Tại sao Tề Bạch Thạch chỉ vẽ bức “mông bò” lại bán với giá 40 tỷ đồng? Chuyên gia: Bạn phóng to mà xem

Một bông hoa có thể là một thế giới, dưới ngòi bút của họa sỹ thì mọi thứ trên thế gian sẽ thể hiện ra vô cùng hấp dẫn vượt qua sự bình thường.

Nguồn ảnh: soundofhope

Ở Trung Quốc có rất nhiều họa sỹ, trong số những họa sỹ cận đại, Tề Bạch Thạch là một nhân vật tiêu biểu. Họa sĩ họ Tề là họa sĩ bậc thầy trong giới hội họa cận đại, đồng thời là người Trung Quốc đầu tiên ghi danh vào câu lạc bộ các tác giả có tranh cán mức giá 100 triệu USD ($100 Million Club).

Đại sư đã qua đời, nhưng sức sống trong nghệ thuật của ông có thể là vĩnh cửu, những bức tranh của Tề Bạch Thạch luôn là phần cuối cùng của những phiên đấu giá, giá của một bức vẽ thường là mấy chục tỷ đồng, đặc biệt là những bức vẽ nổi tiếng dù có tiền cũng rất khó có cơ hội để mua.

Tề Bạch Thạch. Nguồn ảnh: soundofhope

Những bức vẽ của Tề Bạch Thạch chủ yếu dùng để ghi lại cuộc sống, ông quan sát từng chi tiết của cuộc sống để tạo nên một bức tranh đẹp, nổi tiếng nhất là bức tranh vẽ con tôm của ông. Ông có thể vẽ ra sự sinh động và thú vị của con tôm chỉ bằng một vài nét vẽ, có thể nói rằng kỹ năng hội họa của ông đã đạt đến đỉnh cao.

Bức tranh vẽ tôm của Tề Bạch Thạch. Nguồn ảnh: soundofhope

Tề Bạch Thạch đã từng vẽ một chiếc mông của một con bò đực và bán nó với giá hơn 30 tỷ đồng Việt Nam, “Mông bò” của Tề Bạch Thạch có giá cao ngất trời, nhiều người không hiểu tại sao nó lại có sức hút đến vậy, nhưng các họa sĩ trong giới hội họa đã được trải nghiệm một loại sắc thái tình cảm rất khác biệt khi xem bức vẽ này.

Bức tranh này tên là “liễu ngưu đồ”, đúng như tên gọi của nó, toàn bộ “liễu ngưu đồ”chỉ có cây liễu và con bò, dễ thấy nhất là cái mông của con bò, bên cạnh là những cây liễu đang đung đưa trong gió.

Và có một chấm đen nhỏ ở phía trên bên trái mông bò, lúc đầu các họa sĩ không biết chấm đen nhỏ này tượng trưng cho điều gì, nhưng khi mông bò được phóng to ra, họ mới chợt nhận ra. Hóa ra đốm đen nhỏ này chính là sừng bên trái của con bò, nhiều chuyên gia cho rằng bức tranh này có giá hàng mấy chục tỷ chỉ tính riêng chiếc sừng này.

Thời gian trước đó, Tề Bạch Thạch đã trải qua cuộc sống nhiều gian khổ, ông sinh ra trong một gia đình rất nghèo, thân hình ông gầy gò ốm yếu, năm ông 14 tuổi, gia đình xin cho ông học nghề thợ mộc, vì học nghề mộc nên anh ấy rất thích đục những con ấn, sau này ông lại học vẽ.

Hầu hết các bức vẽ của ông chủ yếu là động vật, nhưng những nét vẽ đơn giản của ông có thể thể hiện một cách sinh động biểu cảm của động vật. Nhiều họa sĩ vẽ bò bằng cách vẽ những cậu bé đang chăn bò hoặc vẽ bò từ góc nhìn bên cạnh, nhưng bức vẽ “Ngưu liễu” của Tề Bạch Thạch có thể nói là bức vẽ đầu tiên kể từ thời cổ đại đến nay chỉ vẽ “mông bò”.

Toàn bộ bức tranh “Ngưu liễu đồ” của Tề Bạch Thạch. Nguồn ảnh: kknews

Trong toàn bộ bức “ngưu liễu đồ”, có thể thấy dưới ánh mặt trời lặn, một con bò đang hướng đầu đi về phía trước, nó đang đi đâu vậy? Tình trạng mịt mù, không rõ, con bò quay lưng lại với mọi người, mọi người chỉ có thể nhìn thấy thân hình tròn trịa và chiếc đuôi dài buông thõng của nó chứ không thể nhìn thấy toàn bộ phần đầu của nó.

Hơn nữa “liễu” trong từ “cây liễu” có phát âm giống từ “lưu”, ngụ ý là “ở lại”, có thể thấy Tề Bạch Thạch đang rất nhớ nhà. Khi nhìn vào bức tranh này, chúng ta cũng có thể cảm nhận được khung cảnh cuộc sống yên bình của những người làm nông nghiệp, có một cảm giác thư thái, thoải mái từ trong ra ngoài.

Chủ đề “” trong những bức vẽ của Tề Bạch Thạch không nhiều, nhưng chỉ cần ông vẽ thì sẽ có sự đặc sắc rất “độc đáo”.

Bức vẽ này của ông khá khác biệt so với những bức vẽ trước, con bò của ông vẽ trong trạng thái ẩn, đòi hỏi người xem phải vận dụng trí tưởng tượng để tìm ra con bò, chính góc trên bên trái là nét hoàn thiện tạo nên bức tranh sống động như thật.


Đối với một họa sỹ bậc thầy như Tề Bạch Thạch, qua những bức vẽ của ông chúng ta có thể cảm nhận được một tâm trạng đặc biệt của ông đối với thế gian, những tác phẩm của ông quả là những tác phẩm để đời của một danh họa xuất thân nơi thiên nhiên đồng nội và sử dụng tài năng của mình để ca ngợi vẻ đẹp của tự nhiên.

Đúng là cảm nhận về cái đẹp không chỉ xuất phát từ cảm nhận ở bề mặt, mà còn từ suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của con người, những bức tranh có cả hình thức và nội hàm mới là những tác phẩm đỉnh cao thực sự.

Nguồn: VDH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *