Các nhà thám hiểm đã phát hiện ra một loại khoáng thể tự nhiên đặc biệt trong hang động Xiniuyan ở huyện Vũ Tuyên, khu tự trị Quảng Tây.
Cấu trúc mây hang động hiếm thấy ở Quảng Tây. (Ảnh: Chen Lixin)
Theo báo cáo của Viện Địa chất Karst thuộc Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc vào hôm 2/7, “đám mây hang động” có diện tích 300m2 và được chia thành 7 vũng, mỗi vũng có hình dạng của quả bí ngô hoặc ổ bánh mì. Bản thân hang động Xiniuyan có chiều dài 2.754 m với địa hình thoai thoải.
“Đây mới là đám mây hang động thứ hai được phát hiện ở Trung Quốc, sau hang Jingua ở huyện Đan Trại, tỉnh Quý Châu”, Zhang Yuanhai, một kỹ sư cấp cao tại Viện Địa chất Karst, cho biết. “Điều kiện hình thành của các đám mây hang động rất khắc nghiệt. Đá xung quanh hang chủ yếu là dolomite và các hang động karst được hình thành bởi dolomite không phổ biến”.
Karst là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Huyện Vũ Tuyên là khu vực phân bố địa hình karst điển hình ở miền trung Quảng Tây, nơi rất giàu tài nguyên cảnh quan như hang động karst, rừng đỉnh núi, đất ngập nước, sông và hồ.
Đám mây hang động trong hang Xiniuyan bao gồm 7 vũng có hình dạng như quả bí ngô hoặc ổ bánh mì. (Ảnh: Chen Lixin)
Nằm cách trung tâm huyện khoảng 20km, hang động Xiniuyan đã được phát hiện vào những năm 1990, nhưng đây là lần đầu tiên một đám mây hang động được tìm thấy ở đó.
Nhóm thám hiểm bao gồm các chuyên gia từ Trung Quốc và Pháp đã tiến hành khảo sát địa hình và cảnh quan núi đá vôi của hang động, đồng thời kiểm tra mức độ an toàn bên trong. Các nghiên cứu của họ đã cung cấp một điểm tham chiếu khoa học mạnh mẽ cho quá trình mở rộng, sử dụng và phục hồi hang động sau này.
Nguồn: KH
- Cuộc chạm trán người ngoài hành tinh gây chấn động Kōfu, Nhật Bản
- Mỹ: Bão mang đến dị tượng, xuất hiện bầu trời xanh lá cây
- Khoa học Trung Quốc cổ đại: Bí ẩn của các con số