Tại sa mạc Atacama – sa mạc khô cằn nhất thế giới thuộc Chile, người ta đã tìm thấy một bộ xương tí hon hoàn chỉnh dài vẻn vẹn 13cm. Liệu đây có phải xác ướp 1 thai nhi ? 1 người bị ảnh hưởng của phóng xạ ? hay xác ướp 1 người tí hon ? Chúng ta hãy đi tìm câu trả lời cùng các nhà khoa học.
Xác ướp được tìm thấy ở sa mạc Atacama – sa mạc khô cằn nhất thế giới thuộc Chile
1 người đàn ông tên Oscar Munoz đã tìm thấy xác ướp này
Bộ xương này sau đó được bán lại cho 1 người Tây Ba Nha – người đứng đầu 1 tổ chức nghiên cứu UFO
Xác ướp đã được các nhà khoa học nghiên cứu cẩn thận. Họ đã xét nghiệm nhiều mẫu DNA chất lượng cao, chụp XP và CT xác ướp
Kết quả các kiểm tra và xét nghiệm cho thấy rõ ràng các cơ quan nội tạng như phổi và tim. Chỉ có điều xác ướp khô quắt lại vì nó nằm trong sa mạc khô cằn nhất thế giới
Xác ướp chỉ có 10 xương sườn ít hơn so với 12 xương sườn ở người, và nếu so sánh tỉ lệ cơ thể thì xác ướp có phần đầu quá to so với phần thân. Phía sau bên phải hộp sọ có 1 vết nứt lớn, đây có thể là nguyên nhân gây tử vong.
Liệu đây có phải xác ướp của 1 bào thai. Không phải vậy. Bởi các mảnh xương phát triển khá đầy đủ. Mẫu vật cũng có 1 chiếc răng hàm phát triển đầy đủ ở khu vực xương hàm, điều này không phù hợp với 1 bào thai. Thông thường trẻ em phải 25-30 tháng mới mọc răng hàm. So sánh về cấu trúc xương của mẫu vật với bào thai cũng có nhiều khác biệt..
Trái : Xác ướp. Giữa : Bào thai người. Phải : Trẻ em mới sinh
Dựa trên sụn tăng trưởng ở đầu gối của mẫu vật, các nhà khoa học đã kết luận xác ướp có tuổi thọ khoảng 6-8 tuổi
Nguồn: KH