Thiên đại huyền cơ (P.1): Sự tương đồng kỳ lạ giữa cấu trúc DNA và bức hoạ Phục Hi – Nữ Oa

Chúng ta biết rằng, trong văn hóa Đạo gia cổ đại của Trung Quốc, có thuyết rằng: thân thể con người là một tiểu vũ trụ. Thân thể con người so với vũ trụ bao la là có tồn tại mối quan hệ đối ứng.

Điều này cũng tương hợp cao độ với lý luận thông tin gen của DNA trong khoa học hiện đại. Vậy thì, nền văn minh cổ đại Trung Quốc đã mô tả khởi nguyên sự phát triển của nhân loại như thế nào?…

Bức họa “Phục Hi và Nữ Oa”, được sưu tầm bởi Bảo tàng Mỹ thuật Boston (Ảnh sưu tầm).

Năm 1983, tạp chí “Khoa học xã hội quốc tế” của UNESCO, trên trang đầu số thử nghiệm có tiêu đề “Hóa sinh vạn vật” là bức họa “Phục Hi và Nữ Oa”, được sưu tầm bởi Bảo tàng Mỹ thuật Boston. Nguyên nhân là do các nhà khoa học phát hiện ra rằng cấu trúc xoắn kép của gen di truyền sinh học của con người – axit deoxyribonucleic, hay còn gọi là DNA, giống với hai cơ thể xoắn ốc trong bức họa giao phối giữa Phục Hi và Nữ Oa một cách đáng ngạc nhiên.

Điều này đã dẫn phát người ta suy tư, tìm về nguồn gốc nguyên lai của sinh mệnh.

Vậy thì, thời kỳ viễn cổ của Phục Hi-Nữ Oa với mật mã di truyền DNA được phát hiện của nhân loại ngày nay có tồn tại thiên cơ nào liên quan?

Mật mã di truyền gen DNA

Mô hình cấu trúc xoắn kép DNA được công bố lần đầu tiên trên tạp chí “Nature” của Anh vào tháng 4 năm 1953. Nó được phát hiện bởi James Watson và Francis Crick, được ca ngợi là phát hiện vĩ đại nhất của sinh vật học thế kỷ 20, và nhờ đó đã mở ra cánh cửa cho sinh vật học phân tử.

Ba tỷ cặp cơ đối trong hệ gen xoắn kép DNA vẫn chưa được con người giải mã hoàn toàn.

DNA là tên viết tắt của deoxyribonucleic acid trong tiếng Anh, là cấu trúc phân tử của gen di truyền, có thể hiển thị mật mã di truyền gen về sự liên tục và truyền thừa của con người. Người ta cũng phát hiện ra rằng gen di truyền của DNA có thể xác định diện mạo, thể hình, màu da và tình trạng sức khỏe của một người.

Thông qua so sánh trình tự DNA trong tế bào nhân thể, có thể phán đoán được các bệnh tật di truyền, thậm chí có thể dự đoán được thời gian tử vong. Đồng thời người ta cũng phát hiện, sự khác biệt trong trình tự sắp xếp của các gen DNA quyết định sự tồn tại của các loài sinh vật khác nhau trong mật mã chỉ lệnh của nó. Nói cách khác, người ta thường nói “Long sinh long, phụng sinh phụng, chuột sinh chuột”; do vậy, gà không thể sinh ra vịt con, chó không thể sinh ra mèo con.

Mật mã di truyền DNA của con người có nguồn gốc từ phụ mẫu, tổ tiên, trong đó không chỉ bảo lưu quá khứ của một người, mà còn có thể dự hiển tương lai. Hồi lại quá khứ, bạn có thể phát hiện rằng trong nó uẩn tàng thông tin về tổ tiên loài người. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra, rằng DNA là một sợi dây buộc liên hoàn đặc biệt giữa nhân loại và các nền văn minh trí huệ cao – nói cách khác, thông qua nghiên cứu thân thể con người, chúng ta có thể lý giải được thông tin của vũ trụ.

Chúng ta biết rằng, trong văn hóa Đạo gia cổ đại của Trung Quốc, có thuyết rằng thân thể con người là một tiểu vũ trụ. Thân thể con người so với vũ trụ bao la là có tồn tại mối quan hệ đối ứng. Điều này cũng tương hợp cao độ với lý luận thông tin gen của DNA.

Vậy thì, nền văn minh cổ đại Trung Quốc đã mô tả khởi nguyên sự phát triển của nhân loại như thế nào?

Bàn Cổ khai Thiên tịch Địa, hóa sinh vạn vật

Người Trung Quốc khi nói về thời cổ đại, câu mở đầu thường nói: “Kể từ khi Bàn Cổ khai thiên tịch địa…” Về Bàn Cổ, trong “Tam ngũ lịch ký” ghi lại: “Vào thời Thiên Địa chưa hình thành, trạng thái hỗn mang như kê tử (trứng gà), Bàn Cổ từ đó mà sinh ra, một vạn tám ngàn tuổi, Thiên Địa khai tịch, thanh Dương làm Thiên, đục Âm làm Địa, Bàn Cổ nằm ở giữa.” “Kẻ thanh nhẹ thăng thành Thiên, kẻ nặng đục hạ xuống thành Địa, kẻ tổng hòa thì làm Nhân, cố Thiên Địa hợp tinh, vạn vật hóa sinh”.

Chính là nói, Bàn Cổ khai thiên tịch địa đã sinh thành hoàn cảnh vũ trụ cho sự tồn tại của nhân loại.

Thần thoại sáng thế viễn cổ này, dưới hình thức văn tự, đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và được bảo lưu rất tốt.

Phục Hy tạo ra Bát Quái để giao tiếp với các vị Thần

Thiên Địa vừa hình thành, các vị Thần vĩ đại lần lượt hạ thế để hoàn thiện hoàn cảnh vũ trụ.

Đến thời kỳ Tam Hoàng, Phục Hi, một trong ba vị hoàng đế, đã tạo ra Bát Quái, chế cửu châu (chia thế giới thành 9 châu), tạo thư khế (chữ viết, văn tự), tạo cầm sắt (đàn cầm và đàn sắt), khai sáng nền văn minh nhân loại – ông được gọi là thủy tổ của văn hóa nhân loại.

Phục Hi còn được gọi là Thái Hạo, Bào Hi, Mật Hi, v.v. Trong “Sử ký – Tam hoàng bổn ký” có ghi: “Thái Hạo Bào Hi, Phong tính. Đại Toại nhân thị, kế thiên nhi vương. Mẫu viết Hoa Tư, lý đại nhân tích ư Lôi Trạch, nhi sinh bào nhi ư Thành Kỉ, xà thân nhân thủ” (Ý tứ là: Thái Hạo Bào Hi, họ Phong, người Đại Toại, thay Trời làm vua. Mẹ tên là Hoa Tư, giẫm lên dấu chân đại nhân ở Lôi Trạch, sinh Bào Hi ở Thành Kỉ, đầu người thân rắn). Có nghĩa là nói thân mẫu của Phục Hi là Hoa Tư, trong một lần đến Lôi Trạch, giẫm phải dấu chân của người khổng lồ mà mang thai và sinh ra Phục Hi.

Chân dung Phục Hi (ảnh: Quốc lập cố cung bác vật Viện).

Phục Hi chế Bát Quái: Theo ghi chép của “Chu Dịch – Hệ Từ Hạ”, Phục Hi có Thánh đức, đại Thần lực, “ngưỡng quan tượng ư Thiên, phủ quan pháp ư Địa” (trên nhìn thấu trời, dưới quản vạn vật). “Quan điểu thú chi văn dữ địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật” (ông thông qua quan sát thiên địa chim thú vạn vật mà khởi thủy chế tác Bát Quái); “dĩ thông Thần minh chi đức, dĩ loại vạn vật chi tình” (dùng cái đức của Thần, cái tình của vạn vật), chế ra Bát Quái đại biểu cho Thiên, Địa, Thủy, Hỏa, Sơn, Lôi, Phong, Trạch, vì nhân loại mà lưu lại công cụ phù hiệu để câu thông với các vị Thần; tạo thư khế, hình thành triều chính, luật pháp, khai sáng phương thức giao tiếp giữa người với người. Cũng chính là nói, Bát Quái thuở nguyên sơ đã được trang bị công dụng thần kỳ là câu thông, giao tiếp với Thiên Địa Thần linh.

Trong “Chu Dịch khẩu nghĩa” cũng có ghi chép: Phục Hi bắt đầu vẽ Bát Quái, hình tượng thiên hạ vạn vật “không gì không có trong Bát Quái”, thông qua Bát Quái có thể thông hiểu “lý của Thiên Địa Âm Dương, để thành đạo cương – nhu, để làm căn bản của vạn sự, để làm đại pháp của thiên hạ” – chính là, mọi người trong thiên hạ đều lấy đó làm phép tắc căn bản.

Việc tạo ra đàn cầm và đàn sắt, trong “Trúc thư thống tiên”, cho biết: Phục Hi chế tác cầm sắt, dùng để “tu thân lý tính, phản kỳ thiên chân” (tu dưỡng lý tính, trở về bản tính tiên thiên thuần chân), có thể “dĩ thông Thần minh”, cũng có thể “[chế] ngự tà tích, phòng [ngừa] tâm dâm”.

Có thể thấy, những gì Phục Hi lưu lại cho con người, đều là tịnh hóa nhân tâm, nhờ đó mà con người có thể nhận biết, kết nối với Thần.

Nữ Oa dùng bùn tạo ra con người, luyện đá vá trời 

Nữ Oa kế thừa Phục Hi, làm Mẫu Thần (Thần Mẹ), đức độ Thần Thánh. Các văn hiến thời tiền Tần “Lễ Kí”, “Sơn Hải Kinh”, “Hoài Nam Tử” cho tới “Phong tục thông nghĩa”, “Đế vương thế kỷ”, “Sử ký” v.v… và các tư liệu lịch sử khác đều có ghi chép. Theo trích dẫn của “Thái Bình Ngự Lãm” Tập 78, trích dẫn “Phong tục thông nghĩa”: “Tục thuyết Thiên Địa khai tịch, vị hữu nhân dân, Nữ Oa đoàn hoàng thổ tác nhân, kịch vụ, lực bất hạ cung, nãi dẫn thằng ư âm nê trung, ư cử dĩ vi nhân”, tức là nói, khi thiên địa khai tịch, vì để có nhân loại, Nữ Oa đã dùng đất bùn, phỏng theo hình tượng của mình để tạo ra con người; khi không có đủ thời gian, bà nhúng sợi dây thừng vào bùn rồi tung ra, để hình thành nhiều con người hơn. Sau đó, bà tạo ra nam và nữ, khiến con người có thể tự sinh sôi phát triển.

Do đó nói: “Cố phú quý giả hoàng thổ nhân dã, bần tiện phàm dung giả cánh nhân dã” (người phú quý là nặn từ đất vàng, người bần tiện là từ dây thừng vung ra).

Chúng ta thường nghe câu “Anh hùng tạo thời thế, Thiên túng kỳ tài” (người kỳ tài là đến từ Thiên thượng), xem ra đều là có nguyên nhân – nguồn cội của con người từ thủa sơ khai đã bất đồng, sứ mệnh cũng là khác nhau.

Về việc Nữ Oa luyện đá bổ thiên (bổ thiên hiểu nôm na là vá trời), theo “Sử ký – Bổ tam hoàng bổn ký”, có ghi chép rằng, Cộng Công, vị thần kiểm soát hồng thủy, tức giận Bất Châu San, đến nỗi làm trời sập đất lún, tứ cực bị nghiêng ngả, cửu châu đại địa ngập lụt trong hồng thủy.

Nữ Oa luyện đá ngũ sắc để vá trời, trảm hết chân của thần ba ba, dựng lại tứ cực, dẹp yên hồng thủy và tiêu diệt hắc long, nhân loại từ đó mới có thể an cư.

Nữ Oa bổ Thiên (Ảnh:Thanh sơ tiêu vân tòng hội).

Trong “Đế vương thế kỷ” cũng có đề cập đến: “Nữ Oa, họ Phong, kế thừa Phục Hi sử tác sanh hoàng”.

Ý tứ là Nữ Oa kế thừa Phục Hi chế đàn cầm đàn sắt, và bắt đầu chế tác đàn sanh hoàng.

Trong “Thuyết văn” có nói: “Sanh, chính nguyệt chi âm. Vật sinh, cố vị sanh. Thập tam hoàng, tượng phụng chi thân”.

Đàn sanh có âm thanh như tiếng chim phượng, tựa như vật thông qua địa mà được sinh ra, đại biểu cho âm của chính nguyệt, do đó gọi là sanh.

Đàn sanh “dĩ bào vi chi” (dùng bầu làm chân), 13 ống sậy dài ngắn được cắm trong bầu, hình dạng giống như chim phượng hoàng. Nữ Oa chế đàn sanh hoàng, hữu sinh sinh bất tức, nghĩa là ban cho vạn vật tự mình phồn diễn sinh sôi nảy nở không ngừng.


Trong “Thế bổn – Đế hệ thiên” ghi chép rằng, Nữ Oa đã mệnh lệnh cho Nga Lăng Thị chế tác lương quản, thống nhất âm thanh thiên hạ; mệnh lệnh cho Thánh Thị chế tác ban quản, “hợp Nhật, Nguyệt, Tinh thần” đến thuận ứng quy luật vận hành của mặt trời, mặt trăng và các tinh tú, gọi là sung nhạc. Sau khi chế thành, người trong thiên hạ mới minh bạch việc này.

Trong “Ngũ kinh tích nghi” có nói: “Sanh giả pháp vạn vật thủy sinh, Đạo đạt âm dương chi khí, cố hữu trường đoản”, ý tứ là: đàn sanh tạo pháp cho vạn vật sinh sôi, Đạo thông suốt khí âm dương, trong đó có dài có ngắn. Qua đó có thể thấy trong âm nhạc truyền thống đều ẩn tàng huyền cơ nội tại về Đạo lý.
[Còn tiếp…]

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *