Tháng 11 năm ngoái trong một buổi thông cáo báo chí, Trường Cao học Quốc tế (SISSA) ở Trieste, Ý, đã công bố nghiên cứu mới về các lỗ sâu (wormhole) trong Dải Ngân Hà.
Ảnh mô tả một lỗ giun cho phép tàu vũ trụ đi qua (Shutterstock)
SISSA cho hay ở giữa Dải Ngân Hà có khả năng tồn tại một lỗ sâu đủ lớn và ổn định để một phi thuyền có thể bay vào. “Theo lý thuyết, Hệ Ngân Hà có thể là một ‘hệ thống vận tải thiên hà’”.
Trước đây, các nhà khoa học nghĩ rằng các lỗ sâu vũ trụ chỉ có kích thước bằng lỗ kim. Nhưng khám phá này đã chỉ ra rằng có thể tồn tại các lỗ sâu kích thước lớn – giống lỗ sâu trong phim “Hố đen tử thần” (năm 2014). Và lỗ sâu lớn như vậy không chỉ tồn tại ở trung tâm Dải Ngân Hà của chúng ta, mà còn tồn tại ở các thiên hà khác có điều kiện tương đồng. Chưa có lỗ sâu nào được tìm thấy, nhưng về mặt lý thuyết thì có thể tồn tại một cái ở đó.
Trong bản thông cáo báo chí, giáo sư Paulo Salucci đã giải thích rằng: “Nếu chúng ta kết hợp bản đồ vật chất tối trong Ngân Hà với mô hình Big Bang mới nhất để giải thích vũ trụ, và giả thuyết rằng có tồn tại các đường hầm thời gian – không gian, thì kết luận là Ngân Hà của chúng ta có thể thật sự chứa một trong những đường hầm này, và đường hầm này thậm chí có kích thước bằng chính kích thước của Ngân Hà.”
Ông nói tiếp: “Nhưng hơn thế, chúng ta thậm chí có thể du hành qua đường hầm này, vì theo tính toán chúng tôi, đường hầm này cho phép vật chất di chuyển qua nó.”
Lý thuyết này dẫn đến cần phải nhìn nhận lại chi tiết rằng vật chất tối chính xác là gì. Các nhà khoa học đã giả thuyết rằng vật chất tối – loại vật chất bí ẩn tạo nên phần lớn vũ trụ, có thể được giải thích bằng các hạt neutralino (một hạt giả định theo lý thuyết siêu đối xứng). Nhưng các hạt neutralino này vẫn chưa được tìm thấy. Salucci nói nên xem xét các giả thuyết thay thế: “Vật chất tối có thể nằm ở ‘một chiều không gian khác’, thậm chí có thể là một hệ thống vận tải thiên thể khổng lồ. Dù trong bất cứ trường hợp nào thì chúng ta cần thật sự đặt câu hỏi vật chất tối là gì.”
Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí Annals of Physics tháng 11 năm ngoái.
‘Khoảng trống’ khổng lồ trong không gian có thể nối với một vũ trụ khác.
Đi theo hướng của chòm sao Eridanus, cách hành tinh chúng ta 6 đến 10 tỷ năm ánh sáng là một bức tường hư không khổng lồ.
Một khoảng trống trong không gian dài 1 tỷ năm ánh sáng khiến các nhà khoa học bối rối khi nó được khám phá vào năm 2007 – sau đó một khoảng trống khác trải dài trên 3,5 tỷ năm ánh sáng được phát hiện năm 2009. Rõ ràng những khoảng trống này không thể được giải thích dựa trên các hiểu biết hiện tại về cấu trúc và sự tiến hoá của vũ trụ.
Cách xa Trái Đất khoảng 6 đến 10 tỷ năm ánh sáng, vũ trụ dường như bị rơi vào một khoảng trống khổng lồ (Ảnh tạo hình một khoảng trống của Shutterstock)
Người ta cho rằng các khoảng trống nhỏ hơn được tạo nên bởi lực hấp dẫn sau vụ nổ Big Bang. Nhưng các khoảng trống này không thể được tạo ra ngay sau sau vụ nổ Big Bang, chúng phải mất thời gian lâu hơn nhiều để hình thành.
Một nghiên cứu trên New Scientist giải thích rằng các khoảng trống này không chứa các thiên hà hay các cụm sao, và bản đồ sóng hạ âm chỉ ra rằng khoảng trống Eridanus khá lạnh lẽo, cho thấy nó thiếu vật chất tối.
“Ngành vũ trụ học hiện nay không thể giải thích sự tồn tại của một lỗ hổng vũ trụ khổng lồ như vậy,” bà Laura Mersini-Houghton, phó giáo sư vũ trụ học và vật lý lý thuyết ở đại học North Carolina nói trên tạp chí New Scientist. Bà lập luận rằng: “Các khoảng trống đó là dấu vết không thể nhầm lẫn của các vũ trụ khác nằm bên ngoài vũ trụ của chúng ta.”
Các nhà thiên văn học đưa ra giả thiết về các khoảng trống nhưng lại không đạt được một kết luận nào. Cho nên nó vẫn là một bí ẩn.
Cho tới nay, vũ trụ con người biết được có chiều ngang khoảng 93,5 tỷ năm ánh sáng, nghĩa là một khoảng trống có kích thước 3,5 tỷ năm ánh sáng chiếm 3% kích thước của vũ trụ.
‘Chưa có ai từng nhìn thấy một lỗ hổng như vậy’
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (EPA) đã nghiên cứu một đám mây khí phản xạ ánh sáng có tên là NGC 1999 bằng kính viễn vọng Herschel vào năm 2010, và có một khám phá ngoài mong đợi. Một khoảng trời mầu đen nằm bên cạnh NGC 1999 được kì vọng là một đám bụi và khí dày đặc ngăn chặn ánh sáng. Nhưng thực chất nó là một lỗ hổng không giống với bất cứ lỗ hổng nào từng được nhìn thấy trước đây.
NGC 1999 và lỗ hổng đang nở ra (ảnh của STScI, NASA)
Các nhà khoa học giải thích tại một thông cáo báo chí, “Mắt hồng ngoại của kính Herschel được thiết kế để nhìn sâu vào các đám mây khí như vậy. Ở đây, hoặc là đám khí đó vô cùng dày đặc hoặc có gì đó không bình thường.”. Các nghiên cứu tiếp theo đã khám phá ra rằng khu vực đó thực sự là trống không. “Điều gì đó đã để lại một lỗ hổng xuyên qua đám khí đó,” EPA cho biết.
“Chưa ai từng nhìn thấy một lỗ hổng như vậy,” Tom Megeath từ đại học Toledo nói trong thông cáo báo chí. Các tia khí nhỏ từ một số ngôi sao trẻ gần đó hoặc bức xạ từ một ngôi sao già có thể đã đâm thủng lớp bụi và khí của NGC 1999.
Nguồn: DKN – Theo Tara MacIsaac, Epoch Times
- Câu chuyện về 5 bức ảnh chụp các nàng tiên nhỏ ở Cottingley
- Nhà phẫu thuật nổi tiếng: Bằng chứng cho thấy linh hồn rời cơ thể trong trải nghiệm cận tử
- Bí ẩn tượng Nhân Sư: Điều gì đã xảy ra 13.000 năm trước?