Một tiểu hành tinh lớn gấp đôi tháp Big Ben đang bay hướng về phía chúng ta trong tương lai gần, khả năng va chạm với Trái đất là có thể.
Trang Express trích dẫn các nguồn tin của NASA tiết lộ rằng tiểu hành tinh này có thể không chỉ bay qua Trái đất 1 lần duy nhất, mà là một quỹ đạo tác động nhiều lần với hành tinh của chúng ta.
Được gọi là tiểu hành tinh 2018 LF16, tảng đá không gian này được các nhà thiên văn học quan sát lần cuối vào ngày 16 tháng 6. Các dữ liệu tính toán quỹ đạo của Phòng thí nghiệm Jet Propulsion, NASA (JPL) cho thấy tiểu hành tinh 2018 LF16 có thể va chạm với hành tinh của chúng ta vào 62 dịp khác nhau từ nay đến năm 2117.
Quỹ đạo bay phức tạp của 2018 LF16 khiến nó có 62 cơ hội va chạm với Trái Đất từ nay đến năm 2117 (Ảnh: Wikipedia)
Cơ hội đầu tiên trong những cơ hội đáng lo ngại này sẽ phát sinh trong vòng 5 năm tới – xảy ra vào ngày 8 tháng 8 năm 2023. Các ngày tác động tiềm năng khác trong tương lai gần sẽ rơi vào ngày 3 tháng 8 năm 2024 và ngày 1 tháng 8 năm 2025.
Tồi tệ hơn, tảng đá vũ trụ dài 250 mét hiện đang bay vút trong không gian với tốc độ hơn 54.000 km/h, mang theo một động năng cực lớn.
“Một tảng đá không gian này cao gấp đôi tháp đồng hồ Big Ben ở London, gấp đôi chiều cao của Tượng Nữ thần Tự do ở New York, và cao gấp bốn lần Cột Nelson ở Quảng trường Trafalgar,” theo Express.
Tuy nhiên, những gì đưa ra trên đây đây không phải để nói rằng việc tiểu hành tinh sẽ đâm vào Trái đất là chắc chắn. Trên thực tế, NASA ước tính rằng tiểu hành tinh có một trong 30 triệu cơ hội đâm vào hành tinh của chúng ta. tức khả năng không va chạm là 99,99999967%.
Con số trên đồng nghĩa với việc là tiểu hành tinh này được xếp hạng là mối đe dọa “không” trên thang đo Torino Impact Hazard Scale – với khả năng va chạm với Trái Đất là gần như không tồn tại.
Xác suất va chạm là rất nhỏ (Ảnh minh họa)
Mặc dù các dự báo của NASA cho thấy tiểu hành tinh 2018 LF16 hầu như không có cơ hội va chạm với Trái đất, cơ quan không gian sẽ tiếp tục theo dõi nó để đảm bảo mọi thứ đều trong dự tính.
Một tiểu hành tinh có kích thước này hướng trực tiếp đến Trái đất sẽ tạo ra một lực tác động to lớn có thể cạnh tranh với vụ nổ 57 megaton hình thành bởi vụ nổ bom nhiệt hạch Tsar Bomba của Liên Xô vào năm 1961.
“Sức công phá đó mạnh hơn 1.500 lần so với các quả bom Hoa Kỳ ném xuống Hiroshima và Nagasaki cộng lại, đồng thời mạnh hơn gấp 10 lần so với tất cả các vũ khí được sử dụng trong Thế chiến II,” BBC viết .
Nếu va chạm xảy ra, 2018 LF16 có thể tạo ra một vụ nổ tương đương với vụ nổ do siêu bom Tsar bomba của Liên Xô từng gây ra hồi năm 1961 (Ảnh minh họa)
May mắn thay, các tiểu hành tinh có tỷ lệ này không đại diện cho một mối đe dọa thường xuyên đối với hành tinh của chúng ta. Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), các tiểu hành tinh lớn hơn 100 mét thường chỉ tới Trái Đất 1.000 năm một lần.
Thách thức chính bắt nguồn từ các vật thể cỡ trung bình, có đường kính từ hàng chục đến hàng trăm mét. Những tiểu hành tinh nhỏ hơn này có thể được tìm thấy với số lượng lớn hơn trong hệ mặt trời của chúng ta và tấn công Trái đất định kỳ và đôi khi gây ra thiệt hại lớn. Chẳng hạn, một tiểu hành tinh dài 22 mét đã phát nổ tại thành phố Chelyabinsk của Nga năm 2013, làm bị thương hơn một nghìn người và gây thiệt hại hàng triệu đô la.
Nguồn: DKN
- Không chỉ một, có tới hai ‘Mặt Trăng ẩn’ vẫn thầm lặng quay quanh Trái Đất
- Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
- Lần đầu tiên quan sát được sự va chạm của các lỗ đen khổng lồ trong quá trình sáp nhập thiên hà