Thí nghiệm tâm lý học gây sốc nhất trong lịch sử

Adolf Eichmann là tên ác quỷ có vẻ ngoài tầm thường, vóc dáng nhỏ gầy gò, mặt đầy nếp nhăn, đeo cặp kính gọng đen dày cộp, trông giống một nhân viên ngân hàng hơn là một tên đồ tể hung tợn.

Thí nghiệm tâm lý học gây sốc nhất trong lịch sử. (Ảnh: Tổng hợp)

Nhưng tòa án đã liệt kê hàng ngàn hồ sơ và hàng trăm nhân chứng có mặt, chứng minh thực sự trong trại tập trung của Đức quốc xã, hắn đã phạm những tội ác vô nhân tính như cưỡng gian, tàn sát, tra tấn, giết người… Nhưng suốt 8 tháng xử án, hắn luôn khăng khăng chỉ phục tùng mệnh lệnh, chứ không ra lệnh. Vậy một người bình thường, dưới áp lực của quyền lực sẽ nghe theo mệnh lệnh hay đạo đức?

Năm 1961, Tòa án Jerusalem công khai thẩm vấn một tội phạm Nazi (thành viên của Phát xít Đức) tên là Adolf Eichmann. Ông ta bị buộc tội đã sát hại hàng triệu người Do Thái trong thời gian điều hành trại tập trung của Đức Quốc xã. Toàn bộ quá trình thẩm phán đã được truyền hình trực tiếp. Trong phiên xét xử tại toà án có sự góp mặt đông đủ của hơn 500 phóng viên từ khắp nơi trên thế giới tới, và hàng triệu người ngồi trước màn hình TV xem truyền hình trực tiếp. Mọi người đều muốn xem bộ mặt ác quỷ của tên sĩ quan cao cấp Đức quốc xã phạm tội ác đáng sợ trông như thế nào.

Nhưng khi hắn ta xuất hiện trên băng ghế xét xử, tất cả mọi người đều cảm thấy rất ngạc nhiên. Một người đàn ông vóc dáng nhỏ gầy gò, mặt đầy nếp nhăn, đeo cặp kính gọng đen dày cộp, trông giống một nhân viên ngân hàng hơn là một tên đồ tể hung tợn. Người ta rất khó có thể liên tưởng hắn với hình ảnh kẻ tội phạm cực kỳ hung ác và nguy hiểm. Nhưng tòa án đã liệt kê hàng ngàn hồ sơ và hàng trăm nhân chứng có mặt, chứng minh thực sự trong trại tập trung của Đức quốc xã, hắn đã phạm những tội ác vô nhân tính như cưỡng gian, tàn sát, tra tấn, giết người… Vì vậy, Adolf Eichmann là tên ác quỷ có vẻ ngoài tầm thường. 

Eichmann bị xét xử năm 1961. (Ảnh: Miền công cộng)




Khi mọi ánh mắt phẫn nộ của mọi người tập trung vào tên tội phạm Nazi này, Eichmann mở lời, và câu đầu tiên của hắn đã khiến mọi người càng thêm phần tức giận. Hắn cho biết, chẳng qua bản thân chỉ làm theo mệnh lệnh, đó đều là những nhiệm vụ cấp trên giao xuống. Trong suốt quá trình thẩm vấn kéo dài 8 tháng, Eichmann luôn khăng khăng rằng những tội ác xảy ra trong tại tập trung không có quan hệ trực tiếp với hắn, hắn chỉ phục tùng mệnh lệnh, phục tùng quyền uy, hắn không phải là kẻ đưa ra mệnh lệnh. Tuy nhiên, những lời giải thích của Eichmann không có tác dụng, và cuối cùng toà án vẫn phán quyết án tử hình đối với hắn. 

Tháng 5 năm 1962, hắn bị hành hình, mọi người vui mừng bởi chính nghĩa cuối cùng đã được thi hành. Biện minh xảo quyệt của Eichmann khiến tất cả những người Do Thái tức giận cùng cực, nhưng tại nước Mỹ xa xôi, có một người Do Thái bắt đầu suy xét về những lập luận của Eichmann.

Nghi vấn: lời biện minh của ác quỷ có lý?
Người đàn ông Do Thái đó tên là Stanley Milgram. Anh là thế hệ người Do Thái di dân thứ hai. Mặc dù bản thân anh và cha mẹ mình không bị bức hại, nhưng rất nhiều người thân ở Đông Âu của họ đều bị chết trong trại tập trung Đức quốc xã. Từ bé tới lớn, Milgram luôn được bao phủ bởi một vầng hào quang của một nhà thiên tài, anh không chỉ đạt những điểm số xuất sắc mà suy nghĩ của anh cũng sâu sắc hơn nhiều các bạn đồng lứa. Những năm trung học, anh đảm nhiệm vai trò chủ tịch báo trường. Bài viết đầu tay của anh thảo luận về việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, gây ra ảnh hưởng xã hội cho Nhật Bản. Sau ba năm dành để học xong chương trình đại học, anh bắt đầu nghiên cứu về tâm lý học tại Đại học Harvard.

Khi diễn ra thẩm vấn Eichmann, anh Migram vừa nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ và trở thành trợ giảng tâm lý tại Đại học Yale. Anh Migram muốn biết những lời biện giải của Eichmann có bao nhiêu phần là xuất phát từ suy nghĩ chân thực trong lòng ông ta, và trước quyền uy, con người có thể mù quáng tới mức độ nào, hay là chỉ vì tính cách phục tùng của người dân Đức khiến cho Nazi thắng thế? Vì thế, Migram đã tiến hành một thí nghiệm tâm lý.

Nghiệm chứng: phục tùng quyền uy hay đạo đức lương tri
Mục đích của thí nghiệm này nhằm kiểm tra dưới áp lực giữa mệnh lệnh quyền uy và tiếng nói của đạo đức, người ta sẽ lựa chọn cái nào.




Thí nghiệm này nhận được tài trợ hơn 400.000 USD của chính phủ Mỹ và được Đại học Yale hỗ trợ. Migram rất vui mừng, tuy nhiên anh không lường được kết cục của thí nghiệm này và sau đó chính phủ Mỹ đã phải rất hối hận vì tài trợ cho nó. Anh đã đăng thông tin tuyển mộ trên tờ New Haven, cho biết nhằm phục vụ nghiên cứu liên quan tới khả năng trí nhớ và học tập nên cần tìm 300 người tình nguyện, không giới hạn giới tính và nghề nghiệp. Mỗi người tham gia sẽ nhận được thù lao 4,5 USD/h (tương đương với 32 USD ngày nay). Yêu cầu duy nhất với tình nguyện viên là độ tuổi phải từ 20-50. Không lâu sau Milgram đã tìm được 300 tình nguyện viên tham gia thí nghiệm. 

Sau 3 tháng thẩm vấn Eichmann, thí nghiệm trên của Milgram cũng được bắt đầu. Một vòng thí nghiệm chỉ kiểm tra một nhóm gồm có một tình nguyện viên và kèm theo 2 nhân viên công tác. Nhiệm vụ của hai nhân viên là diễn kịch mô phỏng sự xung đột giữa quyền lực và đạo đức, hai hoàn cảnh lựa chọn sẽ làm tình nguyện viên khó xử. Tuy nhiên người  tình nguyện viên không biết hai người trong nhóm mình là nhân viên công tác, và chỉ nghĩ họ cũng là tình nguyện viên như mình.

Cụ thể một vòng thí nghiệm như sau:

Nhân viên công tác: William và Wallace đều là diễn viên của Milgram. Wallace đóng vai sinh viên tham gia thí nghiệm kiểm tra năng lực trí nhớ. William đóng vai người có quyền ra lệnh
Tình nguyện viên: Karl là giáo viên sẽ nhận mệnh lệnh làm kiểm tra. Karl cho rằng thí nghiệm này dùng để kiểm tra khả năng học tập và trí nhớ của Wallace. Nhưng tất cả chỉ là trò chơi. Kark mới chính là đối tượng được kiểm tra
Wallace ngồi ở một phòng riêng, trên tay có gắn sợi dây điện nối với máy ở một gian phòng khác đang có cả William và Karl ngồi cùng nhau, vị trí ngồi của 3 người như sau

William sẽ đưa cho Karl một tệp bản thảo với các cột từ hầu như không liên quan với nhau. Karl đọc xong, Wallace được yêu cầu phải nhớ những từ đó. Sau đó Karl sẽ kiểm tra trí nhớ Wallace. Nếu Wallace nói đúng sẽ tiếp câu hỏi sau, nếu nói sai Karl sẽ ấn nút máy điện khiến Wallace bị chịu phạt điện giật.




Hình minh họa thí nghiệm của Milgram. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Trước khi thí nghiệm bắt đầu, còn có một trò chơi. Wallace giả vờ bất an nói: “Tôi bị bệnh tim, không chịu được điện giật mạnh”.

Tiến sĩ William bèn an ủi: “Không lo, dòng điện rất yếu, chỉ giống như kiến đốt thôi, nó không thể hại anh được”. 

Thực ra những điều này nói ra để cho Karl nghe thấy, để Karl biết Wallace không thể chịu được điện giật mạnh. Tiếp theo sẽ trắc nghiệm lương tâm của Karl. Điện áp từ 15V, mỗi lần trả lời sai sẽ tăng thêm 15V.




Trong thí nghiệm này, Wallace cố ý liên tục nói sai nên điện áp điều chỉnh ngày một tăng cao. Khi điện áp lên tới 120 V, mỗi lần bị giật Wallace lại kêu lên đau quá. Nhưng đó đều không phải là thật mà đã được ghi âm từ trước. Khi điện áp tới 150 V thì nó đã ở mức độ có thể gây hại cho người bị giật. Karl bắt đầu do dự và nhìn Tiến sĩ William, nhưng ông hoàn toàn làm ngơ. Vậy là Karl tiếp tục ấn nút, và chỉ nghe thấy tiếng hét ‘thả tôi ra, tôi nói tôi bị bệnh tim’ của Wallace ở phòng bên cạnh. 

Lúc này Karl lại nhìn William đợi chờ mệnh lệnh, ánh mắt Tiến sĩ vẫn mang ý hãy tiếp tục. Karl do dự một lát rồi cầm bản thảo lên đọc tiếp, và lúc này điện áp đã tăng lên 210V. Karl căng thẳng lắng nghe câu trả lời của Wallace, không may Wallace lại trả lời sai tiếp. Khuôn mặt Karl khi này tỏ rõ sự tuyệt vọng, nhưngTiến sĩ William ở bên cạnh, qua ánh mắt vẫn tỏ rõ sự bình tĩnh không do dự, với ẩn ý tiếp tục cuộc thí nghiệm. Thế là Karl vươn cánh tay ra, ấn vào nút điện, và theo đó là tiếng hét chói tai của Wallace ở phòng bên, còn có âm thanh vật lộn. Tuy nhiên Karl lúc đó như tê dại, và cũng không quay lại nhìn Tiến sĩ William, mà vẫn tiếp tục đọc bản thảo tới khi điện áp lên tới 450V, nhưng đã không còn nghe thấy phản ứng nào của Wallace ở phòng bên. Thí nghiệm kết thúc.

Milgram ở phòng giám sát bên cạnh chứng kiến tất cả quá trình của cuộc thí nghiệm, anh yên lặng. Karl – tình nguyện viên thực sự – giữa lương tri và áp lực của quyền lực, đã lựa chọn phục tùng theo quyền lực. Karl có phải là người yếu kém về đạo đức không? Những người khác sẽ làm tốt hơn anh ta?

Thí nghiệm tiến hành tiếp lại xuất hiện các kết quả khiến người ta càng sốc và tuyệt vọng.

100% trong tổng số vài trăm người tham gia thí nghiệm đều bật điện áp tới mức 225V; 82,5% số người bật tới mức cực hạn 450V.

Thực ra khi thiết kế thí nghiệm này, Milgram đã tăng thêm trình tự ứng đối chất vấn, chính là khi Karl đóng vai trò người giáo viên, nếu như anh ta đưa ra yêu cầu muốn ngừng thí nghiệm, thì với đề nghị lần đầu, Tiến sĩ sẽ yêu cầu tiếp tục; nếu yêu cầu ngừng tiếp lần 2, Tiến sĩ sẽ nói cuộc thí nghiệm cần anh tiếp tục; còn với yêu cầu ngừng lần thứ 3, thứ 4, Tiến sĩ vẫn sẽ nói cần phải tiếp tục. Nhưng nếu như lần thứ 5 đưa ra yêu cầu ngừng, thí nghiệm sẽ lập tức dừng. Tuy nhiên trên 80% số người tham gia đều không đưa ra yêu cầu ngừng lần thứ 5.




Vậy kết quả này có khiến chúng ta thất vọng? Nhưng chưa dừng ở đó, so sánh với phần khác thì kết quả của thí nghiệm này còn kinh khủng hơn. 

Khi không có áp lực, ai cũng là bậc chính nhân quân tử
Một tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm, Milgram có làm một bảng câu hỏi về dự đoán của mọi người đối với kết quả thí nghiệm, để họ tự đặt bản thân vào giả thiết nếu tham gia thí nghiệm sẽ có lựa chọn thế nào. Đương nhiên khi không ở trong hoàn cảnh phải chịu áp lực, chỉ nói về lựa chọn ở trên giấy, mọi người đều chọn làm theo đạo đức. Những người nhận bảng câu hỏi chia làm ba nhóm. Nhóm 1 là các sinh viên đại học; nhóm 2 là các học sinh cấp 2; nhóm 3 là các chuyên gia bệnh thần kinh của đại học nổi tiếng. Kết quả cho thấy không mấy khác biệt. Trên 99% số người đều nói nếu điện áp cao đến 150V, họ chắc chắn sẽ không ấn nút máy điện. Chỉ có chưa đến 1% số người cho biết sẵn sàng bật tới mức cao nhất 450V. 

Trên 99% số người đều nói nếu điện áp cao đến 150V, họ chắc chắn sẽ không ấn nút máy điện. Chỉ có chưa đến 1% số người cho biết sẵn sàng bật tới mức cao nhất 450V. (Ảnh: Pixabay)




Khi không có áp lực, vốn mọi người đều thể hiện là bậc chính nhân quân tử. Vì vậy chúng ta có thể thấy biểu hiện của Karl như một cú đánh mạnh đối với Milgram. Hơn nữa thí nghiệm càng tiến hành về sau càng khiến Milgram cảm thấy tuyệt vọng. Vậy tại sao những người tham gia có thể đi hết toàn quá trình thí nghiệm? Có 60% nhóm người tham gia thí nghiệm thực sự cho rằng Wallace đã chết. Điều này thật đáng sợ, lẽ nào những người này là những kẻ tàn ác không coi trọng mạng sống con người? 

Thực ra không phải. Trong quá trình phục tùng theo mệnh lệnh, nhiều người thể hiện sự vật lộn và hoang mang trong tâm. Những người này có thể phân thành 5 loại: 

Nhóm kỳ lạ hiếm thấy: họ biểu hiện không hề quan tâm tới sống chết của Wallace, và suốt quá trình rất vui vẻ ấn nút điện, và cuối cùng nói rằng rất vui khi tham gia thí nghiệm
Nhóm vâng lời: khi họ ấn điện tới 120 V, đã bắt đầu đứng ngồi không yên, bởi nó đã vượt quá tiêu chuẩn 110V, trong số họ còn có người cười một cách lo lắng, có người liên tục nhìn Tiến sĩ, hi vọng ông sẽ chủ động yêu cầu ngừng, nếu không họ cũng sẽ giống như Karl, vâng lời thực hiện lệnh. Đây có thể nói nhóm này chiếm số đông, với họ quyền lực là không được nghi ngờ, phục tùng là đương nhiên.
Nhóm phục tùng: nhưng có biểu hiện tính độc lập nhất định. Sau khi nghe tiếng la hét của Wallace, họ lập tức hỏi liệu Wallace có thực sự bị thương không. Nếu Tiến sĩ đảm bảo Wallace không vấn đề gì, họ sẽ tiếp tục ấn nút. Nhóm người này dù có tư tưởng độc lập nhất định, nhưng chỉ nghi ngờ yếu ớt, và vẫn phục tùng mệnh lệnh.
Nhóm thách thức: nhóm này khó hơn một chút, sẽ thách thức mệnh lệnh, sau khi nghe tiếng la hét của Wallace, họ sẽ đề cập tới việc kết thúc thí nghiệm, nhưng sau khi Tiến sĩ hai lần kiên quyết từ chối, thì họ cũng thuận theo. Có thể gọi nhóm này là thách thức mệnh lệnh nhưng thất bại.
Nhóm chính trực: đây là nhóm đáng quý nhất, là những người thẳng thắn. Có một người đàn ông trung niên tham gia thí nghiệm, sau khi lần đầu nghe tiếng hét của Wallace, đã thẳng thắn từ chối làm tiếp thí nghiệm, cho dù Tiến sĩ có đe doạ hay dụ dỗ thế nào, thậm chí lấy hợp đồng ra uy hiếp, ông đều từ chối ấn nút điện. Nhóm này rất ít nhưng nhiều hơn nhóm 1 một chút, chiếm khoảng hơn 10% tổng số người tham gia.
Milgram thở dài và đành phải thừa nhận mặc dù nhóm kỳ lạ lấy việc hành hạ người khác làm niềm vui không quá nhiều, nhưng phần lớn mọi người giữa uy hiếp của mệnh lệnh và lương tâm, lại lựa chọn phục tùng quyền lực.

Milgram đưa kết quả này tổng kết lại trong một bài viết mang tên “Nghiên cứu hành vi phục tùng”. Bài viết này đã được đăng trên tạp chí tâm lý học vào năm 1963. Phản ứng của bài viết đem tới là điều Milgram không dự liệu trước được, hàng loạt những lời chửi bới và công kích dồn tới. Các nhà tâm lý học toàn nước Mỹ tập hợp lại tấn công, nói rằng thí nghiệm của Milgram phi nhân tính, không chuyên nghiệp. Đại học Yale lập tức sa thải Milgram. Trường đại học Harvard loại Milgram khỏi danh sách ứng cử viên, ông cũng bị rút tên ra khỏi Hội tâm lý học của Mỹ. Sau này ông tìm được công việc tại một đại học ở New York và 21 năm sau vào ngày 20/12/1984, Milgram qua đời.

Như trên đã đề cập tới việc chính phủ Mỹ đã rất hối hận khi tài trợ cho cuộc thí nghiệm này. Tại sao vậy? Bởi vì vào những năm 60, 70 của cao trào chiến tranh lạnh, chính phủ Mỹ trực tiếp thực thi và hỗ trợ kinh phí cho rất nhiều các nghiên cứu tâm lý học, với mục đích muốn hiểu rõ nếu xảy ra tình huống cực kỳ thảm khốc, ví như chiến tranh hạt nhân, xã hội nước Mỹ liệu có sức chịu đựng tâm lý mạnh tới mức độ nào, con người sẽ có phản ứng như thế nào trước các tai nạn. Điều này có ảnh hưởng tới chính sách tạm thời của chính phủ và chiến lược tuyên truyền. 

Kết quả cuộc thí nghiệm của Milgram là một đòn giáng mạnh vào chính phủ Mỹ. Nó đã nêu rõ thực tế rằng, người Mỹ lớn lên trong sự tiếp nhận giáo dục dân chủ tự do, lại không hề kiên cường hơn, và càng không có cảm giác đạo đức mạnh mẽ hơn. Trước áp lực của quyền uy, họ cũng rất dễ làm trái lương tâm. Những người Mỹ tự cho rằng rất có chính nghĩa, nhưng so với người Đức trong thời thế chiến II, họ không khác nhau về bản chất.

Thực ra, đây chính là lý do khiến Milgram bị giới học thuật, xã hội và chính phủ hắt hủi. Bước vào thiên niên kỷ mới, khi quay đầu nhìn lại thí nghiệm vài thập kỷ trước của Milgram, người ta mới đưa ra những đánh giá chính xác. Thí nghiệm này được gọi là thí nghiệm tâm lý học dễ kiểm nghiệm nhất. Sau đó nó đã được các nhà tâm lý học khác tiến hành lại nhiều lần, tỷ lệ sai số ở trong khoảng 10%.

Sự đảo ngược: Thất vọng và hy vọng
Thí nghiệm tâm lý học này khiến nhiều người cảm thấy thất vọng. Nhưng cũng không nên quên rằng, có khoảng hơn 10% số người tham gia thí nghiệm lựa chọn kết thúc thí nghiệm, và những người này phần lớn đều là những người có tín ngưỡng tôn giáo kiên định. Ý nghĩa chân thực của thí nghiệm chính là ở đây, nó đã tiết lộ rằng, chỉ có dựa vào chế độ dân chủ tự do, vẫn không đủ đảm bảo giáo dục được người dân, khi chịu áp lực của quyền lực, có khả năng chống đỡ mạnh mẽ, có thể kiên trì kiến giải độc lập, làm con người có đạo đức. Chỉ dựa vào chế độ không đủ để thay đổi sự thật về nhân tính yếu mềm, chỉ có niềm tin tín ngưỡng vững chắc mới là chỗ dựa cuối cùng của đạo đức. 


Nếu như có người thở dài khi có tới 82% số người trong cuộc thí nghiệm không vượt qua được trắc nghiệm đạo đức, có lẽ chúng ta nên thở dài tự hỏi, tại sao có nhiều người đến vậy đã mất đi niềm tin vào tín ngưỡng. Vậy nên để xây dựng một xã hội vừa có dũng khí và đạo đức, là không thể tách rời khỏi tín ngưỡng.

Nguồn: DKN – Theo Wenzhao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *