Thí nghiệm của khoa học gia Cleve Backster, chuyên gia của Cục tình báo trung ương Mỹ đã thay đổi quan niệm của mọi người về thực vật. Thực vật thực sự có cảm tình.
Thực vật không phải vô tri vô giác mà nó cũng có cảm tình (ảnh TH)
Cleve Backster từng là một sĩ quan quân đội
Cleve Backster sinh ngày 27/02/1924 tại Lafayette, New Jersey, Hoa Kỳ. Trong thế chiến thứ hai, ông đã tạm dừng việc học ở học viện Máy nông nghiệp và kiên quyết gia nhập quân đội. Ông đã trở thành sĩ quan hải quân đầu tiên của địa phương nhập ngũ.
Trước khi tham gia quân đội, ông rất có hứng thú đối với thôi miên. Ông đã làm nhiều nghiên cứu, sử dụng thuật thôi miên trong hoạt động tình báo và phản gián; từ đó đưa ra ra rất nhiều đề xuất kiến nghị. Sau khi nhập ngũ, ông trở thành chuyên gia thẩm vấn của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Thuật thôi miên là một điều mới lạ vào thời điểm đó, rất ít người có hiểu biết sâu về nó. Backster đã sử dụng nó một cách sáng tạo trong công tác phản gián.
Vậy liệu thuật thôi miên của Backster có hiệu quả không? Ở đây có thể kể ra một ví dụ. Một lần nọ, để viên chỉ huy hiểu được những nguy cơ tiềm ẩn của thuật thôi miên, Backster đã sử dụng thuật thôi miên đối với thư ký của viên chỉ huy và lấy được một tập tài liệu tuyệt mật. Sau khi người thư ký tỉnh dậy thì hoàn toàn không biết được rằng mình đã làm rò rỉ tài liệu.
Trở thành chuyên gia phát hiện nói dối
Vì để bảo mật, đêm hôm đó Backster đã đem những tài liệu đó và cất vào nơi an toàn. Đến ngày hôm sau thì ông trao lại nó cho viên chỉ huy. Lúc đó ông nói với viên chỉ huy rằng: “Có một cách đó là báo cho cảnh sát đặc nhiệm tới bắt tôi; và một cách khác đó là nghe lời giải thích của tôi một cách cẩn thận”.
Cuối cùng viên chỉ huy đã chấp nhận nghe ông giải thích. Lúc đó CIA vừa mới thành lập, sau khi biết được chuyện này, CIA đã để cho ông sớm xuất ngũ; đồng thời thuê ông sử dụng máy phát hiện nói dối để phục vụ cho công tác điều tra. Bằng cách này, Backster đã trở thành một chuyên gia về phát hiện nói dối. Ông đã tiến hành nghiên cứu đối với máy phát hiện nói dối phản ứng điện da (GSR).
Một thí nghiệm đối với máy phát hiện nói dối (ảnh minh họa diariocorreo)
Khi sử dụng loại máy phát hiện nói dối này, một miếng điện cực được gắn vào hai ngón tay của đối tượng thử nghiệm; một dòng điện nhỏ sẽ đi qua 2 xúc giác ở 2 đầu của điện cực. Sau đó, máy phát hiện nói dối sẽ phản ứng đối với sự biến đổi điện trở trong da người thông qua mạch điện; từ đó sẽ vẽ ra các biểu đồ thể hiện ra trạng thái cảm xúc của người đó. Backster không ngờ rằng việc sử dụng và nghiên cứu các máy phát hiện nói dối sẽ tạo ra những phát hiện quan trọng nhất trong cuộc đời ông.
Thực vật không chỉ có cảm tình mà còn có công năng siêu cảm
Vào một ngày tháng 2 năm 1966, Backster tưới hoa và cây trong vườn. Trong một lần cao hứng, ông đã nối hai điện cực của máy dò nói dối vào lá của một cái cây ngưu thiệt lan hoa và tưới nước vào gốc của nó.
Khi nước ở rễ từ từ được hút lên, ông kinh ngạc phát hiện dòng điện kế của máy phát hiện nói dối không có dấu hiệu giảm điện trở nhỏ như dự tính. Trên điện kế đồ, bút điện kế không phải hướng lên mà là hướng xuống và tạo ra các hình răng cưa; loại hình đường cong này rất giống với hình dạng đường cong khi người ta phấn khích vui vẻ. Backster cảm thấy phấn khích và chấn động.
Sau đó Backster đã đặc biệt sửa đổi một cái máy phát hiện nói dối và kết nối nó với các loài thực vật khác nhau. Ông nghĩ là sẽ làm các hành động uy hiếp đối với thực vật. Khi sử dụng máy phát hiện nói dối để kiểm tra một người, lúc một người bị đe dọa đến sự an toàn của chính mình, ví dụ như được cho biết rằng: Anh ta phạm tội giết người, anh ta đã nổ súng khiến người khác bị chết, như vậy sẽ sản sinh ra tình cảm chấn động. Lúc đó an toàn của người được kiểm tra sẽ bị uy hiếp. Sự sợ hãi của anh ta sẽ làm đồ thị trên máy phát hiện nói dối thay đổi. Backster rất tò mò, không biết thực vật sẽ phản ứng như thế nào trước các mối đe dọa?
Backster đang làm thí nghiệm với thực vật (ảnh hispasonic)
Thực vật có thể đọc được suy nghĩ của con người
Backster không biết làm thế nào để đe dọa cây; vì vậy ông đã thử nhiều phương pháp khác nhau. Ông kéo lá cây ra và đưa tới một cốc cà phê nóng. Đồ thị thể hiện ra các hình răng cưa, chấn động không quá lớn; dường như thể hiện là thí nghiệm quá nhàm chán. Vậy phải làm như thế nào thì nó mới phản ứng đây? Backster không ngừng suy nghĩ. Đột nhiên trong đầu ông xuất ra một niệm: Dùng lửa đốt cái lá của nó thử xem. Đúng lúc này thì một sự kiện thần ký đã xảy ra.
Backster cho biết, lúc đó không có ai ở trong căn nhà, và trong phòng thí nghiệm cũng chỉ có một mình ông. Trong tay ông không có diêm, chỉ là động niệm muốn đốt cái lá cây mà thôi. Ai ngờ niệm vừa xuất ra thì kim đồng hồ lập tức phản ứng kịch liệt. Backster kinh ngạc đến ngây người, ông lập tức nhận ra: “Ôi trời! Nó biết mình đang nghĩ gì”. Chẳng lẽ thực vật cũng có công năng tha tâm thông (đọc được suy nghĩ người khác) hay sao?
Sau đó Backster lấy ra một que diêm, khi vừa quẹt lên thì lại thấy một sự biến đổi rõ ràng trên máy ghi. Ngọn lửa của diêm còn chưa chạm tới cái cây mà kim đồng hồ đã lắc lư dữ dội; thậm chí đồ thị còn vượt ra ngoài mép giấy của máy ghi, lộ ra sự sợ hãi mãnh liệt.
Thực vật có cảm tình!
Tâm trạng của Backster lúc đó rất phấn khích. Ông nói rằng lúc đó dường như không khống chế được. Ông muốn chạy ngay ra Quảng trường Thời đại ở New York mà hô to lên: Thực vật có cảm tình! Backster cảm thấy rằng, là một người đã gắn bó với khoa học trong một thời gian dài, phát hiện này là một thách thức đối với học vấn của ông.
Sau đó, ông lặp lại các thí nghiệm này nhiều lần. Ông phát hiện rằng, khi mà ông giả vờ đốt lá cây, thì trên bản vẽ sẽ không có phản ứng loại này. Ông tự hỏi: “Thực vật còn có năng lực phân biệt ý đồ thật giả của con người hay sao?”
Thực vật có thể phân biệt suy nghĩ thật giả của con người (ảnh Youtube)
Backster cùng các đồng nghiệp của ông đã thực hiện các quan sát và nghiên cứu tương tự với các loài thực vật khác và các máy dò nói dối khác ở khắp nơi trên cả nước. Họ đã thí nghiệm trên hơn 25 loại thực vật và cây ăn quả khác nhau, trong đó bao gồm: rau diếp, hành tây, cam, chuối… và đều cho kết quả quan sát là như nhau.
Thực vật có ký ức và cũng có thể cảm thụ được những sinh vật khác
Backster cũng từng thiết kế một thí nghiệm như sau: Ông ném một ít tôm sống vào nước sôi trước mặt cây cối. Lúc này cây lập tức rơi vào trạng thái kích thích tột độ. Ông đã thử nghiệm nhiều lần và lần nào cũng cho phản ứng như nhau. Vì để loại trừ khả năng quấy nhiễu của con người, đảm bảo thí nghiệm tuyệt đối chân thực chính xác, ông đã sử dụng một dụng cụ thiết kế mới, không thiết lập thời gian, tùy thời mà tự động bỏ tôm vào trong nước sôi, cũng sử dụng một máy ghi chính xác đến 1/10 giây để ghi lại.
Backster lần lượt đặt một cái cây trong 3 căn phòng, nối chúng với các điện cực của thiết bị. Sau đó khóa cửa lại, không cho phép bất kể ai đi vào. Ngày hôm sau, ông xem kết quả thí nghiệm, thì phát hiện rằng sau mỗi 6-7 giây tôm được thả vào trong nước sôi, đồ thị sẽ lập tức tăng lên cao. Dựa trên những điều này, Backster chỉ ra rằng, cái chết của tôm gây ra phản ứng đường cong dữ dội của thực vật. Đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên.
Cây thường xuân có thể nhận biết được ý định của con nhện (ảnh minh họa cphaco)
Cây có thể ‘nhận biết’ được người
Ông cho rằng, điều này cho thấy không chỉ có sự giao tiếp giữa thực vật mà còn giữa thực vật và các sinh vật khác. Tại trường đại học Yale, Hoa Kỳ, Backster cũng làm một thí nghiệm thú vị trước công chúng. Ông nối một cái lá cây thường xuân với máy dò nói dối. Sau đó Backster yêu cầu một cậu bé đặt một con nhện lên bàn cạnh cái cây; cũng dùng tay giữ không cho nó chạy. Cây thường xuân dường như không có phản ứng gì.
Tuy nhiên, khi cậu bé bỏ tay ra và con nhện nhận ra rằng nó có thể bỏ chạy, trong nháy mắt ngay trước khi nó có ý định trốn thoát, kim của máy dò nói dối đã vẽ ra một đường cong rất lớn. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này cho thấy thực vật có năng lực siêu cảm, có thể cảm nhận được ý định hành động của con nhện.
Ngoài ra, để nghiên cứu khả năng ghi nhớ của thực vật. Backster đã đặt hai cái cây cạnh nhau trong cùng một căn phòng, và yêu cầu một học sinh phá hủy cây này trước cây kia. Sau đó học sinh này được trộn lẫn với các học sinh khác, tất cả đều mặc trang phục giống nhau. Sau đó các em học sinh đeo mặt nạ và đi về phía cái cây còn sống kia. Những học sinh khác đi qua thì đều không có phản ứng gì. Nhưng đến khi học sinh đã phá hủy cái cây kia đi qua, thì kim của thiết bị lập tức đưa ra tín hiệu mạnh mẽ. Nó thể hiện sự sợ hãi đối với người đã phá hủy cái cây kia.
Nghiên cứu đối với tế bào của phi hành gia Brian
Backster không chỉ nghiên cứu trên thực vật, ông còn nghiên cứu trên vi khuẩn axit lactic, trứng, và thậm chí cả tế bào sống của con người; và ông cũng nhận được những kết quả đáng kinh ngạc. Đây là một thí nghiệm thú vị khác của Backster. Nhân vật chính của thí nghiệm này là phi hành gia của NASA, tiến sĩ Brian O’Leary.
Trong quá trình thử nghiệm, tiến sĩ Brian đã để những tế bào của mình ở lại trong phòng thí nghiệm. Sau đó ông rời khỏi phòng thí nghiệm và đến sân bay San Diego, bay đến Phoenix, Arizona, cách đó 300 dặm (hơn 480km). Ông cùng với Backster sẽ điều chỉnh thời gian với nhau. Cùng lúc đó, các tế bào của tiến sĩ Brian sẽ được theo dõi trong phòng thí nghiệm.
Backster và tiến sĩ Brian đã hẹn trước, khi tiến sĩ Brian gặp phải việc gì khiến ông lo nghĩ thì ông phải ghi lại chính xác trong nhật ký. Vì vậy, khi tiến sĩ Brian đến sân bay để trả xe, trên đường cao tốc bởi vì bỏ qua mất một cửa ra, lại vì xếp hàng dài ở phòng vé, nên ông suýt nữa thì lỡ chuyến bay. Sau khi máy bay đến Phoenix, con trai ông đã không đón ông đúng giờ. Những việc bực bội này đều được tiến sĩ Brian ghi lại chính xác trong nhật ký.
Các sinh vật sống đều có liên hệ mật thiết với môi trường xung quanh
Khi mọi người so sánh nhật ký của tiến sĩ Brian với biểu đồ ghi lại các tế bào của tiến sĩ Brian trong phòng thí nghiệm. Mọi người đều kinh ngạc khi thấy biểu đồ có liên quan chặt chẽ đến tất cả các sự việc khiến tiến sĩ Brian lo lắng. Khi tiến sĩ Brian lo lắng thì các tế bào của ông trong phòng thí nghiệm cũng có phản ứng. Và khi tiến sĩ Brian trở về nhà để nghỉ ngơi thì biểu đồ ghi lại hoạt động của tế bào cũng trở nên ổn định.
Những phát hiện này đã khiến Backster tin rằng, tất các sinh vật sống đều có liên quan mật thiết đến môi trường xung quanh của chúng. Khi bất kỳ căng thẳng, đau đớn, hoặc cái chết nào xảy ra thì tất cả các dạng sống xung quanh cũng sẽ có phản ứng khiếp sợ ngay lập tức; như thể tất cả chúng đều có thể cảm nhận được nỗi đau này.
Sau khi phát hiện ra thực vật có cảm tình, trong hơn 40 năm, Backster đã kiên trì thực hiện nhiều thử nghiệm và nghiên cứu khác nhau. Có người nói, ông là sứ giả do Thần an bài, và ông sẽ thuộc về nhân loại tương lai. Một ngày nào đó, những phát hiện và nghiên cứu của ông sẽ không chỉ tạo ra bước đột phá căn bản trong nghiên cứu cảm ứng sinh vật, mà cũng sẽ cải biến nhận thức của chúng ta về sinh mệnh và thế giới.
Thực vật có cảm tình, không những thế còn có năng lực siêu cảm vượt qua cả con người; đây thực sự là điều khiến người ta phải kinh ngạc.
Nguồn: Nguyenuoc – Theo Epoch Times
- Vì sao người Việt xưa quan niệm “cây đa có thần“?
- Tiết lộ chấn động của nhà khoa học: 3 trạng thái con người trải qua sau khi chết
- Ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ như thế nào?