Vào những năm 1930, một nhóm các nhà khảo cổ đi vào sâu trong rừng nhiệt đới để tìm kiếm tàn tích của nền văn minh Maya. Tuy nhiên, họ không tìm thấy di tích nào mà bất ngờ phát hiện ra rất nhiều đường hầm.
Tìm thấy 10.000 đường hầm 13.000 tuổi: Không phải do người, tác giả là loài khổng lồ này – Ảnh 1.
Số đường hầm này phân bố ở Brazil và Argentina. Các đường hầm này dường như không có tiêu chuẩn thống nhất nào, chúng có kích thước và độ sâu khác nhau. Sau đó, ngày càng có nhiều đường hầm được tìm thấy, số lượng này đã vượt quá 10.000.
Trong khi đi tìm kiếm tàn tích của người Maya, nhóm khảo cổ vô tình phát hiện ra vô số đường hầm có niên đại 13.000 năm tuổi. (Ảnh: Baidu)
Sự giống nhau đến bất ngờ
Trong số hàng nghìn đường hầm được phát hiện, đường hầm nổi tiếng nhất được phát hiện ở Brazil vào năm 2010 bởi Heinrich Frank, một nhà địa chất học người. Khi lái xe qua xa lộ Novo Hamburgo, Frank tình cờ phát hiện ra một cái lỗ khổng lồ tại khu vực xây dựng dọc đường. Theo ước tính của ông thì đường kính của cái lỗ lên tới 1m. Sau khi Frank kiểm tra cái lỗ thì ông đã tìm thấy một đường hầm dài tới 10 km.
Khi đi vào sâu hơn, ông nhận ra rằng đây không phải chỉ có một mà là tập hợp của một nhóm nhiều đường hầm được kết nối với nhau tới 1 con đường chính. Bất ngờ hơn, nhóm đường hầm này dường như có từ rất lâu, ước tính niên đại không nhỏ. Vì vậy, các nhà khoa học quyết định tiến hành một cuộc điều tra quy mô lớn và những gì họ khám phá ra đã gây ra một cú sốc lớn. Họ đã phát hiện ra điều gì?
Đi sâu vào bên trong đường hầm, nhà địa chất phát hiện ra nó còn phân ra rất nhiều nhánh khác. (Ảnh: Baidu)
Sau khi sử dụng cách xác định niên đại bằng carbon phóng xạ, các nhà khoa học cho biết đường hầm này đã 13.000 năm tuổi. Một số đường có chiều dài tới hàng km, có đoạn dài hàng chục mét nhưng có đoạn dài tới nghìn mét. Đường hầm chính đo được chiều cao khoảng 1,8 m và rộng từ 0,9 đến 1,5 m. Theo ước tính của họ, phải đào tới 4.000 tấn đất đá mới có thể tạo được những đường hầm như vậy.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học tiếp tục tìm thấy thêm hơn 1.500 đường hầm khác nữa ở Rio Grande do Sul. Trong đó, các đường hầm này phân thành nhiều nhánh khác nhau và một số đoạn sâu tới hàng trăm mét. Ban đầu, họ cho rằng những đường hầm này là quà tặng của thiên nhiên và được hình thành một cách tự nhiên. Thế nhưng, quan điểm này đã bị lật đổ ngay sau khi nó được nêu ra.
Nhóm đường hầm này có quy mô rất lớn, chiều dài khác nhau nhưng chiều cao và rộng khá tương đồng dù tìm thấy ở Brazil hay Argentina. (Ảnh: Baidu)
Thứ nhất, quy mô của các đường hầm này lớn bất thường. Mặc dù chiều dài của các đường hầm ở Brazil và Argentina khác nhau nhưng chiều cao và chiều rộng lại giống nhau. Nếu như chúng được hình thành tự nhiên thì dưới sự xói mòn của nước mưa hoặc các tác động ngoại lực khác sẽ không thể có kích thước đồng đều như vậy được.
Thứ hai, mặt trong của những đường hầm này có dấu vết đào bới. Không những thế, chúng còn rất nhẵn, không bị rỗ những lỗ to, như thể ai đó đã dùng những dụng cụ thô sơ như xẻng để đẽo gọt vậy. Nhìn cấu trúc tổng thể của chúng rất phức tạp, các nhà khoa học cho rằng cụm đường hầm này không thể hình thành tự nhiên. Hơn nữa, những đường hầm này đều có nét độc đáo riêng.
Mặt trong của đường hầm có dấu vết đào bới nhưng rất nhẵn. (Ảnh: Baidu)
Chúng được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Nam Mỹ và họ không tìm thấy đường hầm nào tương tự ở những khu vực khác. Có vẻ như những đường hầm này chỉ có thể được hình thành ở Nam Mỹ. Như vậy, nếu đường hầm được hình thành tự nhiên thì chúng có thể được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới tương tự ở những nơi khác.
“Sản phẩm” của người Maya hay UFO?
Do đó, sau khi loại trừ nguyên nhân tự nhiên, các nhà khoa học đã tin rằng đường hầm này là thành quả của người xưa tạo ra.
