Một chiếc mặt nạ cổ siêu mỏng vừa được tìm thấy ở Florida nước Mỹ. Các chuyên gia cho biết nó là một chiếc mặt nạ rất cổ, rất hiếm, có thể là manh mối cho thấy trình độ siêu việt của người tiền sử trong việc luyện kim, đồng thời thay đổi cách nhìn của chúng ta về các nền văn minh cổ đại.
Theo kênh truyền hình Fox Orlando, những thợ săn kho báu thuộc công ty Exploration Corporation đã khai quật được báu vật này trên bờ biển Melbourne tại bang Florida nước Mỹ. Người ta nói rằng sự tồn tại của nó cho thấy khả năng Đồng thời, nó cũng minh chứng rằng một kho báu cổ đại khổng lồ trị giá khoảng 5,5 tỷ đôla có thể đang nằm đâu đó gần bờ biển này.
Tiến sĩ Michael Torres và chiếc mặt nạ 10.000 tuổi. (Ảnh qua Florida Today)
Chiếc mặt nạ được cho là thuộc về một nền văn hóa cổ đại tiền Inca và được dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Rất có thể nó được tạo ra theo khuôn mặt của thần Viracocha, một trong những vị thần quan trọng nhất của người Inca Nam Mỹ.
Thần Viracocha là vị Thần Sáng Thế vĩ đại trong các truyền thuyết tiền Inca và Inca tại khu vực dãy núi Andes ở Nam Mỹ.
Các truyền thuyết kể lại rằng Thần Sáng Thế đã hiện lên từ Hồ Titicaca để mang ánh sáng tới cho thế gian đang tăm tối. Thần Viracocha đã tạo ra Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao. Ngài cũng tạo ra con người bằng cách thổi sự sống vào các tảng đá. Tuy vậy, sinh mệnh được tạo ra lại là những người khổng lồ không có trí khôn. Ngài không vừa lòng với họ và đã hủy đi bằng một trận đại hồng thủy rồi tạo ra những sinh mệnh thông minh hơn từ những tảng đá nhỏ hơn.
Chiếc mặt nạ được phát hiện ra bằng máy dò kim loại và được cho là có niên đại từ 10.000 tới 12.000 năm trước. Nó chỉ mỏng như một tờ giấy.
Cận cảnh chiếc mặt nạ bí ẩn của người Peru. (Ảnh qua Florida Today)
Hiện các chuyên gia đang phân tích chiếc mặt nạ, họ cho rằng nó đã từng được phủ vàng và đồng. Phép phân tích X Ray còn cho thấy chiếc mặt nạ có chứa Iridium, một kim loại hiếm có nguồn gốc ngoài Trái đất, và được các nghệ nhân cổ đại tách ra từ thiên thạch khoảng 10.000 năm trước đây.
Đây là một thông tin khiến các nhà khảo cổ vô cùng kinh ngạc bởi Iridium là một kim loại cực kỳ hiếm trên Trái đất. Nó là một kim loại cứng, màu trắng bạc thuộc nhóm platin (PCM) với đặc điểm nổi bật là kháng ăn mòn tốt nhất, thậm chí là ở nhiệt độ cao khoảng 2000°C.
Iridi không tồn tại dưới dạng nguyên chất trong tự nhiên, có nhiệt độ nóng chảy cao và rất khó gia công. Mãi đến năm 1803 nhà hóa học Smithson Tennant mới tìm ra nó. Vậy bằng cách nào những thợ thủ công 10.000 năm trước lại có thể chiết luyện và đúc lên một chiếc mặt nạ tinh xảo đến như thế?
Chia sẻ về phát hiện độc đáo này, Tiến sỹ Michael Torres, người tìm ra chiếc mặt nạ nhận định: “Đây là một trong những bằng chứng có niên đại lớn nhất cho thấy khả năng của con người trong luyện kim và sử dụng Iridium. Nó có thể thay đổi cách chúng ta nhìn nhận nền văn hóa Peru cổ đại”.
Được biết, chiếc mặt nạ này đã bị những kẻ trộm mộ người Tây Ban Nha lấy đi và rất có thể chỉ là một trong rất nhiều những đồ tạo tác đã bị đánh cắp rồi chuyển lên tàu chở về Tây Ban Nha. Tuy vậy, kho báu chưa bao giờ đặt chân được tới châu Âu, vì con tàu ‘La Concepcion’ chở nó đã bị đắm trong một trận bão năm 1715.
Nguồn: TH
- Đồ tạo tác cho thấy người Maya cổ đại đã tiếp xúc với người ngoài hành tinh?
- Oumuamua: Vật thể bí ẩn có thể là vệ tinh của người ngoài hành tinh
- 5 kim loại đắt nhất hành tinh: Kim cương không có chỗ