Thảm họa Pompeii: Phát hiện bi kịch đau lòng trong những tàn tích cổ xưa

Vào khoảng 2.000 năm trước, một thảm họa tự nhiên đã xảy ra và xóa sổ thành phố La Mã cổ đại Pompeii khỏi bản đồ nước Ý. Đây đã từng là một thành phố ở thời cực thịnh của Đế chế La Mã.

Các thị trấn, vùng đất nông nghiệp của Pompeii đã từng rất nhộn nhịp nằm dưới chân núi Vesuvius, nhưng thật không may, thảm kịch đã xảy ra khi ngọn núi lửa Vesuvius phun trào và nhấn chìm toàn bộ thành phố trong trong tro tàn của dòng nham thạch cao hơn 6 mét.

Thảm họa ập xuống quá nhanh và bất ngờ đã làm nhiều công trình xây dựng cùng với 16.000 cư dân bị chôn vùi vĩnh viễn. Do bị đông cứng bởi nham thạch đồng thời bị chôn vùi dưới lòng đất trong điều kiện thiếu không khí và độ ẩm, các di thể được bảo quản gần như nguyên vẹn theo thời gian.




 Các thi thể nằm la liệt. (Ảnh: rafaeel.it)

Sau thảm họa kinh hoàng được ví như “Khúc dạo đầu của ngày tận thế” đó, những tàn tích về Pompeii đã bị lãng quên cho đến khi nó được khám phá bởi các nhà khảo cổ học vào năm 1738. Ngày nay, thành phố này đã được con người khai quật hơn 2/3 diện tích và trở thành một trong những địa điểm du lịch phổ biến nhất ở Ý; đồng thời, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục khám phá và lập danh mục các di tích về cư dân của thành Pompeii được bảo tồn trước đây.

Mới đây, các nhà khảo cổ đã khám phá ra một điều đáng ngạc nhiên nhưng cũng rất đau lòng về những gì mà các cư dân nơi này đã trải qua.

Ảnh: piusxii.info




Các nhà nghiên cứu đã phát hiện trong những tàn tích còn lại được bảo tồn có một thi thể của một đứa trẻ đang ngồi trên bụng của mẹ mình khi thảm kịch xảy ra. Họ cho rằng đứa trẻ khoảng 4 tuổi. Hai thi thể này bám chặt vào nhau trong giây phút cuối cùng của họ. Cảnh tượng bi thương này đã được phát hiện trong một dự án phục hồi 86 cơ thể được bảo quản tại di chỉ này.

Thi thể của một đứa trẻ đang ngồi trên bụng của mẹ mình khi thảm kịch xảy ra (Ảnh chụp/Video Daily Mail)

Các nhà nghiên cứu cho rằng, đứa trẻ đã chạy đến bên mẹ khi núi lửa tràn đến và chôn vùi cả hai. Họ cũng phát hiện một điều còn bi thảm hơn, là cậu bé và mẹ được tìm thấy cùng với hài cốt của cha và anh chị em trong gia đình.

Ảnh: Destinacie.sk




“Mặc dù nó đã xảy ra 2.000 năm trước đây, nhưng chúng ta có thể thấy được đấy là một cậu bé, một người mẹ, và là một gia đình. Đó không chỉ là khảo cổ của khoa học mà còn là khảo cổ của nhân loại”, Stefania Giudice, quản lý tại Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia Naples cho biết.
Khi các nhà nghiên cứu bắt tay vào việc khôi phục những di thể, họ đều nhận thấy được những thiệt hại và mất mát về tinh thần và tình cảm của những người này.

Từ góc độ lịch sử xa xưa, thật dễ dàng để tách biệt thế giới hiện đại của chúng ta với những gì đã xảy ra ở Pompeii, nhưng cũng thật khó có thể tưởng tượng nếu một cái gì đó ngoài tầm kiểm soát xảy ra hôm nay. Vậy nên, chúng ta không thể không thương xót cho những linh hồn tội nghiệp kia – những người có thể đã không hề biết chuyện gì sẽ xảy ra cho đến khi đã quá muộn.

Ảnh: Pinterest




Video ngắn tái hiện sự hủy diệt của Pompeii và sự hình thành của các di thể hóa đá:

Nhiều người tin rằng, sự diệt vong của Pompeii là do nơi đây đạo đức đã quá bại hoại!
 
“Tội ác dẫn đến diệt vong!”. Có người trước khi chết đã dùng đá viết lên tường di ngôn vội vàng để cảnh tỉnh hậu thế. Vậy là tội ác gì mà hủy diệt Pompeii?

Bức tranh “Ngày cuối cùng của Pompeii” của Karl Brullov. Ảnh: pictures11.ru




Thành Pompeii đầy rẫy các loại bích họa rất khó coi, quan hệ tập thể loạn tính có thể thấy ở khắp nơi. Pompeii có 2 vạn nhân khẩu mà có tới 25 tòa kỹ viện, toàn xã hội phóng túng dục vọng. Năm 1819, quốc vương Napoli là Francis lúc cùng vợ tham quan bích họa ở Pompeii, cảm thấy xấu hổ không chấp nhận được, liền đóng cửa triển lãm.

Ngược đãi nô lệ thảm hại vô nhân tính cũng là một tội ác lớn của Pompeii. Sự giàu có của Pompeii, bộ phận quan trọng nhất khi mậu dịch với bên ngoài không phải hàng hóa, mà là nô lệ. Những người nô lệ tham gia vào lao động nặng nhọc, ở “đấu trường” bị dã thú cắn xé, người ta vẫn cứ hưng phấn hò hét. Những người giàu thậm chí dùng nô lệ vừa bị giết để nuôi lươn biển, bởi vì như thế mới cho mùi vị tươi ngon…


“Hãy tận tình hưởng thụ cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước”. Câu này được khắc vào cốc uống nước bằng bạc, nghĩa là người dân Pompeii thời đó chỉ nhìn trước mắt, phóng túng không tính đến hậu quả, khiến người ta không ngừng sa đọa.

Buổi trưa ngày 24 tháng 08 năm 79 SCN, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía Đông miền Nam Italia phun trào, nham thạch phun lên trời, khói đen rợp trời dậy đất, tro bụi cuồn cuộn bao phủ, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã biến mất không dấu tích…
Nguồn: ĐKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *