Tấm vải liệm xác Chúa Jesus: 6 Bằng chứng siêu nhiên về sự tồn tại của Thánh tích

Có một tấm vải liệm vô cùng nổi tiếng trên thế giới, in rõ hình một người đàn ông có râu, ria mép và mái tóc dài ngang vai, rẽ ngôi giữa, cao từ 1,70m đến 1,88m. Từ tấm vải liệm có thể nhận thấy vô số vết thương khủng khiếp trên cơ thể người này, như vết rạch, vết đục, vết đâm, và vết lằn roi. Đó là tấm vải liệm Turin – được cho là dùng để liệm xác và lưu giữ hình ảnh cuối cùng của Chúa Jesus, sau khi Ngài chịu cực hình và chết trên giá thập tự.

Hình ảnh phần đầu cho thấy một vòng tròn màu vàng rơm nhạt trông như vòng gai mà Chúa Jesus bị ép đội trên đầu. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Điều kỳ lạ là tấm vải này tái hiện đúng những gì Kinh Thánh ghi nhận, và nó không có tác động của con người, không thể tái hiện, không thể làm giả… Làm thế nào mà một tấm vải lại thể hiện Thánh tích chân thực đến như vậy và trường tồn qua hàng ngàn năm?

Tấm vải liệm Turin được hàng triệu tín đồ Cơ Đốc giáo tôn kính, và là một trong những biểu tượng tôn giáo thiêng liêng nhất trên thế giới. Giáo hoàng John Paul II miêu tả đó là một “sự phản ảnh của kinh phúc âm”, và thậm chí là một “thánh tích đặc biệt”.

Dù đã trải qua hàng ngàn năm, tấm vải dệt bằng lanh có vết máu và hình ảnh được cho là của Chúa Jesus vẫn tồn tại, thể hiện Thánh tích “có một không hai” trên thế giới.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã được tiến hành từ hóa học, sinh học, y khoa, pháp y để phân tích hình ảnh quang học trên hiện vật này và xác định chấn động rằng, tấm vải liệm Turin có các cấu trúc không thể bị làm giả – ngay cả với công nghệ hiện đại nhất của thế kỷ 21. 

Tấm vải dệt bằng lanh có vết máu và hình ảnh được cho là của Chúa Jesus vẫn tồn tại. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Bí ẩn lớn nhất của tấm vải liệm Turin 
Tấm vải liệm Turin hình chữ nhật, có kích thước khoảng 4,4 x 1,1 mét, dệt bằng sợi lanh, màu nâu đỏ. Theo ghi chép, tấm vải liệm này lần đầu tiên được nhắc đến trong các tài liệu vào năm 1354 thời Trung Cổ.

Theo Phúc âm Gioan, sau khi bà Maria Madalena chạy về báo tin, hai tông đồ là Phêrô và Gioan đã chạy ra mộ đá của Chúa Jesus và nhận thấy xác Chúa không còn ở đó, nhưng tấm vải dùng để liệm xác thì vẫn còn. Chính tông đồ Phêrô là người đầu tiên đã thu nhặt tấm vải và đem về nhà.




Điều bí ẩn nhất về tấm vải này là hình ảnh mờ nhạt, màu nâu của một người đàn ông khỏa thân với hai tay đặt chéo trên người. Cả hai mặt của tấm vải liệm được căn chỉnh dọc theo mặt phẳng của phần thân và hướng theo các hướng ngược nhau.

Hình ảnh phần đầu cho thấy một vòng tròn màu vàng rơm nhạt trông như vòng gai mà Chúa Jesus bị ép đội trên đầu. Theo các chuyên gia, trên tấm vải ngàn năm này là “bóng dáng” của một người đàn ông có râu, ria mép, mái tóc dài ngang vai, rẽ ngôi giữa, hình ảnh thân thể chi tiết được in hình lên tấm vải thể hiện những khổ nạn mà Chúa phải gánh chịu với vô số vết thương khủng khiếp như vết rạch, vết đục, vết đâm, và vết lằn roi.

Trước đó đã có giả thuyết cho rằng, những vết ố và hình người này đã được “ai đó” vẽ lên tấm vải lanh vào một thời điểm nào đó trong lịch sử, nhưng trong báo cáo với Viện Hàn Lâm, bác sĩ nổi tiếng người Pháp De Lazhi cho biết các hình ảnh nói trên đã được hình thành do tiếp xúc với một thân xác người thật sự.

Không những thế, từ khoa học hiện đại có thể chứng minh rằng còn nhiều điều bí ẩn hơn đằng sau câu chuyện về tấm vải liệm thành Turin. Sau đây là 6 luận điểm đáng kinh ngạc:

1. Không có tác động của con người
Theo National Geographic, hơn 117 năm kể từ ngày ảnh âm bản đầu tiên của tấm vải được chụp để nghiên cứu, rất nhiều nhà khoa học đã vào cuộc và gây ra các cuộc tranh cãi bất tận.




Năm 1969, nhóm 33 nhà khoa học do Mỹ dẫn đầu được phép kiểm tra trực tiếp tấm vải, để tư vấn kỹ thuật bảo quản và xét nghiệm trong tương lai. Lần tiếp cận thứ 2 là trong 5 ngày liên tục vào năm 1978. Nhóm nghiên cứu mang theo 7 tấn thiết bị, làm việc cật lực 24/24 giờ, dưới sự giám sát của một hiệp hội các nhà khoa học châu Âu. Cuối cùng, họ kết luận: “Không có tác động của con người vào các dấu vết trên tấm vải”.

Báo cáo của nhóm nghiên cứu công bố vào năm 1981 cho biết: “Những hình ảnh trên tấm vải thực sự là của một người đàn ông, bị đóng đinh và tra tấn. Các dấu vết trên tấm vải là vết máu, có chứa các thành phần của máu như hemoglobin (thành phần của hồng cầu) và albumin (thành phần của huyết tương)”.

Cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể có lời giải chính xác cho tuổi đời thật sự của tấm vải liệm Turin. Nhiều nhà khoa học cho rằng, tấm vải đã được chắp vá, phục chế sau nhiều biến cố. Vì vậy, chỉ 1 góc của tấm vải chưa đủ để xác minh tính chính xác của niên đại mà nó xuất hiện.

2. Không thể tái hiện
Một câu hỏi mang tính biểu tượng nhưng chưa có lời giải về tấm vải này: đó là làm cách nào hình ảnh được hình thành và lưu giữ trên tấm vải sau hàng ngàn năm? Các nhà khoa học gọi đó là “bí ẩn trong những bí ẩn”. Đối với các tín đồ, đây là một phép lạ. Người ta xác định rằng hình ảnh người không phải được vẽ lên, mà được thẩm thấu vào tấm vải lanh.

Nhiều nỗ lực nhằm tái tạo hình ảnh này, tái tạo “sự thẩm thấu bất thường” của màu sắc lên tấm vải, đều thất bại. Màu nhuộm trên tấm vải rất lạ, chỉ thấm xuống một lớp mỏng, nhỏ hơn 0,7 micromet – tương đương 1/30 đường kính một sợi vải.




Nhà vật lý Paolo Di Lazzaro và đồng nghiệp thuộc Cơ quan quốc gia về Công nghệ, Năng lượng và Phát triển Kinh tế bền vững (ENEA), Ý, đã tiến hành các thí nghiệm trong 5 năm, cố gắng tái tạo hình ảnh giống như trên “tấm vải liệm thành Turin”. Trong nghiên cứu công bố năm 2011, nhóm cho biết, họ đã dùng tia cực tím công suất cao bắn vào tấm vải, nhưng cũng chỉ tái tạo được “gần đúng” màu sắc – và chỉ giống với vài cm vuông trên tấm vải, chứ không thể tái tạo toàn bộ đặc tính vật lý cũng như hóa học của hình ảnh trên tấm vải, càng không thể tái hiện toàn bộ hình ảnh “Chúa Jesus sau khi bị đóng đinh”.

Theo ông Lazzaro, họ đã sử dụng tia cực tím hiện đại nhất trong thế kỷ 21. Nó đòi hỏi “các xung thời gian ngắn hơn 1/40 tỷ của một giây, và cường độ vào cỡ vài tỷ watt”.

Nhà vật lý này đặt ra câu hỏi: “Nếu công nghệ hiện đại nhất của thế kỷ 21 cũng không thể làm được, thì người ta làm giả nó ở thời trung cổ bằng cách nào?”

Điều bí ẩn nhất về tấm vải này là hình ảnh mờ nhạt, màu nâu của một người đàn ông khỏa thân với hai tay đặt chéo trên người. (Ảnh: Sladey qua Creative Commons)

3. Không thể làm giả
Một bằng chứng thép nữa về tấm vải liệm này chính là cấu trúc máu và các hạt nano tồn tại trên tấm vải không thể làm giả.




Một nhóm nghiên cứu Ý phát hiện rằng tấm vải Turin chứa các hạt nano ít thấy ở máu người bình thường. Theo ông Elvio Carlino – Nhà nghiên cứu ở Viện tinh thể học tại Bari, (Italy), những hạt nano rất nhỏ này hé lộ sự đau đớn của nạn nhân bọc trong tấm vải liệm.

Giáo sư Giulio Fanti ở Đại học Padua cho biết, các hạt nano này có cấu trúc, kích thước và sự phân bố kỳ lạ, và rằng vết máu chứa lượng lớn chất creatinine và ferritin, thường thấy ở bệnh nhân bị thương do ngoại lực mạnh như tra tấn.

“Sự tồn tại của những hạt nano sinh học tìm thấy trong thí nghiệm chỉ ra cái chết dữ dội của người đàn ông bọc trong tấm vải liệm thành Turin” – Giáo sư Fanti nói.

4. Chứa ADN từ khắp nơi trên thế giới
Bổ sung thêm vào hồ sơ các phát hiện kỳ lạ về tấm vải liệm bí ẩn này, các nhà nghiên cứu người Ý đã phát hiện thấy tấm vải này có thể đã được dệt tại Ấn Độ, và chứa ADN từ khắp nơi trên thế giới.

Thông qua việc giải trình tự ADN từ bụi và phấn hoa trên tấm vải liệm, người ta có thể biết được nguồn gốc của những chủng người và các hoàn cảnh môi trường mà tấm vải này từng tiếp xúc. Kết quả phân tích DNA cho thấy tấm vải có thể đã được sản xuất ở Ấn Độ, và đã đi qua nhiều nơi trên thế giới trước khi đến nước Ý vào thời trung cổ.

5. Thuộc cùng nhóm máu hiếm AB
Hai nhà thực vật học tại Ðại Học Do Thái ở Jerusalem là Avinoam Danin và Uri Baruch cho biết, qua phân tích thấy rằng hoa, phấn hoa và nhiều thành phần khác của cây cỏ đã để lại dấu vết trên tấm khăn liệm Turin.




Kết quả cuộc phân chất cho thấy, phấn hoa có trong tấm khăn liệm là từ một loại thảo mộc mà chỉ được tìm thấy vào tháng Ba và tháng Tư tại vùng Jerusalem. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây có thể là loại hoa được kết thành vòng gai gắn trên đầu Chúa Giêsu.

Đặc biệt mẫu phấn hoa này được cho là trùng khớp với mẫu phấn hoa trên tấm vải được cất giữ tại nhà thờ chính tòa Oviedo (Tây Ban Nha) – được cho là tấm vải che mặt Chúa Giêsu khi tẩm liệm. Cả hai tấm vải này đều có chứa những vết máu thuộc cùng nhóm máu hiếm AB.

6. Trùng khớp với các ghi chép trong Kinh Thánh
Trong báo cáo cho Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào năm 1902, bác sĩ danh tiếng De Lazhi cho biết vào thời điểm đó, khuôn mặt của Chúa Jesus bị người ta đánh bằng nắm đấm, mũi bị thương, mí mắt phải chảy máu, đầu bị đâm xuyên bởi một vật sắc nhọn, toàn thân thể đầy những vết quất bằng roi, tay và chân bị đóng đinh xuyên thấu, và xương sườn bị đâm với một vết thương rất lớn; Ngài bị đánh trước khi chết và cuối cùng bị đóng đinh trên Thập tự giá.

Căn cứ theo truyền thuyết và Kinh Thánh, Chúa Jesus đã bị tra tấn ở Judea trước khi bị đóng đinh. Điều này khiến các tín đồ chấn động khi tấm vải liệm Turin đã “kể” lại đúng câu chuyện như thế, tái hiện lại vô số vết thương khủng khiếp trên cơ thể Chúa.

Trong cuốn sách “Bí ẩn của tấm vải liệm”, giáo sư Giulio Fanti và nhà báo Saverio Gaeta đã tiến hành giám định các sợi vải từ tấm vải liệm. Kết quả cho thấy chúng xuất hiện vào giai đoạn năm 300 trước CN đến năm 400 sau CN – trùng khớp với thời gian mà Chúa Giêsu sống được ghi chép trong Kinh Thánh.

Thánh tích là có thật
Trải qua vô số biến cố và nhiều lần “biến mất không vết tích” trong lịch sử vì thiên tai và chiến tranh, năm 1502, tấm vải liệm được chuyển về lưu giữ trong nhà thờ Sainte Chapelle ở Chambery. Cùng năm này, một vụ hỏa hoạn đã bùng phát, tấm vải được cứu thoát nhưng vẫn có những vết cháy. Các nữ tu đã vá lại tấm vải.

Những bức ảnh về tấm vải liệm Turin vẫn rất bình thường cho đến khi người ta xem xét nó ở dạng âm bản, cho thấy hình ảnh một người đàn ông giống như mô tả trong Kinh Thánh – được xem là bằng chứng mạnh mẽ cho sự kiện Chúa Jesus bị đóng đinh được mô tả trong Kinh Thánh.

Tấm vải liệm Turin – được xem là Thánh vật còn lưu lại dấu tích của những cực hình mà Chúa phải chịu, đó là: Máu, vết đóng đinh, vòng gai trên đầu và những vết thương do tra tấn thảm khốc. Một số tín đồ tin rằng, hình ảnh này được truyền tải từ thân thể Chúa Jesus sang tấm vải nhờ một “luồng ánh sáng thần thánh” hay năng lượng khi Chúa Jesus phục sinh và in hằn thân thể Chúa lên tấm vải liệm.

Vào năm 1958, Giáo hoàng Piô XII đã tuyên bố rằng hình ảnh trên tấm vải liệm như là Thánh Nhan Chúa Giêsu. Giáo hoàng Phanxicô và Giáo hoàng Bênêđictô XVI đều mô tả Tấm vải liệm Turin như là “một biểu tượng” của đức tin và Thánh tích.

Lời Kết

Trong lần trưng bày vào năm 2010, đã có trên 2 triệu người đến chiêm ngắm tấm vải đặc biệt này, gồm cả Giáo hoàng Bênêđictô XVI. Hình ảnh của tấm vải liệm cũng được phát sóng trên truyền hình vào ngày 30/3/2013.

Còn đối với khoa học hiện đại, đây vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử. Trong một thế giới mà công nghệ khoa học chưa hoàn thiện, có những cổ vật và sự kiện lịch sử mà ngay cả giới khoa học hiện đại cũng không thể tạo tác và tái hiện lại được.


Dù còn rất nhiều tranh cãi giữa khoa học và Thần học, tấm vải liệm Turin vẫn tồn tại sừng sững như một chứng tích thiêng liêng đối với tất cả tín đồ công giáo. Trên hết nó còn thể hiện niềm tin vào Thần Phật, vào những thực thể siêu nhiên vượt ngoài khả năng hiểu biết và nhận thức của nhân loại.

Câu hỏi Chúa Jesus và những thánh tích của Ngài có thực sự tồn tại hay không – dường như đã có câu trả lời. Liệu bạn có tin rằng vẫn có một thế giới tâm linh vượt trên khoa học và hoàn hảo hơn gấp nhiều lần?

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *