Tiết lộ kiệt tác Phật giáo Tây Tạng trải dài hàng nghìn năm

Những bức tranh Phật giáo Tây Tạng trải dài hàng ngàn năm là một trong những kho tàng vĩ đại nhất của văn hóa Phật giáo Tây Tạng. Để tránh cho những kiệt tác này bị di thất, một cư sĩ Tây phương đã thực hiện một dự án 10 năm để ghi lại những bức tranh.

Đây là một trong những kho tàng vĩ đại nhất của văn hóa Phật giáo Tây Tạng. Những bức tranh cổ đại hé lộ về cuộc đời của đức Phật và những bí mật của thiền định. Những di sản quý báu này được cất giấu trong các ngôi tự viện xa xôi, hẻo lánh hoặc những ngôi già lam cổ tự với những bức tường xiêu vẹo đổ nát điêu tàn.

Cuốn sách nghiên cứu dày 1.200 trang của Cư sĩ Thomas Laird.

Cư sĩ Thomas Laird đã thực hiện một dự án để ghi lại những bức tranh trước khi chúng biến mất mãi mãi. Ông dành một thập niên sống giữa những người nông dân và tăng sĩ Phật giáo, trong lúc đang đi ngang qua cao nguyên Tây Tạng để tìm kiếm những kiệt tác mà ít người có thể nhìn thấy và chụp ảnh lại.




Kết quả là một ấn phẩm khổng lồ đã được tạo ra với 998 bản sao của các bức tranh tường Tây Tạng. Tất cả các bản sao đã được đức Đạt Lai Lạt Ma gia trì sái tịnh và chúc phúc cát tường. Có những bài học đầu tiên về Phật giáo xuất hiện trên một số bức tranh, thậm chí trước cả khi Người có thể đọc được. 

Có nhiều bức tranh lần đầu tiên được công bố nhờ có công trình của Cư sĩ Thomas Laird. Một số bức tranh được vẽ ở những khu vực không có cửa sổ, chúng cao và khổng lồ đến mức người ta phải dùng ống nhòm và soi đuốc mới có thể nhìn thấy một góc của chúng.

Với quyết tâm truyền tải đầy đủ ý nghĩa tinh thần và cảm xúc của các bức tranh, Cư sĩ Thomas Laird đã phát triển một “hệ thống khâu ảnh” nhằm tái hiện lại 300 bức tranh một cách chi tiết nhất.

Cư sĩ Thomas Laird chia sẻ: “Đây là một di sản thế giới khổng lồ và không có văn bản nào ghi chép lại. Tôi sợ rằng sau 1.000 năm, những bức tranh này sẽ biến mất và thế hệ tương lai sẽ không bao giờ biết đến chúng. Có đến hàng nghìn bức tranh Phật giáo Tây Tạng rất khó nhìn thấy. Nếu các bạn đi Tây Tạng, các bạn không thể thấy những bức tranh tường. Thường có một cây cột khổng lồ ở phía trước hoặc những bức tranh tường bắt đầu từ chiều cao 10 ft. Khi đứng bên dưới, các bạn đang nhìn chúng với một cái nhìn méo mó trong bóng tối. Hãy tưởng tượng đây là lần đầu tiên bạn nhìn thấy những bức tranh tường vĩ đại của châu Âu. Đó là những gì chúng tôi đã làm và đó thực sự là một khoảnh khắc tuyệt vời – một bước đột phá công nghệ”.




Bức họa (cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20) tại nhà nguyện Nechung. (Ảnh: Thomas Laird)

Kỹ thuật của Cư sĩ Thomas Laird liên quan đến việc chụp hàng trăm bức ảnh của một bức tranh tường được pha trộn với nhau. “Đây không phải là hình ảnh. Tôi đã tạo ra những hình ảnh mới đúng với những gì ở đó, nhưng khi các bạn đến đó, các bạn không thể nhìn thấy chúng. Tôi đang làm cho chúng trở nên vô hình khi nhìn thấy. Bây giờ, lần đầu tiên, các bạn có thể xem từng bức tranh và nhìn thấy dấu vân tay của các nghệ sĩ gốc”.

Những bức tranh bị mất bao gồm tác phẩm ở thế kỷ 15 tại tu viện Gongkar Choede – “cảnh giác ngộ” tái hiện hình ảnh đức Phật được bao quanh bởi một vầng hào quang cầu vồng. Cư sĩ Thomas Laird nói: “Tôi có thể cho các bạn thấy hình ảnh của nó trên tường và sau đó là một đống đổ nát trên sàn nhà. Nó được vẽ bởi nghệ sĩ vĩ đại nhất vào thế kỷ 15, Khyentse Chenmo. Tài năng của ông giống như Leonardo da Vinci (1452-1519), một danh họa người Ý, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên, bằng cách truyền đạt những sắc thái tinh tế nhất. 




Nước thấm vào tường qua nhiều thế kỷ, cho đến khi lớp thạch cao cuối cùng tách ra và bức tường sụp đổ. Bây giờ. một phần khuôn mặt của đức Phật có thể được nhìn thấy ở một mảnh tường nằm trên sàn nhà. Các bức tranh được vẽ trên tường trải dài hàng nghìn mét vuông và nằm rải rác trên cao nguyên Tây Tạng. Chúng có độ tuổi khác nhau và trên thực tế không thể bảo tồn hết tất cả”.

Trong cuốn sách của mình, Cư sĩ Thomas Laird có viết: “Bức tranh tường là một phần trong giáo dục của đức Đạt Lai Lạt Ma, trước đây ông đã từng học đọc”. Người Tây Tạng sử dụng cụm từ “thongdrol”, có nghĩa là “giải phóng qua việc nhìn thấy”, để miêu tả về những bức tranh tường lớn có thể tạo ra sức mạnh tạo cho người hành hương.

Cư sĩ Thomas Laird sinh tại Hoa Kỳ, vào ngày 30/06/1953. Ông là một phật tử thuần thành, đã từng sống ở New Orleans và Kathmandu, Nepal 35 năm. Ông từng là một phóng viên nhiếp ảnh nghệ thuật cho các ấn phẩm như tờ báo Times và News Week. Cuốn sách của ông viết về lịch sử Tây Tạng, về những năm 1990. Trong suốt hai năm, ông đã thực hiện 50 giờ phỏng vấn đức Đạt Lai Lạt Ma, và người ta đặt biệt danh cho ông là “kẻ gây rối”.





Cư sĩ Thomas Laird chia sẻ về ấn phẩm mới nghiên cứu về tranh Tây Tạng: “Từ trước đến nay, tôi chưa bao giờ ký 1.000 cuốn sách. Đây thực sự là một khoảnh khắc tuyệt vời”.

Cuốn sách nghiên cứu dày 1.200 trang, gồm nhiều bài tiểu luận của các học giả quốc tế viết về lịch sử, triết học, tôn giáo của các bức tranh tường, sẽ được công bố vào tháng 3/2019 bởi Taschen.

Nguồn: TH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *