Tại sao các vị Phật, Bồ Tát lại có một chấm nhỏ giữa hai lông mày?

Theo kinh Phật, bạch hào là nhúm lông trắng giữa hai lông mày của Đức Phật, mềm mại như tơ tula, trắng như tuyết, tinh khiết thanh tịnh, dài một trượng năm thước, xoay tròn về phía phải.

Theo kinh Phật, bạch hào là nhúm lông trắng giữa hai lông mày của Đức Phật, mềm mại như tơ tula, trắng như tuyết, tinh khiết thanh tịnh, dài một trượng năm thước, xoay tròn về phía phải. (Pixabay)

Tạc tượng trong Phật giáo rất chú trọng vào các chuẩn mực, không chỉ có quy định “32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp”, thậm chí còn có những tác phẩm kinh điển như “Tạo tượng độ lượng kinh” giải thích cặn kẽ về tỷ lệ và quy chuẩn của thân thể. Nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định này, bức tượng Phật đó sẽ bị chê là “không đúng phép”. Ví dụ, tranh Thangka trong Phật giáo Tây Tạng cần nghiêm ngặt tuân theo quy chuẩn của “Độ Lượng Kinh”, nếu không chúng sẽ bị coi là thiếu căn cứ kinh điển.




Chúng ta có thể thường xuyên nhìn thấy, nhưng thường không biết rằng, cái gọi là chấm nhỏ ở giữa hai lông mày của tượng Phật là một pháp tướng vô cùng quan trọng trong Phật giáo, tức là “tướng mi gian bạch hào” (giữa hai lông mày có nhúm lông trắng) trong ba mươi hai tướng.

Tại sao các vị Phật, Bồ Tát lại có một chấm nhỏ giữa hai lông mày?

Tại sao các vị Phật, Bồ Tát lại có một chấm nhỏ giữa hai lông mày? (Libreshot)

Theo kinh Phật, bạch hào là nhúm lông trắng giữa hai lông mày của Đức Phật, mềm mại như tơ tula, trắng như tuyết, tinh khiết thanh tịnh, dài một trượng năm thước, xoay tròn về phía phải.




Đây là diệu tướng có được khi Đức Phật tu được quả vị Phật, thấy chúng sinh tu tập Giới – Định – Huệ thì ca tụng tán thán mà không chê trách, có người phỉ báng thì che đi và bảo hộ. Người nhìn thấy được tướng này, có thể thoát khỏi hàng trăm ức tội ác sinh tử do người đó tạo ra từ vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng.

Chính vì tướng bạch hào quan trọng như vậy, mà quán tưởng bạch hào cũng đã trở thành một pháp môn tu hành trong Phật giáo.

Pháp môn quán tưởng của Tịnh độ tông đặc biệt chú ý đến “Bạch hào uyển chuyển ngũ tu di” trong “Kinh A Di Đà”. Trên thực tế, cũng chính là hy vọng thông qua quán tưởng bạch hào để đạt được cảnh tượng chân thực bất hư, thông qua phương thức chánh quán để cải biến ý niệm và tư tưởng của người tu hành.

Trong việc tạc tượng của Phật giáo, tướng bạch hào mặc dù trông đơn giản, nhưng trên thực tế lại không thể tùy ý làm.

Điều quan trọng nhất khi vẽ bạch hào là vẽ được đặc trưng “xoay tròn về phía phải”.




Phật giáo chú trọng đến xoáy tròn về phía phải, loại động thái xoáy tròn này, trên thực tế thể hiện quan niệm về vũ trụ và thời không của Phật giáo.

Trong việc tạc tượng của Phật giáo, tướng bạch hào mặc dù trông đơn giản, nhưng trên thực tế lại không thể tùy ý làm. (Wikimedia Commons)

“Toàn tướng” là biểu tượng cụ thể trên tượng Phật của quan niệm này. Kinh Phật ghi lại rằng tướng bạch hào dài một tầm (8 thước), xoáy xoắn ốc về phía phải như chân châu, đại phóng quang minh”, ở đây đặc biệt nhấn mạnh xoáy tròn về phía phải, chính là ý đồ nhấn mạnh một loại động thái vũ trụ ở giữa sinh và diệt.

Tương tự như những biến động lịch sử và sự khác biệt vùng miền về hình thức tượng Phật, tướng bạch hào cũng không tồn tại trên tượng Phật ở mọi thời kỳ và vùng miền.





Trong một số bức tượng Phật ở thời kỳ đầu hoặc tượng Phật ở một số khu vực nhất định, bạch hào không phải là một loại tướng tốt nhất định sẽ xuất hiện. Trên một số tượng Phật, dù có bạch hào nhưng không nhất thiết sẽ biểu hiện ra cực kỳ rõ ràng.

Tuy nhiên, do nội hàm tôn giáo phong phú của bạch hào, tướng tốt này dần trở thành một kiểu dáng tạc tượng tương đối cố định trong nghệ thuật Phật giáo thời kỳ sau. Những bức tượng Phật không có bạch hào thường bị coi là vượt ngoài khuôn phép.

Đương nhiên, cho dù là hào quang của bạch hào hay xoáy tròn của bạch hào, mục đích cuối cùng là thể hiện sự quang minh vĩ đại của Phật Pháp.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *