Ở ngôi làng Thủy Một Bình này, mấy trăm năm qua, dân số luôn dao động ổn định ở con số 80 người. Mỗi khi con số này bị vượt quá, sẽ lập tức xuất hiện trạng thái “sinh tử cân bằng”, có người phải chết đi.
Thủy Một Bình, còn được gọi là Thủy Ma Bình hay Nương Nương trại, là một ngôi làng cổ nằm ẩn mình sâu trong núi Đại Hồng. (Ảnh: Kknews)
Thủy Một Bình là một ngôi làng cổ nhỏ ở huyện Chung Tường, tỉnh Hồ Bắc. Nơi đây còn được gọi là Thủy Ma Bình hay Nương Nương trại, nằm ẩn mình sâu trong núi Đại Hồng. Trong làng có vô số cây cổ thụ nổi tiếng, còn có 4 kiểu rừng thuộc loại thưởng lãm bậc nhất gồm 500 mẫu trúc sào, 5000 mẫu linh sam gai, 300 mẫu rừng lá phong, và 250 mẫu cây bạch quả.
Mỗi độ cuối thu, nơi này thường thu hút vô số người đam mê chụp ảnh lui tới. Ở đây, gia đình nào cũng trồng cây bạch quả trước và sau nhà, tô thêm vẻ đẹp khác biệt cho ngôi nhà cổ kính. Cây bạch quả lâu đời nhất ở đây đã hơn 2000 năm tuổi.
Tương truyền rằng, vị trí của ngôi làng ban đầu là một hồ nước. Năm đó, Quảng Thành Tử trong “Phong Thần bảng” từng tu luyện ở bên hồ Thành Tử Trại. Bởi vì trong thôn có một ác bá, thường chèo thuyền đi khắp nơi cướp của, phá hoại thôn làng.
Về sau, Quảng Thành Tử ra lệnh cho xuyên sơn giáp (tê tê) thâm nhập vào động Hoàng Tiên, làm cạn hồ và bắt ác bá. Khi nước cạn dần, đáy hồ trở thành vùng đất thích hợp để làm ruộng, dân làng từ đó về sau an cư lạc nghiệp, cho nên đặt tên cho vùng đất này là Thủy Một Bình (vùng đất ngập nước).
Hầu hết người dân ở đây đều mang họ Dương, bọn họ tự xưng là hậu duệ của quý phi Dương Ngọc Hoàn. Nghe nói năm đó vì để tránh chiến loạn, gia tộc của Dương Quý phi đã ẩn náu nơi rừng sâu núi thẳm này, bởi vậy sơn trại này cũng được gọi là Nương Nương trại. Người dân còn cho xây dựng một từ đường để thờ cúng Dương Quý phi.
Cây bạch quả úa vàng mang đến màu sắc tươi tắn cho vùng quê. (Ảnh: Kknews)
Để tiến vào Thủy Một Bình, cần phải đi qua một danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác là động Hoàng Tiên, hay còn gọi là Hoàng Kim động, là thắng cảnh chủ yếu của Khu thắng cảnh cấp quốc gia núi Đại Hồng.
Huyện Chung Tường, tỉnh Hồ Bắc có lịch sử hơn 2.700 năm, nơi đây quả thực là một vùng địa linh nhân kiệt, có những di sản văn hóa thế giới như lăng tẩm và các công trình kiến trúc hoàng cung.
Đây cũng là nơi xuất sinh của kỳ nữ nước Sở Mạc Sầu Nữ, còn có Khuất Nguyên và Tống Ngọc được mệnh danh là ông tổ của từ phú (một thể loại văn học). Chung Tường cũng là thị trấn có tuổi thọ cao thứ hai trong cả nước.
Điều đáng nói nhất là trong hàng ngàn năm, Thủy Một Bình đã duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên: một người được sinh ra thì một người sẽ chết đi, một người đến, một người đi. Dân số của làng vẫn duy trì ở con số khoảng 80 người, không thay đổi. Điều này cũng trở thành một bí ẩn thu hút nhiều học giả nghiên cứu, nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra được lời giải.
Ví dụ, năm 1974, trong thôn có 2 hộ sinh con trai, không lâu sau có một người đang cày ruộng thì chết bất đắc kỳ tử, một người đi xe máy bị ngã tử vong, cả hai đều là nam thanh niên.
Thủy Một Bình đã duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên: một người được sinh ra thì một người sẽ chết đi, một người đến, một người đi. (Ảnh: Chinatimes)
Năm 1987, có một phụ nữ trong thôn sinh hạ một đứa con, nhưng một thời gian lâu sau mà chưa ai gặp vấn đề gì, dân làng đang vui mừng vì vận đen đã được hóa giải thì người mẹ của đứa trẻ đã chết vì viêm ruột thừa trước Tết Nguyên đán.
Bí ẩn hơn là vào tháng 10/1988, một người phụ nữ được gả vào trong làng, mãi cho đến khi cô mang thai, nhân khẩu trong làng cũng không có giảm bớt. Khi dân làng đang hân hoan chuẩn bị chào đón một sinh linh mới thì người phụ nữ này lại khó sinh, cuối cùng 2 mẹ con đều qua đời, lời nguyền “sinh tử cân bằng” lại tiếp tục được kéo dài.
Nguồn: TH
- Điều nhìn thấy ở không gian khác: Ông hoàng cờ bạc do rồng xanh vi phạm luật Trời đầu thai
- Xuất hiện vết nứt trên tượng Lạc Sơn Đại Phật, phải chăng là điềm báo về điều gì?
- Tiết lộ Thiên cơ chuyển sinh của thần đồng Ấn Độ Anand