Thức ăn và DNA – Gen của chúng ta có bị ảnh hưởng từ việc ăn uống không?

Thực phẩm là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Cho dù chúng ta chăm chú thưởng thức từng miếng thức ăn một cách có ý thức hay chỉ đơn giản là tiêu thụ thức ăn một cách lơ đễnh, hoạt động cơ bản này giúp cơ thể chúng ta đảm bảo đủ năng lượng cần thiết để sinh tồn. 

Nhiều nghiên cứu mới cho thấy thực phẩm không chỉ cung cấp năng lượng mà còn có thể ảnh hướng đến gen của con người. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Ngày nay, chúng ta hiếm khi suy nghĩ sâu xa hơn ngoài những thứ như hương vị, hàm lượng dinh dưỡng hoặc giá trị calo của thực phẩm; nhưng trong các nền văn hóa cổ đại, thực phẩm thường được coi là thiêng liêng. Việc đạo Công giáo tin rằng bánh Thánh có thể biến thành Thánh thể Chúa Kitô, biểu lộ một ý nghĩa sâu sắc nào đó của thực phẩm, vượt trên quan niệm phổ biến về thực phẩm chỉ là vật chất và năng lượng.

Những khám phá gần đây đã tiết lộ những cách thức đáng chú ý về việc thực phẩm ảnh hưởng và thay đổi cơ thể chúng ta. Thức ăn không chỉ có thể thay đổi DNA mà còn có thể mở rộng khả năng di truyền của chúng ta. Điều này cho thấy rằng con người không phải là bị cô lập về mặt di truyền với môi trường, mà được kết nối một cách tinh tế với sinh quyển và vạn vật.

Quan niệm đơn giản sai lầm về thực phẩm
Quan niệm sai lầm của chúng ta về thực phẩm chủ yếu dựa trên sự hiểu biết cơ học về cơ thể của chúng ta cho rằng cơ thể như một cỗ máy bao gồm xương và cơ có thể “sửa chữa” khi bị gãy. Thực phẩm chỉ giữ vai trò giống như “nhiên liệu” để giữ cho cỗ máy hoạt động.

Cũng bởi vì được coi là vật chất, nên thực phẩm giống như một thứ có thể được chia nhỏ cơ học ra thành các yếu tố định lượng ghi trên nhãn các sản phẩm đóng gói.

Tất cả thực phẩm đóng gói bắt buộc phải có nhãn để thể hiện các số liệu định lượng về thành phần dinh dưỡng của chúng. (Ảnh: Flickr/Alabama Extension)




Tuy khái niệm thực phẩm là vật chất và năng lượng còn được thể hiện qua nhãn sản phẩm ghi thành phần dinh dưỡng, nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện thực phẩm thực sự mang thông tin sinh học ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta hoạt động.

Cách thức ăn “nói chuyện” với tế bào của chúng ta
Thực phẩm mang và cung cấp thông tin cho cơ thể của chúng ta thông qua các exsome, hình thái và một số thành phần cơ bản của nó.

Exosome là những túi bào có kích thước bằng virus được tạo ra bởi các tế bào động vật, thực vật và nấm, mang các RNA không mã hóa – các phân tử điều chỉnh sự biểu hiện của các gen của chúng ta. Vì những cấu trúc này tồn tại trong thực phẩm khi ăn vào, nên thông tin chứa trong đó có thể làm thay đổi biểu hiện gen của chúng ta.

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy các phân tử RNA ngoại vi chứa trong hạt gạo đã làm thay đổi các thụ thể LDL trong gan của người Trung Quốc. Điều này cho thấy sự trao đổi thông tin trong giới sinh vật xảy ra không giới hạn trong một loài. Vì vậy, có khả năng là biểu hiện gen của chúng ta đang được điều chỉnh liên tục bởi các phân tử từ nấm, thực vật hoặc động vật mà chúng ta ăn, trong một quá trình được gọi là “Điều chỉnh giữa các giới sinh vật bằng microRNA.”




Thời điểm chúng ta ăn thức ăn, nhiều vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể chúng ta mang theo một lượng lớn thông tin sinh học. (Ảnh: Pexels)

Exosome không chỉ có thể mang thông tin từ các sinh vật khác đến cơ thể con người mà còn có thể hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin giữa thực vật và động vật.

