Thần đồng tiên tri Ấn Độ dự báo mới nhất: Thế giới đối mặt 3 vấn đề lớn, tương lai u ám?

Thần đồng tiên tri Ấn Độ Abhigya Anand đưa ra những dự báo mới nhất nào?

Ở độ tuổi 14, 15, Abhigya Anand được truyền thông Ấn Độ và quốc tế gọi là ‘Thần đồng tiên tri Ấn Độ’ bởi những dự đoán khá chính xác về đại dịch Covid-19 và những vấn đề quốc tế khác dựa trên những quan sát chiêm tinh học.

Trên kênh Youtube CONSCIENCE với hơn 1 triệu lượt theo dõi của mình, thần đồng tiên tri Ấn Độ Abhigya Anand thường đăng tải những video tiên đoán về các sự kiện trong tương lai. 

Mới đây nhất, vào ngày 9/2/2022, Abhigya Anand đã đăng tải video mới, tựa đề “The most valuable security” để nhấn mạnh một trong những vấn đề đáng chú ý nhất trên thế giới trong thời gian tới. Và đó là gì?

THẦN ĐỒNG TIÊN TRI ẤN ĐỘ ABHIGYA ANAND NÓI GÌ?
Vấn đề 1: An ninh lương thực toàn cầu

Đây chính là chủ đề chính trong video mới nhất của thần đồng tiên tri Ấn Độ Abhigya Anand.

Tại sao khủng hoảng an ninh lương thực lại được Abhigya Anand cho là vấn đề quan trọng nhất hiện nay? Bởi theo Abhigya Anand, an ninh lương thực có liên quan đến nạn đói và sự thiếu hụt thực phẩm chất lượng/lành mạnh. Nạn đói cũng là 1 trong 7 thách thức lớn cùng diễn ra trên thế giới trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022 mà Abhigya Anand dự báo trước đó.

Thực tế, vấn đề nạn đói trên thế giới đã được Liên Hợp Quốc báo cáo trong nhiều năm qua, đặc biệt là ở các quốc gia châu Phi. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến nạn đói lan rộng từ châu Phi đến châu Á. 

Nạn đói đang hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới.




Theo báo cáo “Tổng quan về An ninh lương thực và dinh dưỡng khu vực châu Á và Thái Bình Dương năm 2021” của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), thì đại dịch Covid-19 đã dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng đối với khoảng 54 triệu người sống ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2020.

Cả hai cơ quan của Liên Hợp Quốc đều cho biết mức độ nghèo đói cao tiếp tục khiến 1,8 tỷ người trên thế giới không có chế độ ăn uống lành mạnh, trong khi đã có hơn 1 tỷ người không được tiếp cận với thực phẩm đầy đủ chỉ năm 2020.

FAO và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) – thuộc Liên Hợp Quốc – cảnh báo hơn 41 triệu người trên toàn thế giới hiện có nguy cơ rơi vào nạn đói hoặc các tình trạng tương tự như nạn đói. Dự báo, vào năm 2050 sẽ có thêm hơn 80 triệu người ở riêng châu Phi bị nạn đói hoành hành.

Thần đồng tiên tri Ấn Độ nhận định: Đến khi nào con người mới hiểu việc kim cương không thể làm đầy những cái bụng rỗng!

Abhigya Anand cho biết, giới trẻ trên toàn thế giới chưa hiểu được mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng an ninh lương thực, bởi cái họ nhìn thấy là thực phẩm đầy ắp trên các kệ hàng ở siêu thị, còn cái họ không thấy chính là những chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu đang dần bị tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu/thời tiết khắc nghiệt gây hạn hán, thiếu nước; đại dịch Covid-19…

Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là 1 trong 7 thách thức lớn cùng diễn ra trên thế giới trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022 mà thần đồng tiên tri Ấn Độ đưa ra.

Vấn đề 2: Thiên tai khắc nghiệt
Chưa hết, Abhigya Anand cũng nhấn mạnh đến thiên tai/thời tiết khắc nghiệt mà con người phải đối mặt trong tương lai. Không giống như dịch bệnh (có vắc-xin chế ngự), thiên tai có thể xảy ra khắp nơi, không trừ một ai và khó có ‘vắc-xin’ nào chế ngự được. Hệ quả của nó rất khủng khiếp. Thiên tai không chỉ gây thương vong, còn làm mất mùa, hạn hán, gây ra nạn đói và thiếu nước ngọt quy mô toàn cầu.




Tháng 6/2021, hãng tin Reuters (Anh) dẫn thông tin từ Liên Hợp Quốc cảnh báo khẩn cấp: Tình trạng khan hiếm nước và hạn hán có thể gây thiệt hại trên quy mô lớn ngang với đại dịch Covid-19 trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên một cách nhanh chóng.

“Sự nóng lên toàn cầu đã làm gia tăng tình trạng hạn hán ở Nam Âu và Tây Phi. Và số lượng nạn nhân sẽ “tăng lên đáng kể” nếu cả thế giới không hành động khẩn cấp. Thậm chí, tình trạng hạn hán có thể ảnh hưởng gián tiếp đến các quốc gia không thực sự trải qua hạn hán thông qua việc mất an ninh lương thực và sự gia tăng giá lương thực” – Bà Mami Mizutori – Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký về Giảm thiểu rủi ro thiên tai tại Văn phòng Liên Hợp Quốc nhận định.

Tạp chí Nature Communications công bố, hơn 40% lượng nông sản nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) có thể trở nên “rất dễ bị tổn thương” do hạn hán vào giữa thế kỷ này do biến đổi khí hậu.

Vấn đề 3: Hội tụ kỹ thuật số sinh học
Trong video “The most valuable security” đăng ngày 9/2/2022 của thần đồng tiên tri Ấn Độ, Abhigya Anand có nhắc đến cụm từ “biodigital convergence – hội tụ kỹ thuật số sinh học” và nó có thể thay đổi tương lai thế giới, con người. Theo đó, Abhigya Anand cho rằng loài người sắp đạt được bước nhảy trong hội tụ kỹ thuật số sinh học.




Hội tụ kỹ thuật số sinh học được cho là có tác động lớn đến con người. Photo: EyeEm / Koukichi Takahashi

Theo Hội đồng Tiêu chuẩn Canada (SCC) thì hội tụ kỹ thuật số sinh học là một lĩnh vực nghiên cứu mới khám phá sự tương tác giữa các công nghệ với hệ thống kỹ thuật số và sinh học. Trong đó, máy in sinh học sản xuất mô hữu cơ; việc sử dụng thiết bị kỹ thuật số trong y tế ở người; và các nhà máy sản xuất sinh học tự động để thiết kế lại các sinh vật sống chỉ là một vài ví dụ của hội tụ kỹ thuật số sinh học.


Kristel Van der Elst, Tổng giám đốc của Policy Horizons Canada (thuộc chính phủ Canada) nói: “Hội tụ kỹ thuật số sinh học không chỉ là một sự thay đổi công nghệ. Nó có tác động và thay đổi tương lai con người rất lớn:

Chẳng hạn như khả năng quản lý các chức năng cơ thể, thay đổi bộ gen của con người và điều khiển máy móc bằng bộ não của chúng ta. Hay chuyển đổi mô hình kinh tế và thương mại, và các ngành như sản xuất, chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp. Nó có thể thay đổi cách chúng ta hiểu bản thân và khiến chúng ta xác định lại những gì chúng ta coi là con người”.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *