Nguồn gốc của con người luôn là một trong những câu hỏi tối thượng của khoa học. Kể từ khi ông Charles Darwin cho ra đời cuốn sách “Nguồn gốc các loài”, mở đường cho nhiều nhà khoa học bác bỏ ý tưởng về tạo hóa muôn loài của các vị Thần. Các nhà tiến hóa đã cố gắng tìm ra lời giải thích thỏa đáng cho nguồn gốc của loài người.
Các hài cốt hóa thạch, được cho là của người Neanderthal, được tìm thấy tại một địa điểm thời tiền sử trong hang động Guattari ở San Felice Circeo, Ý, năm 2021. (Bộ Di sản Văn hóa và Hoạt động và Du lịch / qua Epoch Times)
Bản thân Darwin cũng suy đoán rằng con người đến từ một tổ tiên chung cuối cùng ở Châu Phi. Kể từ đó, nhiều lý giải tương tự đã được đưa ra. Cách đây vài năm, các nhà khoa học thường cho rằng Homo sapiens (nguồn gốc con người hiện đại) đã tiến hóa ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước và dần dần lan rộng khắp thế giới trong vài chục nghìn năm qua.
Tuy nhiên, những phát hiện gần đây có thể thay đổi hoàn toàn mô hình tiến hóa này.
Ví dụ, một phát hiện gần đây được công bố trên tạp chí Nature cho thấy bằng chứng về các công cụ thời kỳ đồ đá từ hơn 2 triệu năm trước ở Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của Casey Luskin trong bài: ‘’Mười vấn đề lớn về khoa học của Thuyết tiến hóa” có viết: “Thật vậy, công chúng thường nghe rằng có những hóa thạch ghi lại quá trình tiến hóa của con người từ tiền thân giống vượn, nhưng nhìn kỹ hơn vào tài liệu kỹ thuật, ta sẽ thấy một câu chuyện khác. Hóa thạch Hominid thường rơi vào một trong hai nhóm: loài giống vượn và loài giống người, với khoảng cách lớn, không có cầu nối giữa chúng”.
Trong một bài đánh giá gần đây được công bố trên Science, các tác giả đã xem xét những khám phá chính trong lĩnh vực nguồn gốc hominin trong 150 năm kể từ khi Darwin suy đoán. Họ kết luận rằng những nghiên cứu đó là “một mớ hỗn độn lớn”.
Tác giả chính của công bố này Sergio Almécija, một nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Bộ phận Nhân chủng học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, cho biết trong một tuyên bố: “Khi xem xét các tài liệu minh chứng về nguồn gốc hominin, đó chỉ là một mớ hỗn độn lớn – không có sự đồng thuận nào cả”.
Các tác giả cho rằng hóa thạch rất cần thiết cho việc nghiên cứu sự tiến hóa của loài vượn và loài người.
Hai cách tiếp cận chính được sử dụng để nghiên cứu nguồn gốc loài người. Một là phương pháp “từ trên xuống”, dựa trên việc phân tích các loài vượn hiện tại, đặc biệt là tinh tinh; phương pháp còn lại là phương pháp “từ dưới lên”, nhấn mạnh đến hóa thạch của loài vượn và loài người mà hầu hết đã tuyệt chủng.
Trong bài tổng quan của mình, các tác giả đã thảo luận về những hạn chế của việc chỉ dựa vào một trong hai cách tiếp cận để nghiên cứu nguồn gốc hominin. Các nghiên cứu “từ trên xuống” đôi khi bỏ qua thực tế rằng các loài vượn và loài người hiện nay, bao gồm con người, tinh tinh, khỉ đột, đười ươi và các loài lai, chỉ là một số ít loài còn sống sót của một nhóm người và vượn có khả năng lớn hơn nhiều nhưng hầu như đã tuyệt chủng, theo tuyên bố.
Mặt khác, các nghiên cứu “từ dưới lên” có xu hướng cho rằng vượn người hóa thạch đóng một vai trò tiến hóa phù hợp với một câu chuyện đã định trước, tuyên bố cho biết.
Tuy nhiên, nhìn chung, các tác giả kết luận rằng hầu hết các giải thích về nguồn gốc loài người không tương thích với các hồ sơ hóa thạch.
“Các loài vượn hiện nay là những loài chuyên biệt, là những sinh vật còn sót lại từ một nhóm lớn hơn nhiều loài vượn đã tuyệt chủng. Khi chúng tôi xem xét tất cả các bằng chứng – tức là cả vượn hiện nay và vượn hóa thạch và hominin – thì rõ ràng là câu chuyện tiến hóa của con người dựa trên một số loài vượn hiện đang sống còn thiếu nhiều bức tranh lớn hơn”, đồng tác giả nghiên cứu Ashley Hammond, một phụ tá quản lý tại Bộ phận Nhân chủng học thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, cho biết trong tuyên bố.
Các tác giả kết luận rằng bằng chứng thu được khi chỉ nghiên cứu về loài vượn hiện nay là không đủ.
Almécija cho biết trong tuyên bố: “Các lý thuyết khác nhau hiện tại liên quan đến sự tiến hóa của loài vượn và loài người sẽ được cung cấp thông tin nhiều hơn, nếu nghiên cứu được tiến hành song song cùng với cả các loài hominin và loài vượn sơ khai. Trong đó loài vượn Miocen cũng cần được đưa vào phương trình. Nói cách khác, hóa thạch vượn người rất cần thiết được tái tạo lại ‘điểm xuất phát’ mà từ đó con người và tinh tinh tiến hóa”.
Mặc dù những bất đồng nghiêm trọng giữa cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên không phải là chưa từng có trong lịch sử khoa học, nhưng chúng thường gợi ra những vấn đề cơ bản trong câu chuyện của câu hỏi khoa học và có thể dẫn đến một cuộc cách mạng lớn về lý thuyết.
Nguồn: NTDVN
- Kinh thánh bác bỏ thuyết tiến hoa khoa học của khủng long?
- Phát hiện văn vật có trước nền văn minh của loài người, thuyết tiến hóa là sai lầm
- Đá Ica miêu tả con người thời khủng long, phá vỡ thuyết tiến hóa: Lịch sử loài người phải viết lại?(p1)