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy khi chuột ăn các loại thực phẩm như bưởi và cam, các tế bào ruột của chúng sẽ trải qua những thay đổi. Do đó, “khi tiếp xúc, các exosome sẽ thay đổi các phân tử, có thể tạo ra các đặc tính mới hoặc lập trình lại các tế bào nhận chúng”.

Ngoài ra, thông tin quan trọng chứa trong hình thái của thực phẩm phụ thuộc vào cách thực phẩm được chế biến và nuôi trồng. Ở cấp độ phân tử, các protein thể hiện một mô hình gấp có thể giữ và chuyển thông tin liên quan đến cấu trúc và chức năng của nó sang các protein lân cận.




Hình thái của thực phẩm cũng phụ thuộc vào cách chế biến chúng. (Ảnh: Pexels)

Ngoài ra, một số thành phần thực phẩm đã được tìm thấy có thể ngăn chặn hoặc ức chế biểu hiện gen. Ví dụ, các nhóm methyl có trong các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây có múi và dâu tây đã được chứng minh là có tác dụng kìm hãm sự phiên mã gen trong quá trình methyl hóa DNA, một quá trình sinh học trong đó các nhóm methyl được thêm vào phân tử DNA.

Thức ăn và DNA – sự mở rộng khả năng di truyền
Hàng nghìn tỷ loại nấm, virus và vi khuẩn tạo nên hệ vi sinh vật vô cùng đa dạng trong mỗi người. Chúng không chỉ đến từ chế độ ăn uống mà còn do sự tiếp xúc với môi trường khác nhau. Mỗi sinh vật nhỏ trong hệ này đều chứa thông tin di truyền duy nhất có thể không có trong bộ gen của con người.

Những thay đổi lớn đối với cơ thể chúng ta diễn ra khi thông tin di truyền của các vi sinh vật mới được chuyển vào hệ vi sinh vật của cơ thể chúng ta.

Một nghiên cứu năm 2010 đã ghi lại một trường hợp đáng chú ý, trong đó phát hiện một số người Nhật có enzym một loại vi khuẩn biển trong ruột do từng ăn rong biển. Enzyme này, đặc trưng cho các loài sinh vật biển, cho phép chúng xử lý chất polysaccharid sulfat không thể tiêu hóa được.




Nori, tấm rong biển nướng được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản để làm sushi. Những tấm nhỏ hơn đã được tẩm dầu mè và gia vị. (Ảnh:Wikipedia)

Thực phẩm là cầu nối sự sống
Thức ăn cung cấp cho cơ thể chúng ta nhiều thứ không chỉ là chất dinh dưỡng và năng lượng. Với mỗi lần cắn, chúng ta tiếp xúc trực tiếp với vô số sinh vật sống trong hệ sinh thái. Việc thực phẩm cung cấp thông tin sinh học cho chúng ta cho thấy vai trò quan trọng của thức ăn như một mối liên kết giữa cơ thể chúng ta và Trái đất.




Hiểu biết mới về thực phẩm như một cầu nối sự sống này có thể giúp giải thích tại sao tổ tiên của chúng ta luôn cố gắng giữ tâm trí ở trong trạng thái biết ơn khi thu hoạch, nấu nướng và tiêu thụ thực phẩm. Chế biến thực phẩm là một nghi lễ thiêng liêng tôn vinh vị trí của chúng ta trong tự nhiên và mối quan hệ của chúng ta với Tạo hóa.

Trở về truyền thống để sửa chữa cầu nối sự sống
Do chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với thực phẩm, thật khó để tìm ra lý do biên minh cho việc gia tăng thực phẩm biến đổi gen sẽ không có tác động lâu dài đối với chúng ta. Các phương thức canh tác hiện nay chỉ tập trung vào khối lượng và độ bền của cây trồng trong khi phủ nhận các khuynh hướng tự nhiên. Điều này không chỉ làm tăng quan niệm vật chất về lương thực mà còn hạn chế khả năng tiếp nhận thông tin từ hệ sinh thái của chúng ta.


Cúng bằng thực phẩm đã là một phần thiết yếu của nền văn hóa cổ đại để thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính. (Ảnh: Wikipedia)

Lựa chọn thực phẩm không bị biến đổi bởi công nghệ GMO, thuốc trừ sâu hoặc quy trình công nghiệp có thể giúp chúng ta khôi phục trạng thái tự nhiên của cơ thể. Đồng thời, việc này sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về mối liên hệ của chúng ta với những sinh vật khác và vũ trụ.

Nguồn: NTDVN – Theo Visiontimes

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *