân, ý. Đây là một hệ thống thần kinh sinh lý, mắt có thần kinh thị giác, tai có thần kinh thính giác, mũi có thần kinh khứu giác, lưỡi có thần kinh vị giác, thân có thần kinh cảm xúc, ý có thần kinh sọ não, chúng đều là căn bản của kết nối tâm và vật chất, do đó được gọi là lục căn.
Lục căn bao gồm mắt, tai, mũi. lưỡi, thân, ý. Đây là một hệ thống thần kinh sinh lý (Ảnh chụp màn hình)
Xét về đối tượng tiếp xúc với lục căn thì gọi là lục trần, cũng chính là các loại vật chất khác nhau trong vật lý. Ví dụ nhãn căn nhìn thấy màu sắc như hình dạng, nhĩ căn nghe thấy âm thanh, tị căn (mũi) ngửi thấy mùi hương, thiệt căn (lưỡi) nếm hương vị, thân căn tiếp xúc với dày mỏng, nóng lạnh, trơn ướt. Chúng đều được gọi là lục trần.
Khi lục căn tiếp xúc lục trần, sinh ra khả năng phân biệt và ký ức, và được gọi là lục thức.
Do đó, không có lục thức mà chỉ có lục căn và lục trần, đó không phải là người sống mà đã chết. Vì vậy lục thức điều khiển lục căn, còn lục căn là công cụ để lục thức tiếp xúc với lục trần.
Khái niệm này vừa đúng phù hợp với năm giác quan của con người mà các nhà khoa học phương tây tổng kết và cộng thêm với giác quan thứ sáu.
Vì sao lại nói là lục căn thanh tịnh? Bởi vì Phật giáo cho rằng lục căn là công cụ của lục thức, đồng thời bị lục trần cản trở, do đó chức năng của lục căn sẽ bị hạn chế. Nếu lục căn của một người thanh tịnh, có nghĩa là lục căn của người đó không bị lục trần chi phối và mê hoặc, lục căn được giải thoát khỏi lục trần nên dĩ nhiên thanh tịnh.
Nếu lục căn của một người thanh tịnh, có nghĩa là lục căn của người đó không bị lục trần chi phối và mê hoặc, lục căn được giải thoát khỏi lục trần nên dĩ nhiên thanh tịnh (Ảnh chụp màn hình)
Do đó lục căn thanh tịnh không có nghĩa là không có lục căn, mà là chức năng sinh lý của chúng ta không bị xoay chuyển theo huyễn tượng của ngoại cảnh, đây được gọi là không nhiễm bụi trần. Điều này cũng sẽ mang tới một hiện tượng giống như siêu năng lực.
Trong Pháp Hoa Linh và Niết Bàn Kinh có ghi chép rằng, có được lục căn thanh tịnh, chúng có thể tương tác với nhau. Có nghĩa là bất kỳ giác quan nào cũng có chức năng của năm giác quan còn lại. Ví dụ tai có thể nghe âm thanh, cũng có thể nhìn thấy màu sắc, ngửi hương, nếm vị… và tị căn, thiệt căn, thân căn, ý căn cũng đều như thế.
Như trong thí nghiệm của giáo sư Lý Tự Sầm người Đài Loan, một số trẻ em đã được bịt mắt, chỉ cần dùng tay chạm vào tờ giấy bị che, mà có thể thấy được trên tờ giấy viết chữ gì. Có thể con người vốn được trang bị công năng này, chỉ có điều chúng ta ngày nay càng ngày càng phụ thuộc và quen với tiện nghi mà khoa học kỹ thuật mang tới cho mình, do đó dần dần con người mất đi bản năng này.
Như trong thí nghiệm của giáo sư Lý Tự Sầm người Đài Loan, một số trẻ em đã được bịt mắt, chỉ cần dùng tay chạm vào tờ giấy bị che, mà có thể thấy được trên tờ giấy viết chữ gì (Ảnh chụp màn hình)
Chúng ta hãy nhìn xem, tất cả mọi thứ của xã hội hiện đại đều chứa đầy các nhân tố khác nhau kích thích các giác quan. Con người thích xem những bộ phim kích động, nghe âm nhạc kích thích tình cảm mãnh liệt; về ăn uống thì chắc chắn phải kích thích đầy đủ các vị giác mới thấy thỏa mãn; trong tâm nghĩ toàn đều là những chuyện phiền não, bực dọc và đau lòng. Tâm và ngũ quan của chúng ta dường như đều bị phóng túng, thậm chí tới mức độ tê liệt. Đó nghĩa là lục căn bất tịnh.
Điều này có thể giải thích được rằng, vì sao người cổ đại so với con người hiện đại lại đặc biệt mẫn cảm. Bởi vì không có các sản phẩm 3C (máy vi tính, phương tiện liên lạc và sản phẩm điện tử gia dụng) kích thích giác quan con người, việc tu đạo trong xã hội trở nên rất thịnh hành, lúc nào cũng cần tịnh tâm.
Chúng ta đọc trong sách cổ có viết về cổ nhân, người tu luyện đều có thần thông, công năng đặc dị; bởi vì họ thực sự đạt được lục căn thanh tịnh. Có lẽ chỉ có như vậy, cái gọi là giác quan thứ sáu của con người mới có thể thực sự xuất hiện. Nói cách khác, nó cũng chỉ là một loại bản năng tiên thiên vốn có của con người, con người chỉ có thanh tịnh tâm của bản thân mới tìm lại được bản năng này, quay trở về bản tính tiên thiên, tìm được bản thân đích thực. Từ đó những năng lực và trí huệ lớn hơn mới có thể thể hiện ra cho chúng ta.
Nguồn: NTDVN
- Những khả năng đặc biệt của con người khiến khoa học phải “nể phục”
- Tại sao khi mệt mỏi chúng ta thường hay gặp ác mộng?
- Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại