Tiểu hành tinh FO32 sẽ bay qua Trái đất vào cuối tuần này, đây chắc chắn là một cơ hội tốt để các nhà thiên văn nghiệp dư có thể theo dõi tảng thiên thạch rộng 2.300 ft này.
Một trong các tiểu hành tinh được NASA theo dõi sẽ tiến gần đến Trái đất vào tuần này với khoảng cách vào khoảng 1,25 triệu dặm. Mặc dù đây được coi là khoảng các gần nhất từ trước tới nay nhưng đó vẫn chỉ là khoảng cách thiên văn học, các nhà thiên văn đã loại trừ mọi khả năng có tác động của hòn đá không gian đối với hành tinh của chúng ta. Tuy vậy, sự kiện khoa học này vẫn đang được quan tâm nhất ngày hôm nay. Theo dự đoán, tiểu hành tinh, được đặt tên chính thức là 231937 (2001 FO32), sẽ là tảng đá không gian lớn nhất ghé thăm chúng ta trong năm nay.
Các quan sát bằng kính thiên văn NEOWISE của NASA cho thấy FO32 có chiều dài trong khoảng từ 1.300 đến 2.230ft (440 đến 680m). Kích thước khổng lồ của tiểu hành tinh này, kết hợp với “cách tiếp cận rất gần” của nó khiến các nhà khoa học đưa ra kết luận: bất kỳ chuyến bay nào trong phạm vi 0,05 đơn vị thiên văn (Au) so với Trái đất đều đủ để bật cảnh báo “có khả năng nguy hiểm”. Tuy nhiên đối với sự việc này, các nhà nghiên cứu thiên văn nhấn mạnh rằng chúng ta chưa cần thiết phải lo lắng, hãy để dành nỗi lo này cho hàng trăm năm nữa.
Hình ảnh của tiểu hành tinh trên bầu trời sao
Paul Chodas, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) của NASA, cho biết: “Chúng tôi biết rất chính xác đường đi quỹ đạo của FO32 quanh Mặt trời, kể từ khi nó được phát hiện ra cách đây 20 năm và được bắt đầu theo dõi. Không có khả năng nào tiểu hành tinh này sẽ tới gần Trái đất với khoảng cách ngắn hơn 1,25 triệu dặm.”
Vậy làm thế nào để quan sát hòn đá không gian FO32?
FO32 sẽ tiến tới Trái đất gần nhất vào khoảng 4 giờ chiều GMT. Dữ liệu do CNEOS của NASA thu thập cho thấy đá sẽ nằm trong phạm vi 0,01348 Au so với Trái đất. Một Au – khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời – là khoảng 93 triệu dặm (149.600.000 km). Nói cách khách tiểu hành tinh này sẽ ở vào khoảng cách gấp năm lần so với khoảng cách từ Mặt trăng tới Trái đất. Ngay cả ở khoảng cách này, nhà vật lý thiên văn Gianluca Masi vẫn khẳng định một kính thiên văn nghiệp dư sẽ đủ để theo dõi tiểu hành tinh trên bầu trời phía nam. Tảng đá không gian sẽ bay với tốc độ khoảng 77.000 dặm / giờ (124.000 km / giờ). Nhìn qua kính viễn vọng, tiểu hành tinh có thể trông giống như một chiếc máy bay hoặc vệ tinh di chuyển trên bầu trời đầy sao. Bạn có thể sử dụng biểu đồ sao trực tuyến như Stellarium hoặc TheSkyLive để xác định vị trí chính xác của nó.
Tiểu hành tinh sẽ ở vị trí cách Trái đất 1.25 triệu dặm
Một chút lời khuyên dành cho việc này là bạn cần đến đúng nơi vào đúng thời điểm. Thật không may, tiểu hành tinh này sẽ chỉ có thể nhìn thấy rõ nhất từ các vĩ độ về phía nam, vì vậy những người muốn quan sát hãy tránh Bắc bán cầu. Tiến sĩ Masi chia sẻ với Express.co.uk: “Một kính thiên văn nghiệp dư – giả sử là một chiếc 8 inch – sẽ dễ dàng quan sát được vật thể này, hãy đưa ống kính về phía nam của bầu trời,.Một tin tốt hơn là cuộc viếng thăm của tiểu hành tinh này sẽ được phát sóng trực tiếp thông qua Dự án Kính viễn vọng Ảo, kính này sẽ đặt ở Ceccano, Ý. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể theo dõi nó thông qua kênh Youtube.”
Tiểu hành tinh FO32 được phát hiện cách đây 20 năm bởi Cơ quan Nghiên cứu Tiểu hành tinh Gần Trái đất Lincoln (LINEAR) ở Socorro, New Mexico. Lance Benner, một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL, cho biết): “Hiện tại rất ít thông tin về vật thể này, vì vậy cuộc chạm trán ở khoảng cách gần mang lại cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu rất nhiều về tiểu hành tinh này.”
Nguồn: DV
- Tiếng kêu thảm thiết từ tàu không gian Liên Xô, Yuri Gagarin không phải người đầu tiên bay vào vũ trụ
- Bí ẩn vũ trụ: ‘Trước’ Big Bang liệu có tồn tại?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sống trong một không gian bốn chiều?