Thế giới này thật vĩ đại, không điều kỳ lạ gì không có. Tại Italia, tấm vải liệm của Chúa Giêsu đã được người ta phát hiện, trên tấm vải có in hình bóng khuôn mặt một người đàn ông được cho là khuôn mặt của Ngài…
Tấm vải liệm của Chúa Giêsu. (Nguồn: Wikipedia)
Có vô số những bí ẩn chưa được giải đáp tồn tại trên thế giới, tất cả đang chờ các nhà khoa học giải khai. Trong số đó có một tấm vải bố được những người theo Cơ đốc giáo coi là Thánh vật, tương truyền đây là tấm vải dùng để liệm Chúa Giêsu khi hạ táng Ngài.
Trên mặt tấm vải có in dấu vết tựa hồ như khuôn mặt của Ngài, giống như thể âm bản của một bức ảnh. Vật thể này đã được nhiều lần nghiên cứu và xác thực bởi các chuyên gia, nhưng cũng đồng thời dẫn khởi những tranh luận cực đại về di vật.
Bức tranh “Chôn cất Chúa Giêsu” của Karl Bloch. (Nguồn: Wikipedia)
Chúa Giê-su là đấng vĩ đại trong Cơ đốc giáo. Vì sự giáng sinh của Ngài đã cải biến vận mệnh của muôn ngàn sinh mệnh con người. Đương thời, Ngài đã thụ nạn khi tổng đốc Pontius Pilate chấp chính; vì gánh chịu tội lỗi cho các tín đồ và chúng sinh mà Ngài bị đóng đinh lên Thập tự giá. Trong ngôi nhà của Công tước Safwa ở Turin, Ý, có tồn giữ tấm vải liệm nổi tiếng đã bao bọc Chúa Giêsu. Tấm vải dài 14,5 feet và rộng 3,8 feet, với hình ảnh của mặt trước và mặt sau của một người đàn ông có thể nhìn thấy mờ nhạt trên đó.
Người ta nói rằng đây là tấm vải liệm của Chúa Giêsu – Thánh tích được bảo tồn nghiêm mật nhất của Cơ đốc giáo trên toàn thế giới.
Một vị bác sĩ nổi tiếng người Pháp, ông De Lazhi, bắt đầu tiến hành nghiên cứu cổ vật này; sau đó ông đã nộp báo cáo nghiên cứu của mình cho Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào năm 1902.
Bác sĩ De Lazhi cho biết, trước tiên chúng tôi đã nghiên cứu tấm vải liệm thực tế, từ tàn tích của phấn lô hội trong tấm vải, có thể kết luận rằng địa điểm xảy ra sự việc tương ứng với khu vực phía đông của Ai Cập.
Vào thời điểm đó, khuôn mặt của Chúa Giê-su bị người ta đánh bằng nắm đấm, mũi bị thương, mí mắt phải chảy máu, đầu bị đâm xuyên bởi một vật sắc nhọn, toàn thân thể đầy những vết quất bằng roi, tay và chân bị đóng đinh xuyên thấu, và xương sườn bị đâm với một vết thương rất lớn; nạn nhân là người bị đánh trước khi chết và cuối cùng bị đóng đinh trên Thập tự giá.
Căn cứ theo truyền thuyết và ghi chép lịch sử, chúng ta đều biết rằng Chúa Giê-su Christ đã bị tra tấn ở Judea trước khi bị đóng đinh, tương hợp với những gì người ta tìm thấy trong hình ảnh cơ thể con người trên tấm vải liệm. Những người nghi ngờ cho rằng tấm vải liệm là một kiệt tác của một họa sĩ và chỉ đơn giản là “đồ giả mạo”. Trước những lời chỉ trích đó, bác sĩ De Lazhi trả lời rằng hầu như không thể vẽ được một bức chân dung âm bản chính xác như phim chụp ảnh bằng khả năng của con người, và tại sao lại có người bỏ công sức ra để làm điều đó?
Quan trọng hơn, nếu đó chỉ là một “bức họa”, thì vào thời đại mà “bức họa” này được hoàn thành, công nghệ nhiếp ảnh vẫn chưa được phát minh.
Khuôn mặt người đàn ông trên bức ảnh do Secondo Pia chụp năm 1898. (Nguồn: Wikipedia)
Nhiếp ảnh gia Giuseppe Silly đã được phép chụp một bức ảnh khác về tấm vải liệm của Chúa Giêsu vào năm 1931. Khi bức ảnh được rửa sạch, mọi người đều ngạc nhiên khi thấy một hình người được phản chiếu trên âm bản của bức ảnh, rõ ràng hơn cả ngân tích để lại trên tấm vải liệm.
Kinh qua một số nghiên cứu, ông khẳng định rằng cảnh tượng này chắc chắn không phải do họa sĩ tạo ra, bởi sau khi phóng to hết mức có thể, không hề nhìn thấy dấu vết của nhan liệu trên tấm vải liệm.
Nhiều người theo đạo Cơ đốc tin rằng tấm vải này chính là tấm vải liệm được chôn cùng với Chúa Giêsu hồi đó. Theo những vết máu mà Chúa Giêsu để lại trên tấm vải liệm, các chuyên gia đã phác họa được chỉnh thể khuôn mặt của Ngài. Trong trái tim của những người theo đạo Cơ Đốc, tấm vải liệm này là trụ cột tinh thần của họ, là Thánh tích duy nhất mà Chúa Giêsu để lại, và là một kho báu tinh thần vô giá.
Nguồn: DKN
- Các nhà địa-vật lý học: Trái Đất rung lắc không ngừng, tiếng rung của nó tiết lộ bí ẩn dưới lòng đất
- Thời gian phải chăng chỉ là huyễn cảm của nhân loại?
- Bí ẩn trăm năm về cây cầu trấn yểm thủy quái ngay giữa lòng phố cổ Hội An