Thành Cát Tư Hãn: Giải mã bí ẩn về cái chết và vị trí lăng mộ

Thành Cát Tư Hãn – nhà chính trị, quân sự đại tài của thế giới. Thành Cát Tư Hãn (Ghinggis Khan) được ca ngợi là nhà chính trị, nhà quân sự đại tài vĩ đại của dân tộc Mông Cổ.

1. Thành Cát Tư Hãn là ai?

Theo nhiều ghi chép lại thì ông sinh năm 1155 và mất năm 1227. Năm 20 tuổi, ông đã nổi danh là người có võ nghệ cao cường đến năm 22 tuổi thì được tôn làm “Đại Hãn”. Thành Cát Tư Hãn là người đã lập ra Đế quốc Mông Cổ hùng mạnh rộng tới 31 triệu km2 trải dài từ Châu Á tới Châu Âu bao gồm toàn bộ khu vực Đông Á, phía tây tới bờ biển Hắc Hải. Ông còn được các nhà sử học coi là “máy gieo hạt”, vì trong thời gian chiếm đóng hai châu lục, quân của ông đi tới đâu thì có con tới đó. Hiện theo các số liệu thống kê, có khoảng 16 triệu người rải rác khắp nơi mang dòng máu Nguyên Mông.




thanhcattuhan

Lịch sử chép rằng, Thành Cát Tư Hãn là người hiếu sát và hiếu sắc. Năm 20 tuổi đã giết một lúc hơn 300 người thuộc bộ tộc Yekechiletu. Khi tấn công sang vùng Trung Á đã tàn sát dã man nhiều dân tộc: 1,2 triệu người đã chết khi ông đánh chiếm khu vực ven Hắc Hải. Trung Quốc vừa cho xuất bản cuốn “Thành Cát Tư Hãn” do ông Bao Phong San, hậu duệ đời thứ 32 của Thành Cát Tư Hãn ở Khu tự trị Nội Mông biên soạn sau hơn 3 năm chuyên khảo cứu, tham khảo, hiệu chỉnh các tư liệu.

thanhcattuhan2

Cuốn sách gồm ba phần 9 chương với hơn 500.000 chữ Trung Quốc ghi lại lịch sử Nguyên Mông từ thời ông cha của Thành Cát Tư Hãn tới 15 vị Hoàng đế Nguyên Mông. Ngoài ra, cuốn sách còn ghi lại địa chỉ liên hệ của hơn 1.000 con cháu hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn hiện đang sinh sống tại các nơi. Cuốn sách này là một trong số vô vàn tác phẩm đã khai thác về Thành Cát Tư Hãn. Trên thực tế, sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời vào tháng 8 năm 1227, bí ẩn ngàn năm về cái chết và mộ phần của ông vẫn chưa được giải mã.




2. Bí ẩn về cái chết của Thành Cát Tư Hãn

Sự nổi tiếng của Thành Cát Tư Hãn không chỉ ở Châu Á mà là trên toàn thế giới. Chính vì thế việc Thành Cát Tư Hãn chết như thế nào rất được mọi người quan tâm. Lịch sử được ghi chép lại vào thời đó đã bị Chu Nguyên Chương hạ chỉ sửa lại và phần ghi về cái chết của Thành Cát Tư Hãn chỉ bao gồm có 20 chữ. Nên việc nghi ngờ về cái chết thực sự của nhà quân sự đại tài này là hoàn toàn hợp lý.

thanhcattuhan3

Theo đó, sử sách ghi lại Thành Cát Tư Hãn bị ốm nặng, không chữa được nên đã qua đời vào mùa thu tháng 7 năm Nhâm Ngọ (Tức năm 1227). Nhưng trong đó không có ghi rõ bệnh gì thì không thấy ghi rõ. Đến nay các câu chuyện tại sao Thánh Cát Tư Hãn chết có rất nhiều phiên bản và tất nhiên cũng không rõ thực hư ra sao.




Thành Cát Tư Hãn ngã ngựa rồi ốm chết: Tập 14 về “Nguyên Triều Mật Sử” của người Mông Cổ chép: “Mùa thu năm 1226, Thành Cát Tư Hãn đưa theo phu nhân tấn công nước Tây Hạ. Vào mùa đông khi Thành Cát Tư Hãn cưỡi con ngựa hồng đi săn, vô tình gặp đàn ngựa rừng khiến con ngựa ông cưỡi trở nên hoảng sợ, lồng lên làm cho Thành Cát Tư Hãn ngã ngựa, bị ốm nặng.

thanhcattuhan4

Các tướng lĩnh đi cùng khuyên Thành Cát Tư Hãn nên quay về chữa bệnh sau đó quay lại tấn công tiếp vẫn chưa muộn. Nhưng Thành Cát Tư Hãn là kẻ hiếu thắng, lại sợ người Tây Hạ chê cười, nên kiên quyết tiếp tục ở lại tấn công. Vì vậy, bệnh lại càng nặng thêm và qua đời”.




Ông bị ám sát mà chết: Cuốn “Mông Cổ Nguyên Lưu” thời Khang Hy nhà Thanh năm 1662 chép rằng, khi tấn công Tây Hạ, binh lính đã bắt được Vương phi Tây Hạ xinh đẹp, liền đưa về dâng lên Thành Cát Tư Hãn. Vương phi Tây Hạ vốn căm thù quân Nguyên Mông, nên trong đêm ân ái nhân lúc Thành Cát Tư Hãn mỏi mệt đã dùng dao giết chết Thành Cát Tư Hãn.




thanhcattuhan5

Ông bị hạ độc mà chết: Một thương nhân người Italia có tên Marco Polo đã tới Trung Quốc làm ăn buôn bán vào năm 1275 thời Hốt Tất Liệt. Là thương nhân có quan hệ làm ăn suốt 17 năm với nhà Nguyên, nên ông giao tiếp rộng rãi. Chính Marco Polo đã ghi lại câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về Thành Cát Tư Hãn. Chuyện cho rằng, khi tấn công Tây Hạ, ông đã bị trúng tên tẩm thuốc độc của binh lính Tây Hạ nên ốm chết.

Bị sét đánh chết: Đây là câu chuyện được kể lại bởi giáo chủ Cabine – Đại sứ của Giáo hoàng La Mã cử tới Trung Quốc năm 1245 – 1247. Khi mãn nhiệm, Cabine đã trình lại Giáo hoàng về nguyên nhân cái chết của Thành Cát Tư Hãn. Cabine phát hiện thấy mùa hè có rất nhiều người Mông Cổ bị sét đánh chết. Mỗi khi trời mưa có sét thì người Mông Cổ thường rất sợ hãi, bịt tai bỏ chạy, hỏi nguyên nhân vì sao, thì họ cho biết Thành Cát Tư Hãn trước đây cũng bị sét đánh chết. Tuy nhiên phiên bản này không có sức thuyết phục cho lắm. Tất nhiên đây chỉ là các giả thuyết được ghi chép lại, nhưng nguyên nhân thực hư ra sao thì vẫn còn là một bí ẩn với nhân loại.




3. Bí ẩn về ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn

thanhcattuhan6

Gần 800 năm đã trôi qua, việc Thành Cát Tư Hãn được chôn ở đâu vẫn luôn là một ẩn số với tất cả chúng ta. Đây cũng là một chủ đề gây tranh cãi rất nhiều bởi các chuyên gia trên thế giới. Theo những gì lịch sử ghi lại, thì Thành Cát Tư Hãn được chôn tại một ngôi mộ vô danh, quân lính hộ tống xác ông đã giết mọi người có liên quan sau đó tự sát. Chính vì vậy ngôi mộ vị trí ở đâu, hình dáng như thế nào không một ai biết hay ở đâu ghi chép lại.


thanhcattuhan7

Những địa danh trên khắp Mông Cổ được đưa ra với những giả thuyết, lập luận hết sức thuyết phục. Nhiều đoàn khảo khổ trong suốt mấy trăm năm qua với đủ loại thiết bị hiện đại khác nhau đã cố gắng lục tung mọi nơi để tìm kiếm mộ của Thành Cát Tư Hãn nhưng đều không thành. Hầu hết các chuyên gia tin rằng vị đại hãn Mông Cổ đã được chôn ở đâu đó trong một thung lũng gần núi Burkhan Khaldun, gần Khentii Aimag – nơi Thành Cát Tư Hãn ra đời. Các hoàng đế Mông Cổ kế nghiệp Thành Cát Tư Hãn cũng được cho là đã được chôn cất bên cạnh ông.

thanhcattuhan8

Sau nhiều cuộc tìm kiếm, nhiều lời khẳng định thì cuối cùng vẫn chưa thu lại được gì. Những đoàn khảo cổ vẫn đang rất cố gắng trong công cuộc tìm kiếm của mình. Có thể trong một tương lai không xa, sự cố gắng này sẽ đem đến thành công giống như việc tìm ra lăng mộ của nhiều vị vua khác trong lịch sử. Hãy cùng chờ đợi kết quả!

Nguồn : Soha

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *