Sau thời gian dài khám phá, các nhà khảo cổ học đã tình cờ phát hiện ra một kho báu nằm sâu trong rừng rậm Guatemala.
Nền văn minh Maya luôn thu hút các nhà sử học và khảo cổ học trong nhiều năm. John Lloyd Stephens, một nhà thám hiểm và khảo cổ học người Mỹ, được coi là người phương Tây đầu tiên phát hiện ra nền văn minh đã mất từ năm 1839 đến năm 1842.
Tikal là một thành phố lớn ẩn sâu trong khu vực rừng rậm. Ảnh: Getty
Người Maya ngày nay vẫn sống ở khu vực Trung Mỹ, nhưng số lượng đã giảm nhiều, theo ước tính, trong thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất, dân số của họ lên tới 20 triệu người.
Người Maya ngày nay sống ở Belize, Guatemala, Honduras, El Salvador và một số vùng của Mexico. Tuy vậy, tổ tiên của họ lại sống ở Guatemala, tại thành phố cổ Tikal.
Các nhà sử học tin rằng người Maya đã sống ở Tikal từ 1.000 năm trước Công nguyên. Nhiều nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng về hoạt động nông nghiệp, cũng như tàn tích của đồ gốm sứ có niên đại 700 năm trước Công nguyên tại khu vực đó.
Dân số ở đây lên tới hơn 100.000 người. Ảnh: Getty
Thành phố, nằm sâu trong khu rừng rậm, đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu của kênh Smithsonian: “Các địa điểm linh thiêng: Maya”.
Theo bộ phim, vào năm 2017, một công nghệ đột phá đã tiết lộ điều đáng kinh ngạc về Tikal, đó là các tòa nhà được trưng bày chỉ bao gồm một phần nhỏ của thành phố.
Người dẫn chuyện trong bộ phim lưu ý: “Vào thời hoàng kim, thành phố này lớn hơn nhiều so với những gì hiện nay chúng ta đang thấy”.
“Công nghệ viễn thám đã chỉ ra rằng Tikal là một thành phố khổng lồ ẩn sâu trong khu rừng rậm.”
Quy mô của thành phố này cũng như lượng dân số của nó vượt xa mọi tưởng tượng.
Theo đó, giữa năm 600 và 900 sau Công nguyên, Tikal là một đô thị rộng lớn, nhộn nhịp. Đồng thời, đây cũng là một trung tâm thương mại và công nghiệp, với hơn 100.000 người sinh sống xung quanh.
Trong đấy bao gồm người lao động, người hầu, kiến trúc sư, thương nhân, cho đến các tầng lớp cấp cao hơn của nền văn minh Maya.
Tikal cũng có Vua hoặc Nữ hoàng của riêng mình, những người sẽ thay mặt dân chúng giao tiếp với các vị thần. Để làm được điều này, những người Maya đã xây dựng các ngôi đền và tòa nhà vĩ đại để kết nối trực tiếp với thần linh.
Mặc dù vậy, với một thành phố có quy mô như Tikal, một ngôi đền duy nhất là không đủ – bản thân cả thành phố phải thực sự linh thiêng.
Giáo sư Liwy Grazioso, một nhà khảo cổ học tại Đại học San Carlos, Guatemala, cho biết: “Tất cả các thành phố đều thể hiện sự đa dạng về vũ trụ theo cách chúng được sắp xếp”.
“Đối với người Maya, kim tự tháp là địa điểm thiêng liêng để gần gũi hơn với các vị thần trên bầu trời”.
Theo thời gian, người Maya sẽ xây dựng các ngôi đền ở những nơi mà họ tin rằng có ý nghĩa đặc biệt, có thể giúp họ tiếp xúc với thần linh.
Nguồn: DV
- Phát hiện “thành phố của người khổng lồ” trong rừng rậm Amazon ở Ecuador
- Dấu tích văn minh cổ xưa: Thành phố ngầm bí ẩn trong rừng rậm được canh gác bởi những người Anh-Điêng da trắng
- Thành phố thất lạc Z và sự mất tích bí ẩn của đại tá Percy Fawcett