Thủy tinh sa mạc là sản phẩm của bom nguyên tử cổ đại?

Nhiều người cho rằng bom nguyên tử là sản phẩm của nền văn minh của nhân loại hiện đại. Nhưng bằng chứng về loại vũ khí chết chóc này không chỉ đến từ các câu Kinh thánh của người Hindu mà còn từ việc phát hiện các khối thủy tinh do nung chảy rải rác khắp các sa mạc trên thế giới…

Bảy năm sau vụ thử hạt nhân ở Alamogordo, New Mexico, Hoa Kỳ, trong lúc cha đẻ của bom nguyên tử, Tiến sĩ J. Robert Oppenheimer, đang giảng bài tại một trường đại học, một sinh viên đã hỏi ông rằng đó có phải là vụ thử nguyên tử đầu tiên trên thế giới hay không.

Thủy tinh sa mạc được tìm thấy trong Biển Cát Lớn của sa mạc Libya cho thấy sự tồn tại của bom nguyên tử từ thời cổ đại? (Ảnh: Wikipedia)

 Và ông đã trả lời: “Đúng vậy, trong thời hiện đại”.

Câu trả lời của Oppenheimer nghe rất ẩn ý và không thể hiểu được vào thời điểm đó. Thực ra, nó có thể ám chỉ đến các văn bản Hindu cổ đại mô tả một thảm họa tận thế không liên quan đến các vụ phun trào núi lửa hoặc các hiện tượng tự nhiên đã biết khác. Oppenheimer, người say mê nghiên cứu tiếng Phạn cổ, có lẽ đã đề cập đến một đoạn văn trong “The Bhagavad Gita” mô tả một thảm họa toàn cầu do “một vũ khí không xác định” gây ra.

Các văn bản Hindu cổ đại mô tả những trận chiến lớn đang diễn ra và một loại vũ khí không xác định đã gây ra sự hủy diệt trên quy mô rộng lớn. Bản thảo minh họa trận chiến Kurukshetra, được ghi lại trong sử thi Mahabharata. (Nguồn ảnh: Wikipedia)

Mặc dù việc nói về sự tồn tại của vũ khí nguyên tử trước chu kỳ văn minh của nhân loại hiện nay có thể gây chấn động cho cộng đồng khoa học, bằng chứng về nó dường như đang được tìm thấy ở nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta.




Các khối thủy tinh nung chảy trong sa mạc

Vào tháng 12/1932, trong lúc Patrick Clayton, một nhà khảo sát của Cục Khảo sát Địa chất Ai Cập, lái xe giữa các cồn cát thuộc Biển Cát Lớn, gần với Cao nguyên Saad ở Ai Cập, thì ông đột ngột phát hiện thấy tiếng lạo xạo dưới bánh xe. Sau khi dừng lại để xem xét nguyên nhân gây ra âm thanh, ông đã tìm thấy những mảnh thủy tinh lớn trong cát.

Phát hiện này đã thu hút sự chú ý của các nhà địa chất trên thế giới khi đó và đặt ra một trong những ẩn đố lớn nhất cho khoa học hiện đại. Hiện tượng nào có thể có khả năng làm tăng nhiệt độ của cát trong sa mạc lên ít nhất là 3.300 độ F (1.815 độ C) để tạo thành những khối thủy tinh này?

Trong khi đi ngang qua tầm bắn tên lửa White Sands của Alamogordo, Albion W. Hart, một trong những kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts, đã quan sát thấy rằng các khối thủy tinh giống hệt với những khối thủy tinh mà ông Clayton tìm thấy ở sa mạc châu Phi.

Tuy nhiên, hình dạng của những mảnh thủy tinh trong sa mạc cho thấy, nếu chúng thực sự được tạo thành từ vụ nổ bom nguyên tử, thì vụ nổ phải mạnh hơn 10.000 lần so với vụ nổ ở New Mexico.

Nhiều nhà khoa học đã tìm cách giải thích về những khối thủy tinh lớn được tìm thấy ở các sa mạc ở Libya, Sahara, Mojave và nhiều nơi khác trên thế giới. Họ cho rằng chúng là sản phẩm của những vụ va chạm thiên thạch khổng lồ. Tuy nhiên, do không có hố va chạm nào được tìm thấy trong sa mạc, lý thuyết này tỏ ra không hợp lý.

Nếu các thiên thạch gây ra sự hình thành của các khối thủy tinh sa mạc, thì các hố va chạm nằm ở đâu? (Ảnh: Wikipedia)

Hơn nữa, các loại đá thủy tinh được tìm thấy ở sa mạc Libya có độ trong suốt và độ tinh khiết (99%), không phù hợp với trường hợp của các thiên thạch rơi, trong đó sắt và các vật liệu khác được trộn lẫn với thủy tinh nóng chảy sau vụ va chạm.


Mặc dù vậy, các nhà khoa học đã đề xuất rằng các thiên thạch gây ra đá thủy tinh có thể đã phát nổ vài dặm trên bề mặt Trái đất, tương tự như Sự kiện Tunguska.

Tuy nhiên, điều này không giải thích được làm thế nào mà hai trong số các khu vực được tìm thấy gần nhau trong sa mạc Libya đều tìm thấy các khối thủy tinh sa mạc – xác suất xảy ra hai vụ va chạm với thiên thạch trên không gần nhàu như vậy là rất thấp. Nó cũng không giải thích sự vắng mặt của nước trong các mẫu vật khi những khu vực va chạm này được cho là đã ngập trong nước khoảng 14.000 năm trước.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *