Bộ cổ vật Ai Cập cho biết đã tìm thấy ngôi đền thờ nữ hoàng Ai Cập Nearit trong một khu lăng mộ Ai Cập cổ đại tên là Saqqara ngay bên cạnh kim tự tháp của chồng bà, Pha-ra-ông Teti, người trị vì Ai Cập từ năm 2.323 – 2.291 trước CN.
Một bản sao dài 4 mét của chương 17 của cuốn ‘Tử thư’ đã được tìm thấy trong các hầm chôn cất. Cuốn ‘Tử thư’ giúp hướng dẫn người đã khuất đến được với thế giới bên kia. (Hình ảnh: Wikipedia)
Ngôi đền được làm bằng đá, có ba nhà kho xây bằng gạch bùn phía đông nam, dùng làm nơi chứa lễ vật dâng lên Pha-ra-ông và Hoàng hậu.
Ở gần kim tự tháp, các nhà khảo cổ Ai Cập tìm thấy một loạt các hầm mộ chứa hài cốt của những người đã sống trong các triều đại 18 và 19 của Ai Cập (năm 1.550-1.186 trước CN). Những nghi lễ mai táng này có thể là một phần trong nghi lễ của một triều đại thờ cúng Teti sau khi vị Pha-ra-ông này qua đời.
Có vẻ triều đại này đã tồn tại trong hơn một thiên niên kỷ, thể hiện qua việc nhiều người vẫn muốn được chôn cất gần kim tự tháp của Pha-ra-ông. Cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra hơn 50 quan tài bằng gỗ trong các trục hầm mộ này cùng với rất nhiều đồ vật, theo Livescience.
“Tử thư’” trong văn hóa Ai Cập
Một trong những cổ vật hấp dẫn nhất được tìm thấy ở trục lăng mộ này là một tấm giấy cói dài gần 4 mét, có chứa Chương 17 của cuốn Tử thư (Book of the Dead), một bản viết tay của người Ai Cập cổ đại dùng để hướng dẫn người đã khuất trên hành trình sang thế giới bên kia. Chủ nhân của cuốn Tử thư là Pwkhaef, tên của ông cũng được viết trên đó, cuốn sách này được tìm thấy trong một trong những quan tài bằng gỗ và bên cạnh bốn bức tượng nhỏ của shabti, nghĩa là để phục vụ những người đã khuất ở thế giới bên kia.
Dù các nhà khoa học hiện nay còn đang phân tích văn bản của chương 17 nguyên gốc, thì nhiều bản sao của chương 17 đã xuất hiện có nội dung là một loạt các câu hỏi và câu trả lời – nội dung có thể là giả, nhưng mục đích là trợ giúp những người đã khuất trên đường sang thế giới bên kia. Nội dung bản gốc và bản sao có giống nhau hay không, chúng ta vẫn phải chờ xem.
Bia đá vôi
Bên trong các hầm mộ, nhóm khảo cổ còn phát hiện ra một tấm bia đá vôi thuộc về một người đàn ông tên là Khaptah, được cho là người giám sát cỗ xe quân sự của Pha-ra-ông, và vợ ông là Mmwtemwia.
Phần trên của tấm bia cho thấy cặp đôi bày tỏ lòng kính trọng đối với Osiris, vị thần cai quản Thế giới bên kia của Ai Cập, trong khi phần dưới cùng cho thấy cặp vợ chồng đang ngồi với sáu đứa con trước mặt họ. (Tín dụng hình ảnh: antiquities)
Phần trên của tấm bia có nội dung bày tỏ lòng tôn kính của cặp đôi với thần Osiris – vị thần cai quản thế giới bên kia của người Ai Cập. Phần dưới có khắc hình ảnh cặp vợ chồng ngồi trên ghế với sáu đứa con của mình trước mặt. Ba người con gái được khắc đang ngồi, và ngửi hoa sen, trong khi ba người con trai đang đứng.
Các nhà khảo cổ không chắc chắn Khaptah đã phục vụ cho vị Pha-ra-ông nào. Có thể ông đã phục vụ Ramesses II (trị vì từ năm 1.279-1.213 trước CN), một vị Pha-ra-ông nổi tiếng với các chiến dịch quân sự nhằm bành trướng đế chế Ai Cập tới tận miền bắc Syria. Có một dòng chữ trên tấm bia cho biết hai người con của Khaptah được đặt tên theo tên của các thành viên trong gia đình Ramesses II. Một trong những người con gái của Khaptah được đặt tên là Nefertari (trùng tên với vợ cả của Ramesses II), còn một trong những người con trai của ông có tên là Khaemweset (cùng tên với một trong những con trai của Ramesses II), theo Livescience.
Bàn chơi cờ và xác ướp
Những khám phá khác trong các hầm chôn cất gần kim tự tháp bao gồm một chiếc rìu bằng đồng, bàn chơi cờ, tượng thần Osiris và một số xác ướp, bao gồm cả xác ướp của một người phụ nữ có vẻ qua đời do mắc bệnh sốt Địa Trung Hải, một chứng rối loạn di truyền gây sốt tái phát với viêm bụng, khớp và phổi.
Một ngôi đền dành riêng cho Anubis – vị thần nghĩa trang – cũng được tìm thấy gần các trục chôn cất, và các bức tượng thần.
Nhóm nghiên cứu Ai Cập thực hiện khám phá này bao gồm các nhà khảo cổ học từ Bộ cổ vật Ai Cập và Trung tâm Ai Cập học Zahi Hawass tại Bibliotheca Alexandrina.
Nguồn: DKN
- Bí ẩn chưa có lời giải của Ai cập cổ đại-căn phòng bí mật của đại kim tự tháp
- Không chỉ kim tự tháp,Ai cập còn tồn tại một mê cung bí ẩn mà chưa ai biết đến
- Tiết lộ cỗ máy bảo vệ kim tự tháp và trí thông minh tuyệt đỉnh của người Ai cập cổ