Hàng ngàn năm qua, người ta đã công nhận tuyến tùng là một bộ phận cơ thể người có thể kết nối với các cảnh giới thâm sâu, như là một cánh cửa tiến nhập vào không gian khác. Trong khi khái niệm này phai mờ theo thời gian thì khoa học đã bắt đầu tập trung nỗ lực vào việc tìm hiểu các chức năng tiềm ẩn của “con mắt ẩn” này.
Ẩn sâu trong trung tâm của não, tuyến tùng có cấu trúc tương tự như mắt thường của chúng ta. (Photos.com)
Thời trẻ, tôi và cha thường hay bàn luận về những chủ đề khoa học và những điều huyền bí. Một trong những chủ đề thú vị nhất mà tôi có thể nhớ là hiện tượng trải nghiệm cận tử, trong đó các bệnh nhân mà có biểu hiện chết lâm sàng thuật lại về những cuộc du ngoạn tạm thời ở bên ngoài cơ thể vật lý của họ.
Cha tôi thường nhấn mạnh: trong nhiều năm học tại trường y, ông đã học được rằng, con người có thể quan sát những cảnh tượng từ bên ngoài cơ thể bằng các cơ quan vượt ra khỏi đôi mắt vật lý.
Hai mươi năm sau, khi tôi cũng ở trong hành lang của trường đại học đó, một giáo sư giải phẫu đã tiết lộ một sự thật mà cha tôi đã không giải thích được trong các cuộc nói chuyện của chúng tôi.
Ông nói về một bí mật được che giấu trong một mạng lưới các tế bào rất nhỏ và không dễ nhìn thấy, nhưng vẫn có thể kiểm soát các quá trình trao đổi chất quan trọng. Đó là con mắt thứ ba.
Con mắt thứ ba
Hãy tưởng tượng một cơ quan thị giác có thể nhìn vào không gian bên ngoài thế giới vật lý của chúng ta. Sinh vật lạ nào sở hữu khả năng kỳ lạ như vậy? Con người.
Đó là do thể tùng quả nằm ở trung tâm của đầu não người, nó không chỉ có khả năng cảm nhận ánh sáng bên ngoài giống như cặp mắt thường của chúng ta, mà cấu trúc thực tế của nó cũng tương tự như cặp mắt thường nhưng ở trạng thái nguyên thủy hơn.
Tuyến tùng thực hiện một loạt các chức năng quan trọng của cơ thể, như phát triển giới tính, trao đổi chất và sản xuất melatonin. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy các đặc trưng của tuyến tùng thông qua một giải thích đơn giản. Do cấu trúc độc đáo của cơ quan này, các nhà khoa học đã kết luận rằng nó phải từng phục vụ một số chức năng hiện đang tiềm ẩn. Y học hiện đại đã tiết lộ rằng tuyến ẩn sâu trong trung tâm não này chứa các tế bào cảm quang. Tuy nhiên, ý kiến được đồng thuận nhiều nhất là các tính năng này chỉ mô tả các khả năng tiềm ẩn từ thời kỳ đầu trong quá trình tiến hóa của chúng ta.
Theo sự hiểu biết của khoa học tiến hóa về tuyến tùng thì cơ quan này từng tồn tại như một hệ thống các sợi thần kinh bị rối loạn nằm bên ngoài bề mặt của hộp sọ. Nó chuyên nắm bắt những thay đổi ánh sáng, cung cấp cho chúng ta nhiều khả năng trốn thoát hơn trong trường hợp bị kẻ săn mồi tấn công. Sự nhận thức này cho thấy tuyến tùng thực hiện các chức năng tương tự như cặp mắt thường, sự khác biệt duy nhất là sự thoái hóa của nó rút vào trong sọ não.
Một giả thuyết gần đây được đề xuất bởi David Klein, người đứng đầu Khoa thần kinh học tại Viện Sức khỏe và Phát triển Con người Quốc gia (NICHD), cho thấy võng mạc nguyên thủy đã thực hiện chức năng kép của cả việc chụp ảnh và sản xuất melatonin. Ông tin rằng theo thời gian chức năng thứ hai này đã chuyển sang tuyến tùng, một cơ quan được giải phóng, trong khi sự thoái hóa của võng mạc như một sản phẩm của melatonin ở động vật có vú mà vẫn không có lời giải thích mạch lạc.
Mặc dù ngày nay, tuyến tùng được công nhận là tốt cho việc tiết ra các chất nội sinh, nhưng chắc chắn rằng nó vẫn chứa một khả năng cảm quang quan trọng, một cơ chế hoàn chỉnh được công nhận về mặt khoa học.
Đáng ngạc nhiên, nếu cả hai mắt bị loại bỏ và đường giải phẫu từ phía trước của tuyến này được tiếp xúc với ánh sáng, cơ quan này vẫn có thể phản hồi được với kích thích tương tự như mắt thường. Thực tế này khiến một số nhà nghiên cứu xem xét liệu tuyến tùng có nhiều chức năng hơn là một con mắt thoái hóa hay không. Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiều cơ chế của bộ não vẫn bị hiểu lầm nằm trong không gian hình nón nhỏ bé này?
Một cánh cửa tới nhận thức cao hơn
Theo Tiến sĩ Sérgio Felipe de Oliveira, Thạc sĩ Khoa học tại Đại học Y São Paulo, giám đốc của Phòng khám Tâm trí Pineal, sự gia tăng hoạt động của tuyến tùng có liên quan mật thiết đến hoạt động tâm linh như thị giác hoặc thiền định.
Hơn nữa, bên cạnh các chức năng nội tiết của tuyến tùng (kiểm soát vùng não điều khiển thân nhiệt và cảm giác đói, khát; và nhịp sinh học, và bảo vệ các gốc tự do), nó cũng chịu trách nhiệm phát ra N, N-dimethyltryptamine (DMT), được một số người gọi là “phân tử tinh thần”. Việc giải phóng ra các phân tử này được coi là một trong những chất dẫn truyền thần kinh gây ảo giác mạnh nhất mà con người biết đến. Nó tăng lên trong khi ngủ, trong một số trạng thái thiền định, trong các trải nghiệm cận tử, hay trong khi ăn các loại thực vật gây ảo giác.
Bức tranh có từ thế kỷ 17 do nhà giả kim Robert Fludd vẽ, diễn tả ‘con mắt thứ ba’ liên hệ với các “thế giới cao hơn’. (Ảnh: Robert Fludd/Wikipedia)
Thay cho những hoài nghi về tính hợp lệ đối với những kiến thức chuyên sâu về không gian khác, thì người ta tin rằng những trải nghiệm như vậy chỉ là hiện tượng hóa học bị giới hạn trong não bộ. Nhưng các nhà khoa học gặp khó khăn khi cố gắng đưa ra một lời giải thích hợp lý cho mối quan hệ giải phóng DMT (và hệ quả của sự hình thành hình ảnh trong tuyến tùng) với những trải nghiệm cận tử.
Điều đó được công nhận bởi Tiến sĩ Rick Strassman, người đã thực hiện các nghiên cứu toàn diện về tác động của DMT ở con người. Nghiên cứu này bắt đầu từ việc tiếp cận tuyến tùng như một cánh cửa bẩm sinh để tiến nhập vào không gian khác hơn là một con mắt còn sót lại để sản xuất hormone.
Quan điểm này về tuyến tùng không phải là mới. Nó đại diện cho luân xa thứ sáu của Ajna được nói đến trong truyền thuyết Vệ đà, cánh cửa của Brahma như được biết đến trong Ấn Độ giáo, Con mắt thứ ba của người Trung Quốc cổ đại, Nê hoàn cung trong Đạo giáo, hay Tòa ngự linh hồn theo Descartes. Liệu rằng hình nón nhỏ bé này nằm ẩn trong trung tâm của não bộ thể hiện tiềm năng để tiếp cận không gian khác mà khoa học đơn giản là không thể nắm bắt?
Nguồn : NTDVN/TheEpochTimes