Tần Thủy Hoàng tất muốn chống lại thiên mệnh nhưng không cách nào thắng được nghiệp báo

Lời nguyền từ Tần Thủy Hoàng cho thấy mong muốn duy trì triều đại nhà Tần đến thiên thu vạn đại. Nhưng, nghiệp dữ ông ta đã gây ra thì phải trả.

Trong lịch sử trung cổ đại, các vị vua, hoàng đế, đặc biệt là ở Ai Cập và Trung Hoa, đã bắt đầu xây lăng mộ xa hoa, thậm chí bắt người hầu, cung nữ và những đội quân chôn theo để vẫn có thể hưởng thụ quyền lực sau khi chết. Chưa kể hàng chục ngàn người phu xây lăng mộ vua chúa đều bị chôn sống theo mộ để giữ bí mật vị trí lăng mộ. Tất cả sự tàn ác đó đều gây nên nghiệp dữ. Con cháu của những vị vua đó đương nhiên sẽ bị quả báo, gặp họa sát thân, triều đại cũng sớm bị tiêu vong.

Những hoàng đế Trung Hoa thường mời những pháp sư, nhà phong thủy giỏi nhất tính toán vị trí long huyệt để xây lăng mộ cho mình, nhằm toan tính cho triều đại và con cháu của mình sẽ cai trị mãi mãi. Nhưng cuối cùng, có triều đại nào là vĩnh viễn đâu?

Vị vua tốt biết lo cho dân cho nước sẽ tạo nền tảng tốt cho triều đại và quốc gia thêm vững bền. Không có long huyệt phong thủy nào có thể cứu vãn được sự tàn ác và thất đức.

Bạo chúa Tần Thủy Hoàng quyền uy một cõi, nhất thống thiên hạ, từng lập nên một triều đại vẻ vang nhưng đồng thời gây ra rất nhiều tội ác, làm bao người chết oan ức, muôn dân lầm than. Ông ta muốn bất tử để có thể làm hoàng đế vĩnh viễn nên tin dùng những đạo sĩ để truy tìm thuốc tiên, rồi xây lăng mộ vĩ đại cho bản thân để mong tiếp tục làm hoàng đế sau khi chết.




Khi mọi người đọc báo cáo về việc khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nhìn những đội quân đất nung hàng chục ngàn người cùng một phần lăng mộ đã được khai quật này là có thể thấy tham vọng điên cuồng của ông ta. Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh cho hơn 700.000 người ngày đêm xây lăng mộ cho mình nằm sâu dưới một ngọn đồi, bao quanh bởi hào rãnh đào sâu được đổ đầy hàng trăm tấn thủy ngân cực độc, chưa kể các cạm bẫy chết người cùng vô số lời nguyền, bùa chú trấn yểm nhằm ngăn chặn giết chết những kẻ đột nhập lăng mộ để chiếm đoạt vàng bạc châu báu.

Trước cửa mộ Tần Thủy Hoàng có đặt một tấm bia đá, ghi khắc rất rõ tất cả những gì có trong mộ và ngay cả bản đồ kiến trúc ra sao (mộ chính, các dòng sông thủy ngân, các tinh tú vũ trụ trên vách cùng bốn đoàn quân đất nung canh mộ với đầy đủ binh lính, chiến mã, chiến xa…).

Tuy nhiên, có một chi tiết rất quan trọng làm không ít người lo sợ không tiếp tục khai quật lăng một Tần Thuỷ Hoàng để lấy kho báu là ở dòng chữ cuối cùng trên tấm bia đá ghi rõ: “Đây là Long mạch Trung Hoa – nếu mở mộ này thì đất nước sẽ tan rã, chia năm xẻ bảy như thời chiến quốc, rơi vào cảnh phân tranh hỗn loạn”.

Lời nguyền đe dọa kỳ lạ này khiến Hán Cao Tổ sau đó dù muốn đập phá mộ để trả thù thì cuối cùng cũng phải hạ lệnh cho quân sĩ đổ đất đá lấp kín lăng mộ và bồi đắp cao như một ngọn núi để đời sau không ai biết nơi này là mộ Tần Thủy Hoàng nữa. Ông ta còn để lại di chúc cho con cháu đời sau xây mồ mả xung quanh khu vực long mạch này để giữ cho đất nước được thống nhất, thịnh trị.
Quanh mộ Tần Thủy Hoàng sau này còn vài chục ngôi mộ lớn nhỏ của các vị vua nhà Hán. Nhiều triều đại sau đó như Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… không một hoàng đế nào dám đụng đến vùng lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng vì sợ chạm vào long mạch. Những bí mật và vị trí ngôi mộ Tần Thủy Hoàng bị chôn vùi qua bao đời.




Mãi đến sau này vài thập kỷ gần đây, một số nông dân đại lục khi đào tình cờ phát hiện ra một cửa vào ngôi mộ, chính quyền Trung Quốc lập tức chỉ thị quân đội tập trung cho khai quật di chỉ khảo cổ này ngay, nhưng khi khai quật sâu vào trong và nhìn thấy tấm bia khắc dòng chữ khắc lời nguyền đó, đã có lệnh cấm không tiếp tục đào mở cửa mộ. Tuy có bốn đội quân đất nung, nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ cho khai quật một đội quân phía Nam để cho khách tham quan. Ba đội quân kia, dù đã biết vị trí, nhưng họ không cho phép khai quật nữa. Phần mộ chính quanh núi đều có quân đội canh gác nghiêm ngặt cả ngày lẫn đêm.

Nhiều chuyên gia hiểu về phong thủy địa mạch khẳng định rằng nếu chạm vào huyệt mộ Tần Thủy Hoàng thì sẽ tổn hại đến long mạch quốc gia. Lời nguyền từ vị bạo chúa để lại cho hậu thế có nhiều cách hiểu nhưng chắc chắn ông ta mong muốn duy trì triều đại nhà Tần đến thiên thu vạn đại. Nhưng, nghiệp dữ ông ta đã gây ra thì phải trả, không có một thế lực nào của loài người đủ vĩ đại để kháng cự lại luật Nhân quả. Và chính sự tàn ác của triều đại Tần Thủy Hoàng là nguyên nhân khiến triều đại này tan rã rất nhanh.

Mặc dù Tần Thủy Hoàng muốn sống đời đời để cai trị đất nước của mình nhưng ông ta chỉ làm Hoàng đế được 12 năm rồi lâm bệnh chết vào năm 49 tuổi. Dù lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được tính toán đặt ở long huyệt với những sắp xếp phong thủy kỳ công và cao thâm, nhưng sau khi ông ta chết, triều đại vĩ đại hùng mạnh của ông ta chỉ kéo dài thêm được “vỏn vẹn có bốn mươi sáu ngày nữa”. Các con Tần Thuỷ Hoàng người thì tự sát, người thì sau khi đăng cơ đã lập tức ra lệnh giết sạch những người con còn lại của Tần Thủy Hoàng và rồi cuối cùng cũng tuyệt mệnh cùng triều đại nhà Tần.


Tần Thủy Hoàng khi tại thế rất muốn chống lại thiên mệnh nhưng không cách nào thắng được nghiệp báo từ những việc tàn ác dã man với dân chúng mà ông ta đã làm.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *