Thêm một phát hiện khoa học, khẳng định Đại hồng thủy trong truyền thuyết ở nhiều nơi là có thật

Sau dấu vết được cho là của con tàu Noah được phát hiện ở vùng núi Ancarat Thổ Nhĩ Kỳ vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thì gần đây các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra những dấu tích của một trận lụt lớn từng được đề cập trong các truyền thuyết xưa của Trung Quốc. 

Hẻm núi Tích Thạch bên sông Hoàng Hà, nơi đã xảy ra vụ lở đất tạo thành một con đập lớn cao 200m tích tụ nước và sau đó đổ ập xuống đã tạo nên Đại hồng thủy Trung Quốc 4000 năm trước. (Ảnh: Wu Qinglong)

Điều trùng hợp là, các tàn tích tìm được của con tàu Noah ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Iran, và dấu tích về trận đại hồng thủy cổ đại ở Trung Quốc đều xảy ra cách đây 4000 năm.

Gần 4000 năm trước, một trận lở đất đã làm sụp đổ những khối đá khổng lồ ở Thung lũng sông Hoàng Hà, tạo ra một bức tường đập tự nhiên cao khoảng 200 mét. Trong nhiều tháng, con sông bị ngăn cách, không thể thoát nước. Và khi những viên đá cuối cùng của bức tường sét tự nhiên bị sụp đổ do áp lực nước, nó đã gây ra một trận Đại hồng thủy.

Trận lụt lớn xảy ra ở khu vực sông Hoàng Hà, chắc chắn đã có tác động lớn đến tiến trình lịch sử Trung Quốc, vì nó mở đường cho sự ra đời của triều đại đầu tiên ở Trung Quốc – nhà Hạ.

Giả thuyết này được xây dựng trên cơ sở đá trầm tích và những phát hiện khảo cổ trong những năm gần đây. Nghiên cứu mới, đưa ra bằng chứng rõ ràng về một trận lũ lụt thảm khốc, được công bố trên tạp chí Science.

Nếu dữ liệu được xác nhận, bằng chứng địa chất sẽ chứng minh cho một trong những truyền thuyết quan trọng nhất ở Trung Quốc – trận lụt mở đường cho sự trỗi dậy của triều đại bán huyền thoại – triều đại nhà Hạ. Đây là một vương triều gây nhiều tranh cãi về sự tồn tại của mình.

Các bằng chứng chủ yếu chứng minh cho sự tồn tại của nhhà Hạ được viết ở nhiều thế kỷ sau khi nó suy tàn. Ngoài ra, không có văn bản khảo cổ học nào liên quan cụ thể đến triều đại nhà Hạ. Nếu dữ liệu địa chất mới về trận lụt truyền thuyết được xác nhận, chúng sẽ là bằng chứng, mặc dù gián tiếp, chứng minh cho sự ra đời của nhà Hạ.

Các nhà địa chất cho biết đá trầm tích cho thấy đã có một trận lụt lớn xảy ra vào khoảng năm 1920-1900 trước Công nguyên – một giai đoạn trùng với thời điểm quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Đây là thời kỳ đồ đồng và văn hóa Earlitow mà nhiều nhà khảo cổ liên kết với triều đại nhà Hạ bắt đầu.




Những phát hiện này được đưa ra vào cuối cuộc hành trình kéo dài 9 năm của nhà nghiên cứu địa chất Ngô Thanh Long (Qinglong Wu) – trưởng nhóm nghiên cứu đến từ đại học Nam Kinh của Bắc Kinh. Ông là người đầu tiên nhận thấy bằng chứng về trận lụt, khi tình cờ phát hiện ra chúng vào năm 2007, trong khi đang tiến hành nghiên cứu ở thung lũng sông và hẻm núi Tích Thạch (Jishi) ở thượng nguồn sông Hoàng Hà.

Nghiên cứu thực địa và ảnh chụp từ Google Earth cho thấy có các lớp trầm tích màu vàng trong hẻm núi. Từ vị trí của chúng, các nhà nghiên cứu cho rằng đã từng có một cái hồ – hoặc nói một cách khác – một con sông đã bị chặn và hình thành nên một cái hồ ở địa điểm này.

Sau đó, tiến sĩ Ngô còn phát hiện ra các di chỉ khảo cổ tại Lajia- một quần thể nhà ở trong hang động được phát hiện vào năm 2000, cách khoảng 25km về phía hạ lưu của con sông được cho là đã bị phá hủy bởi một trận động đất. Khi đem xác định niên đại hài cốt người tìm thấy tại địa điểm này bằng phương pháp carbon phóng xạ đồng vị, người ta phát hiện những hài cốt này có niên đại khoảng 3900 năm.

Khu quần thể nhà trong hang động này được bao phủ bởi lớp cát đen, đặc trưng của khu vực này, không giống như những lớp trầm tích xung quanh. Điều này khiến tiến sĩ Ngô đưa ra giả thuyết rằng các trầm tích hẳn đã bị dọn dẹp bởi người Lajia trong vòng chưa đầy một năm sau trận động đất thảm khốc. Phân tích các lớp trầm tích cho thấy chúng đến dọc theo sông, ngay phía trên Hẻm núi Tích Thạch. Ngay sau đó, tiến sĩ Ngô phát hiện ra phần còn lại của kè đất đang chặn hẻm núi Tích Thạch, còn sót lại sau khi bức tường đập tự nhiên sụp đổ.

Mô tả các quá trình trong trận “Đại hồng thủy Trung Quốc” ở hẻm núi Jishi bên sông Hoàng Hà. (Ảnh: Wu Qinglong)




Năm 2009, tiến sĩ Ngô công bố khám phá của mình, nhưng ngay sau đó nhận ra con đập do thiên nhiên tạo thành còn lớn hơn rất nhiều so với suy nghĩ của ông. Nghiên cứu thực địa lặp đi lặp lại cho thấy, kích thước của bức tường đập tự nhiên này vô cùng ấn tượng. Nó dài gần 1300m, dày 800m, và cao 600m.

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, khi bức tường được tạo ra bởi trận lở đất ngoạn mục sụp đổ, chỉ trong vài giờ, nước đọng lại sau con đập đổ về hạ lưu, với khối lượng nước, theo tính toán ở mức đỉnh lũ thì mỗi giây nước chảy vào lòng sông có thể chứa tới 160 hồ bơi cỡ Olympic. Căn cứ vào quy mô và hàng trăm tác động của trận Đại hồng thủy này, tiến sĩ Ngô tin rằng đây chính là trận Đại hồng thủy trong truyền thuyết.


Những khám phá này có ý nghĩa thế nào đối với chúng ta? Rốt cuộc trận Đại hồng thủy đề cập trong thần thoại của rất nhiều dân tộc phải chăng chỉ là một sự trùng hợp, tình cờ ngẫu nhiên? Liệu có phải như nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây chỉ là cách các nhà cai trị tạo ra, và sử dụng chúng để hợp thức hóa những thứ luật lệ thuận tiện cho việc cai trị của họ?

Hay là có một thông điệp nào khác mà chúng ta vẫn chưa giải mã được, ví như liệu có một nguyên nhân chung tồn tại cho sự kiện Đại hồng thủy xảy ra gần như cùng một thời điểm, ở các địa điểm khác nhau trên thế giới hay không?

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *