Theo mô tả trong “Kinh thánh”, nàng Eva đã ăn một loại “trái cấm” trong Vườn Địa đàng, và sau đó còn chia sẻ nó với chàng Adam. Mọi người luôn cho rằng “trái cấm” này là quả táo , nhưng thực ra “Kinh Thánh tiếng Do Thái” không nói rõ cụ thể, chỉ nói rằng đó là “trái cây”.
“Thiên đường” của họa sĩ người Áo Wenzel Peter ở thế kỷ 19, tại Bảo tàng Vatican. (Ảnh: flickr / faungg’s photos)
Theo Live Science, bản đầu tiên “Sáng thế ký” của cuốn “Kinh Thánh tiếng Do Thái”, đã mô tả câu chuyện này. Thượng Đế cảnh cáo Adam không được ăn trái của “cây biết thiện ác”, nhưng sau đó không lâu, một con rắn trong vườn đã xúi giục Eva ăn trộm nó. “Khi người đàn bà thấy cây đó trông vui mắt và rất ngon, hơn nữa còn là nguồn gốc của sự khôn ngoan, bèn hái trái ăn và cho chồng mình một ít, anh ta cũng ăn” (Sáng thế ký 3 : 6). Về loại trái cây, nó chỉ được mô tả là ‘quả trên cây’.
Rabbi Ari Zivotofsky, giáo sư khoa học não bộ tại Đại học Bar-Ilan ở Israel, cho biết: “Đó là tất cả. Không có điều gì cụ thể rõ ràng. Chúng ta không biết đó là loại cây gì, cũng không biết quả gì. Không có bằng chứng cho thấy nó là quả táo”.
Ông Zivotofsky nói rằng từ tiếng Do Thái được sử dụng trong phần này là “peri”, là một thuật ngữ chung cho trái cây trong cả Kinh Thánh và tiếng Do Thái hiện đại. Bên cạnh đó, trong năm cuốn sách đầu tiên, chữ táo của từ “tapuach” trong tiếng Do Thái hiện đại đều không xuất hiện trong “Sáng thế ký” hoặc “Kinh Thánh Do Thái”. (Nó thực sự xuất hiện trong các văn bản khác sau này của Kinh Thánh). Trong Kinh Thánh, “tapuach” có nghĩa là trái cây nói chung. Khi bình luận về Kinh Thánh tiếng Do Thái trong kinh điển Talmud cổ điển về tôn giáo, ông Zivotofsky họ đã đưa ra một số suy đoán về danh tính của loại trái cây bí ẩn, nhưng quả táo không phải là một trong số đó.
Vậy, nếu trái cấm không phải là táo thì nó là gì?
Một giả thuyết cho rằng quả này có thể là quả sung, vì trong Kinh thánh tiếng Do Thái, sau khi Adam và Eva đã ăn quả trên cây biết điều thiện và điều ác và nhận ra rằng mình trần truồng nên lấy lá sung che mình. Một số người nghĩ rằng đó là lúa mạch, bởi vì từ tiếng Do Thái có nghĩa là lúa mì “chitah” tương tự như từ ác “cheit”. Nho hoặc rượu vang làm từ nho là một khả năng khác. Một khả năng khác là cam quýt hoặc “citron” trong tiếng Do Thái (một loại trái cây có vị đắng ngọt giống chanh được sử dụng trong lễ kỷ niệm mùa thu Sukkot của người Do Thái).
Con rắn cám dỗ Adam và Eva, chi tiết trong tranh ‘Xe thồ cỏ’.
Ngược lại, táo thậm chí không đến từ Trung Đông mà đến từ Kazakhstan ở Trung Á. Làm thế nào mà nó lại đi vào tâm trí của hầu hết mọi người? Điều này có thể không bắt nguồn từ giáo lý của người Do Thái, mà là từ La Mã vào năm 382 sau Công Nguyên. Vào thời điểm đó, Giáo hoàng Damasu I đã nhờ một học giả tên là Jerome dịch Kinh Thánh sang tiếng Latinh. Jerome đã dịch từ “peri” trong tiếng Do Thái sang “malum” trong tiếng Latinh.
Từ tiếng Latinh “[malum]” dịch sang tiếng Anh là quả táo, cũng đại diện cho bất kỳ loại trái cây nào có hạt ở giữa và thịt quả xung quanh. Theo từ điển từ nguyên trực tuyến, quả táo có nghĩa chung này cho đến thế kỷ 17. Jerome có thể đã chọn từ “malum” có nghĩa là trái cây, bởi vì từ này cũng có thể có nghĩa là xấu xa, chỉ quả mê hoặc con người phạm tội trọng đại.
Đồng thời, những bức tranh và những tác phẩm nghệ thuật tái hiện trái táo là trái cấm. Đối với các nghệ sĩ, trái cây không thể thuần túy chung chung. Họ cần phải thể hiện một loại trái cây cụ thể, nhưng không phải lúc nào cũng là táo: có lúc họ thể hiện loại trái cây đó là quả bưởi (như bức họa “Tế đàn Ghent” của Hubert và Jan Van Eyck năm 1432), quả mơ (trong “Eva bị rắn mê hoặc” của Defendente Ferrari năm 1520-25), và trái lựu (trong “Sự sa đọa của con người” của Peter Paul Rubens năm 1628-29).
Tuy nhiên, vào thế kỷ 16, ngày càng nhiều người chọn quả táo. Cả hai bức tranh năm 1504 của họa sĩ Đức Albrecht Dürer và bức tranh năm 1533 của họa sĩ Đức Lucas Cranach the Elder đều vẽ trái cấm là táo. Trong sử thi “Thiên đường đã mất” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1667, nhà thơ người Anh John Milton đã sử dụng từ “quả táo” hai lần để chỉ trái cấm .
Nhưng quả táo trong “Thiên đường đã mất” có phải thực sự là quả táo mà chúng ta ngày nay ăn hay không? Hay nó phiếm chỉ chung là một loại trái cây nhiều thịt với hạt ở giữa? Trong đó có ít nhất một số nghi vấn. Milton hình dung Eva khẽ cắn, người lâng lâng, rất thơm, mọng nước và ngọt vô cùng. Những tính từ này khiến người ta liên tưởng đến quả đào.
Có một loại cây Franken, ngày nay chiết ra có thể sinh ra 40 loại trái cây, vào thời Kinh Thánh thì trái cây đó không tồn tại, nhưng nếu nó tồn tại vào thời điểm đó, nó có thể là lời giải cho bí ẩn này.
Nguồn: NTDVN – Theo SOH
- Những lần quái vật Bigfoot huyền thoại lộ diện khiến dân tình ớn lạnh sống lưng
- Trăng máu ngày 26/5/2021 là dấu hiệu của thảm họa đổ máu?
- Sau vụ nổ bí ẩn: Tất cả quần áo trên thân người sống lẫn người chết đều biến mất, mình trần như nhộng