Ban đầu, họ cho rằng người Maya đã tạo ra những đường hầm này. Tuy nhiên, về thời gian xây dựng cũng như phong cách của các đường hầm này không khớp với nền văn minh Maya. Các thổ dân của châu Mỹ vốn thích sống ở nơi cao hơn là ở những nơi thấp và ẩm ướt như các đường hầm này. Ngoài ra, người Maya chủ yếu là làm nông nghiệp, họ không phát triển công nghiệp luyện sắt nên việc đào đường hầm với quy mô lớn như vậy rất khó xảy ra. Hơn nữa, các nhà khoa học không tìm thấy dấu vết của tóc, thức ăn hay phân của loài người.
Các nhà khoa học cho rằng đường hầm cổ này là do người Maya hoặc người ngoài hành tinh tạo nên. (Ảnh: Baidu)
Vậy, nếu những đường hầm này không phải do con người tạo ra thì chúng có nguồn gốc từ đâu? Liệu chúng có phải là “sản phẩm” của người ngoài hành tinh hay “thế lực” khác?
Vào năm 2010, Amilka Adam, một nhà địa chất người Brazil đã quyết định vén bức màn bí mật của nhóm đường hầm này. Sau khi kiểm tra kỹ mặt trong của đường hầm, Adam nhận thấy các dấu vết đào bới có sự giống nhau nhất định, đều là dấu vết móng vuốt 3 ngón của một loài động vật nào đó. Những vết đào này đều đặn và có thể theo dõi được. Chúng phân bố dày đặc và trọng tâm của vết lõm thường rơi vào nửa đầu.
Nếu là tác dụng xói mòn của dòng nước thì chúng phải tương đối cân bằng, vậy ngoại lực nào có thể gây ra vết xước như vậy? Một số chuyên gia có kinh nghiệm đặt đối tượng nghi ngờ là động vật. Họ đã tiến hành so sánh dấu vết này với các sinh vật cổ đại cùng thời, các nhà cổ sinh vật học cuối cùng đã đi đến kết luận rằng “người” xây dựng đường hầm là những con lười đất khổng lồ.
Sự thật là “tác giả” của những đường hầm kỳ lạ này là những con lười đất khổng lồ. (Ảnh: Baidu)
Lười đất khổng lồ sống ở Nam và Trung Mỹ trong các kỷ nguyên Miocen và Pleistocen, cách đây từ 10 triệu đến 10.000 năm. Lười đất khổng lồ có tên khác là Megatherium, trong tiếng Hy Lạp nghĩa là thú lớn. Lười đất khổng lồ cao 5,5 mét là một trong những sinh vật có vú lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất. Chúng có thể đứng bằng hai chân nếu cần thiết.
Quái vật thời tiền sử này nặng 4 tấn, to lớn như con voi ngày nay và sở hữu móng vuốt lớn. Móng của chúng dài tới hơn 40 cm và rất cứng, đây cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp những con lười tìm kiếm thức ăn và đào bới. Lười đất khổng lồ này thường sống thành nhóm, nhưng cũng có thể chúng chỉ sống đơn độc trong hang. Từ không gian và thời gian sống của lười đất khổng lồ, có thể thấy, chúng chính là “tác giả” của những đường hầm được tìm thấy ở Brazil và Argentina.
Nhưng, vì sao những con lười đất khổng lồ “xây” đường hầm?
Theo lý giải của các nhà khoa học, những con lười đất khổng lồ đào các đường hầm này là để giữ ấm. (Ảnh: Baidu)
Để lý giải cho việc này, chúng ta hãy cùng quay lại thời đại sống của những con lười đất khổng lồ. Những con vật này từ lâu đã sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ. Sở dĩ, chúng sinh sống ở đây bởi nhiệt độ cao hơn giúp chúng giữ ấm tốt hơn. Tuy nhiên, kỷ Pleistocen hay còn gọi là kỷ băng hà cuối cùng đã khiến cho nhiệt độ Trái đất giảm đi đáng kể.
Những con lười đất không lồ vốn quen sống ở vùng nhiệt đới chính là loài động vật đầu tiên gặp rắc rối với sự thay đổi này. Chúng không có bộ lông đủ dày và dài nên chỉ có thể chọn giữ ấm bằng cách đào đường hầm. Chúng đào đường hầm ngày càng chia nhánh và sâu hơn là để có thêm nơi trú ẩn cho những con cùng loài. Và để hoàn thành công việc này, chắc chắn chúng đã hợp lại cùng nhau đào bới. Ngoài ra, mốc thời gian và dấu vết móng vuốt 3 ngón trùng khớp với loài lười đất khổng lồ chính là những bằng chứng thuyết phục nhất khẳng định chúng đã tạo ra những đường hầm đặc biệt này.
Nguồn: SH
- Sách cổ Trung Quốc ghi chép vụ UFO ngoài hành tinh “bắt cóc” con người
- 100 năm trước, nhà tiên tri “vô danh” đã dự đoán chính xác về 2 cuộc Thế chiến khiến người ta kinh ngạc
- Gia Cát Lượng và 2 lời tiên tri lạ lùng, chuẩn xác đến từng chữ