Cùng đi tìm câu trả lời vì sao nữ nhân hậu cung trong lịch sử không hề có dung mạo xinh đẹp như trên màn ảnh nhỏ thời nay.
Khi xem phim “Như Ý Truyện” hay “Hoàn Châu Cách Cách”, không ít khán giả phải trầm trồ trước sắc đẹp của dàn phi tử và cách cách. Tuy nhiên, nữ nhân hậu cung trong lịch sử lại có thể khiến công chúng khó chấp nhận được.
Thái tử triều Thanh không lập từ trưởng tử mà chọn từ các anh tài xuất chúng trong hoàng tộc, đặc biệt là sau khi Hoàng đế Ung Chính lên ngôi, cách thức lập trữ quân bí mật đã được áp dụng và do đó vị trí của Hoàng hậu không còn được đề cao như tiền triều. Hoàng hậu sẽ được thái hậu chỉ định, Hoàng đế không được tự làm chủ trong vấn đề này.
Theo tiêu chuẩn tuyển chọn của những người đứng đầu triều Thanh, phẩm hạnh và địa vị gia tộc luôn được ưu tiên hàng đầu. Ngược lại, vẻ ngoài không phải là tiêu chí quan trọng nhất, như Diệp Hách Na Lạp thị có dung mạo vô cùng bình thường nhưng vì là cháu gái của Thái hậu Từ Hi nên cuối cùng đã trở thành Hoàng hậu Hiếu Định Cảnh của Hoàng đế Quang Tự.
Ngoài ra, có sự khác biệt giữa quan điểm thẩm mỹ của triều đình và dân gian. Tướng mạo của phi tử không nhất định phải đẹp lộng lẫy nhưng cần phải nghiêm trang, sang trọng và quý phái. Đặc biệt là thời nhà Thanh xem trọng phẩm giá và gia thế nhưng cũng không vì thế mà bỏ qua diện mạo, nữ nhân có gương mặt nhỏ hay cằm nhọn đều không được chấp nhận.
Trước khi phát minh ra kỹ thuật chụp ảnh, những bức ảnh hoàng gia bất luận là Hoàng đế hay phi tần hậu cung đều do các họa sĩ trong triều đình đảm nhận. Bởi vì những vị họa sĩ này đều là “làm công ăn lương”, lại còn bị “đe dọa” chém đầu, cho nên trong quá trình vẽ chân dung gia đình hoàng gia, họ đều phải thêm những nét vẽ “làm đẹp”. Chẳng hạn như, gương mặt của Hoàng đế Khang Hi trong bức vẽ chân dung sẽ được “chỉnh” để không còn mụn nữa.
Ngoài ra, những nữ nhân càng xinh đẹp càng thích “trưng ra” những hình ảnh lung linh của mình, và khó chịu với hình ảnh đẹp đẽ của kẻ khác. Ví dụ như Trân phi xinh đẹp được Hoàng đế Quang Tự nhất mực sủng ái, nhưng Thái hậu Từ Hi lại không thích điều này.
Cho nên sau khi hại chết Trân phi, Thái hậu Từ Hi đã ra lệnh tiêu hủy gần như toàn bộ ảnh của Trân phi, chỉ còn một vài bức ảnh để Hoàng đế Quang Tự ngắm nhìn để bớt nhớ nhung người quá cố.
Thái hậu Từ Hi, người được mệnh danh “nhan sắc không tuổi” cũng không quá nổi bật so với quan điểm thẩm mỹ hiện nay.
Trân phi, một trong những phi tần xinh đẹp nhất từng sống ở Cố Cung.
Câu trả lời cho thắc mắc nêu ra ban đầu chính là lòng đố kỵ. Là một nữ nhân, lại là một nữ nhân có quyền lực tối cao, chắc chắn Từ Hi Thái hậu sẽ không muốn để người khác ấn tượng về vẻ đẹp của một nữ nhân nào khác. Vì thế, việc hủy hoại bức ảnh đẹp, chỉ giữ lại những bức ảnh xấu xí của các phi tần được cho là một lý giải rõ ràng và hợp lý.
Nguồn: TT
- “Cỗ máy thời gian”? Cuộc phiêu lưu kỳ ngộ của các phi công trong Thế chiến II
- Tấm vải liệm Chúa Giêsu được xác minh là chân thực
- Bí ẩn hiện tượng rối loạn thời-không: Không gian khác có thực sự tồn tại? (P.1)