Thực tế có tận 2 bức tranh Mona Lisa khác nhau

Không phải tranh giả mà bức họa nàng Isleworth Mona Lisa được các chuyên gia nhận định là phiên bản ra đời trước cả bức tranh Mona Lisa được thế giới công nhận.
Bức chân dung nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci là một kiệt tác mọi thời đại và luôn là tâm điểm phân tích của giới chuyên môn suốt nhiều thế kỷ qua. Và cho đến bây giờ, bức họa này vẫn là tâm điểm chú ý của cả thế giới. Mọi thứ ẩn bên trong và cả những câu chuyện xung quanh bức họa luôn khiến cho nhiều người tò mò, tìm kiếm. Để rồi theo thời gian, ngày càng có nhiều bí mật về nó khiến nhiều người phải trầm trồ.
Bức họa “song sinh” ra đời trước cả bức Mona Lisa

Ngày 7/9, theo đài CNN, bức tranh được gọi là Isleworth Mona Lisa giống một cách kỳ lạ với bức tranh cùng tên đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp. Nhiều chuyên gia cho rằng, những điểm tương đồng như mái tóc dài buông màu đen và nụ cười mỉm bí ẩn, bức Isleworth Mona Lisa này thực chất chỉ là bản tranh chép.




Nhưng một số người lại cho rằng đây là phiên bản có trước và chưa được hoàn thành của danh họa Leonardo da Vinci. Điều này đã khiến trong giới chuyên môn nổ ra những cuộc tranh cãi kéo dài nhiều thập kỷ và chưa có hồi kết.

buchoa1

Bức họa Isleworth Mona Lisa.

Có 2 giả thuyết được đưa ra, thứ nhất có thể vị danh họa muốn bức Mona Lisa cuối cùng được hoàn hảo nên đã vẽ bức tranh này trước, hoặc có thể là do ông muốn giữ lại một bản cho mình vì bức họa Mona Lisa mục đích vẽ là để bán cho doanh nhân.




Hành trình của Isleworth Mona Lisa: Từ ngủ quên trong hầm đến đi vòng quanh thế giới

Được coi là chị em “song sinh” với bức họa Mona Lisa, bức vẽ Isleworth Mona Lisa lại có số phận khá lận đận, khi phải nằm trong hầm chứa đến nửa thế kỷ tại một ngân hàng Thụy Sĩ. Phải đến năm 2008, bức tranh mới được mua lại bởi một hiệp hội bí mật. Kể từ đó, bức họa rong ruổi khắp thế giới khi được đặt tại một số gian trưng bày nghệ tại Singapore năm 2014 và tại Thương Hải năm 2016.

buchoa2

Bức chân dung nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci.




Lần đầu tiên bức tranh được công khai tại châu Âu trong thế kỷ 21 là vào tháng 6 năm nay tại Palazzo Bastogi, Florence, Ý. Vậy là sau nhiều thế kỷ, bức tranh Isleworth Mona Lisa mới được trở về trong vòng tay người châu Âu, thế nhưng nó lại bắt đầu cho những cuộc tranh giành khác.

Tranh nhau quyền sở hữu bức tranh

Bên cạnh những cuộc tranh cãi xem bức họa nào có trước thì việc tranh quyền pháp lý xem ai là chủ sở hữu bức tranh cũng là một cuộc chiến chưa có hồi kết. Nhìn vào quá khứ, một bức tranh khác của Leonardo da Vinci cũng từng bị tranh cãi về tính xác thực là Salvator Mundi. Lý do cho những vụ hầu tòa tốn kém này là bởi món hời từ giá bản của bức tranh liên tục vượt mức kỷ lúc vào năm 2017. Và bức họa Isleworth Mona Lisa cũng là một trường hợp tương tự khi nó được định giá hàng triệu đô.




buchoa3

Bức họa Mona Lisa được trưng bày tại Pháp.

Cụ thể, sau đợt trưng bày bức họa Isleworth Mona Lisa kết thúc tại Ý, một người giấu tên đã khởi kiện đòi 1/4 quyền sở hữu bức tranh này.

Theo luật sư đại diện cho bên khởi kiện, ông Giovanni Battista Protti mô tả thân chủ của ông là một gia đình danh giá tại châu Âu. Người này cũng cho biết, ông có đủ bằng chứng lịch sử để chứng minh người chủ trước của bức tranh đã đồng ý bán 25% giá trị tác phẩm mà sau đó thân chủ của ông được thừa kế.




Vị luật sư đã yêu cầu tòa án ở Florence, Ý tạm thu giữ bức tranh trong suốt quá trình điều tra đòi quyền sở hữu Yêu cầu của luật sư sẽ được tòa mở phiên nghe trình bày vào thứ 2 tới ngày 9/9. Các đồng chủ sở hữu của bức tranh hiện cũng đang được giấu tên.


buchoa4

Tính tới nay đã có 8 triệu người đến bảo tàng tại Pháp để được ngắm bức họa Mona Lisa.

Tuy nhiên sau đó tổ chức Mona Lisa Foundation tại Zurich, một tổ chức được lập ra để nghiên cứu về lịch sử bức tranh, cho rằng những lập luận của gia đình nguyên đơn là “không căn cứ”. Tổ chức này khẳng định sẽ tham gia phiên nghe trình bày của tòa đầu tuần tới.




Những thông tin liên quan tới bức họa Mona Lisa và danh họa thiên tài Leonardo da Vinci vẫn luôn là tâm điểm chú ý của mọi thời đại. Nhưng giờ đây, bên cạnh những tranh cãi để khám phá bí ẩn và thưởng thức nghệ thuật, những cuộc xung đột còn xảy ra để nhằm tranh giành lợi ích bởi món hời từ những kiệt tác này là vô cùng lớn.

Nguồn: CNN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *