Trí tuệ cổ nhân: Nhà rộng ít người ở có phong thủy xấu

Ngày nay, rất nhiều người mơ ước được sở hữu một ngôi nhà rộng lớn và xa hoa. Nhưng trong lý luận phong thủy của người xưa thì những ngôi nhà quá rộng lại không tốt cho gia chủ. Nguyên nhân là vì sao?

Người xưa có câu: “Ốc đại nhân thiểu, thị hung ốc”, tức là ngôi nhà rộng lớn nhưng ít người ở thì ẩn tàng nguy hiểm. Lại cũng có câu rằng: “Ốc đại nhân thiểu thiết mạc trụ”, đại ý là nhà to người ít thì cũng giống như là không có người, là nhà hoang. Nếu nhìn lại các kiến trúc của người xưa, ngay cả nơi sinh hoạt của Hoàng đế, cũng có thể thấy những kiến trúc này đều “vừa ở”. Thậm chí phòng ngủ của các vị Hoàng đế đa phần đều chỉ nhỏ hơn 10m2. Vậy vì sao người xưa lại xem trọng điều này như vậy?

Một căn phòng ngủ tại Dưỡng Tâm Điện, nơi ở của các đời Hoàng đế trong Tử Cấm Thành. (Ảnh: Pierre Andre Leclercq, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)




Đạo lý này kỳ thực có thể giải thích một cách rất bình dân. Hãy lấy nguyên lý của máy điều hòa nhiệt độ làm ví dụ. Với những căn phòng 10m2, thì chỉ cần 15 phút đồng hồ bật điều hòa là phòng đã mát lạnh. Thậm chí sau khi tắt điều hòa thì căn phòng vẫn mát trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là bởi vì không gian nhỏ, năng lượng sẽ rất nhanh chóng lan tỏa và giữ được cũng lâu. Không gian càng nhỏ thì lại càng như thế.

Nhưng nếu chúng ta đặt chiếc điều hòa ấy vào trong một căn phòng rộng 100m2 thì nó sẽ bất lực, không đủ sức làm mát dù có chạy hết công suất trong một thời gian dài. Đây là vì năng lượng lan tỏa ra nhanh chóng bị mất đi, và mất đi nhanh hơn cả công suất của máy. Cho nên, chiếc điều hòa ấy có hoạt động liên tục thì ngôi nhà cũng không mát được. Lúc này cần một lượng lớn máy điều hòa để đáp ứng nhu cầu.

Mối quan hệ giữa ngôi nhà và con người cũng là như thế. Ngôi nhà càng lớn thì sẽ tiêu hao càng nhiều năng lượng của thân thể con người. Vì thế, ngôi nhà to nhỏ như thế nào thì số lượng người sống trong ngôi nhà đó cũng phải tỉ lệ thuận với nó. Nhà càng lớn thì càng cần nhiều người ở, nhân khí phải vượng, phải lớn thì mới phù hợp. Bởi vì nhà càng to càng rộng thì càng hút nhân khí. Ngược lại nhà chật chội mà lại nhiều người thì bản thân việc sinh hoạt ăn ở đã bất tiện, hơn nữa nhân khí quá nhiều thì lại khiến con người cảm thấy bức bí, không điều hòa được.




Những người có tuổi, nhất là người già, nếu ở trong một ngôi nhà rộng lớn mà không có người ở, sẽ cảm nhận thấy điều này rất rõ. Bản thân họ sẽ cảm thấy rất cô đơn, năng lượng dành cho việc bảo trì, quét dọn nhà cửa cũng khiến họ kiệt sức. Về mặt nhân thể học, khi một người dùng quá nhiều năng lượng để lấp đầy không gian rộng lớn của ngôi nhà thì thân thể sẽ bị tổn hại rất lớn. Khi cơ thể một người phải tiêu tốn năng lượng càng nhiều thì thể chất của người ấy cũng tự nhiên yếu đi. Biểu hiện bên ngoài của người này chính là mệt mỏi phờ phạc, khó tránh khỏi mắc sai lầm, khả năng phán đoán nhận định bị suy giảm, cảm xúc tiêu cực. Từ đó, những chuyện không hay, chuyện xui xẻo cũng liền theo nhau mà đến.

Lý luận này thể hiện rất rõ trong kiến trúc cổ của người xưa. Chẳng hạn có thể lấy các phòng sinh hoạt của Hoàng đế tại Tử Cấm Thành làm ví dụ.

Khi bước vào điện Dưỡng tâm và phòng đọc sách, phòng ngủ của Hoàng đế Ung Chính trong Cố Cung, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng phòng nghỉ của Hoàng đế không hề lớn hơn phòng của thường dân, cũng chỉ vẻn vẹn trong khoảng 10m2. Hơn nữa, trong khi ngủ còn buông hai lớp rèm nên không gian càng trở nên hẹp hơn.




Phòng ngủ của vị Hoàng đế cuối cùng triều Thanh. (Ảnh: Applepy/Shutterstock, Royalty-free stock photo)

Cố Cung là hoàng cung lớn nhất thế giới. Diện tích của nó lên tới 720.000 m2, có hàng nghìn căn phòng. Nhưng vì sao Hoàng đế lại sống trong một căn phòng nhỏ hẹp như vậy? Bởi vì về cơ bản, Hoàng đế mặc dù có thể được thiên phú cho một thể trạng nhất định, cũng có phúc phận, nhưng cơ thể của Hoàng đế cũng là cơ thể người thường. Ngoài ra, Hoàng đế còn phải bảo trì năng lượng bởi vì lịch sinh hoạt của một vị minh quân thời xưa kỳ thực là từ sáng sớm cho đến tối muộn, so với người nông dân làm việc ngoài đồng cũng không kém vất vả hơn. Các vị hoàng tử hoàng tôn cũng phải trải qua kỷ luật nghiêm khắc từ 3 giờ sáng đến 7 giờ tối. Quan lại cũng phải tuân theo lịch vào chầu, đôi khi phải bắt đầu đi kiệu vào từ nửa đêm.

Như vậy vì để giữ gìn thể lực, đạt được mục đích về sức khỏe và tuổi thọ, nên các vị Hoàng đế xưa cũng chỉ ở trong một không gian nhỏ như vậy.

Nếu có dịp tới thăm 10 viên lâm lớn nhất tại Tô Châu và 4 khu vườn nổi tiếng nhất tại Quảng Đông, người ta cũng có thể thấy rằng tuy những chủ nhân xưa kia rất giàu có nhưng phòng ngủ của họ lại nhỏ hẹp, chỉ khoảng 10m2.




Ngày nay, người ta thường ao ước có một ngôi nhà rộng, có một phòng ngủ xa hoa. Người giàu có thông thường cũng đều hướng đến việc ấy. Nhưng kết quả có thể nhiều người cũng cảm thấy, đó là họ rất khó ngủ, cơ thể không mắc bệnh này thì lại mắc bệnh khác, cả ngày uống thuốc bổ, nhưng vẫn cảm thấy không khỏe. Kỳ thực đều có nguyên do.


Xét về sâu xa thì đạo lý này cũng phù hợp với lý nhân quả và đạo trời. Người xưa đều giảng rằng phải tiết kiệm, phải biết “phúc bất tận hưởng”, bởi vì một người không tiết kiệm, không tiết chế, chỉ hưởng giàu sang phú quý mà không lo thủ đức, tích đức, đến khi dùng hết phúc báo thì điều chờ đợi phía trước sẽ là tai ương. Bởi vậy có câu cổ ngữ là: “Phúc hề họa sở ỷ”, phúc là nơi ẩn náu của mối họa.

Nguồn: TT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *