Atlantis là một lục địa thời tiền sử đã bị chìm dưới đáy Đại Tây Dương và xung quanh lục địa này có vô số truyền thuyết huyền bí. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bí ẩn về toàn bộ quá trình chỉ trong vòng 24h khiến Atlantis bị hủy diệt.
Bí ẩn về toàn bộ quá trình chỉ trong vòng 24h khiến Atlantis bị hủy diệt (Ảnh chụp màn hình video)
Tên Atlantis thực ra xuất phát từ tiếng Hy Lạp, nghĩa gốc của nó là “Đảo Atlas”. Nhưng nó thường được dịch thành đảo Đại Tây, Đại Tây Dương hoặc Atlantis. Cái tên này lần đầu tiên được đề cập tới trong các tác phẩm cuối đời của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato – đó là hai cuốn “Timaeus” và “Critias”.
Hai cuốn “Timaeus” và “Critias” của Plato đề cập tới Atlantis (ảnh chụp màn hình video)
Thần biển Poseidon tạo ra Atlantis. Ông chia cả vương quốc thành 10 phần, để cho 10 người con trai của mình mỗi người quản lý riêng một phần, 10 người quản lý độc lập và vừa chế ước lẫn nhau. Cứ 5 hoặc 6 năm một lần, họ sẽ đến cung điện Poseidon ở trung tâm quốc gia, để tổ chức một buổi họp mặt. Họ sẽ thảo luận về việc phân chia quyền lực, nghe rất giống với thể chế liên bang ngày nay.
Theo mô tả của Plato, lục địa Atlantis này rất phát triển và giàu có. Người ta đã xây dựng những cung điện, đền miếu, đài tế Thần nguy nga, rực rỡ. Bên trong Thần điện này được trang trí bằng vàng, đồng thau và ngà voi. Các tượng Thần đều được tạc bằng vàng. Và đất nước này có một đội quân hùng mạnh với hàng chục nghìn chiến xa.
Theo lời kể của người xưa, đó chắc chắn là đất nước siêu cường về quân sự thời tiền sử, họ còn sở hữu 1.200 tàu chiến. Vậy tại sao nền văn minh phát triển này lại bị hủy diệt?
Plato nói: Khi con người mất đi đạo đức, hành vi của họ khiến các vị Thần nổi giận.
Zeus, vua của các vị Thần, đã giáng động đất và hồng thủy xuống Atlantis, để kết thúc mọi thứ. Và Atlantis biến mất trong vòng 24 giờ.
Zeus, vua của các vị Thần, đã giáng động đất và hồng thủy xuống Atlantis (Ảnh chụp màn hình video)
Vì vậy, các từ khóa quan trọng ở đây là trận đại hồng thủy thời tiền sử và sự hủy diệt của một lục địa trong 24 giờ. Hai điều này liệu có phải là sự thật? Đây cũng là bí ẩn mà chúng ta sẽ cùng đi tìm giải đáp.
Cho tới nay, chúng ta biết được thời gian rõ ràng duy nhất ghi chép về sự hủy diệt của Atlantis là trận đại hồng thủy thời tiền sử. Vậy nó xảy ra khi nào?
Plato nói rằng đó là 9.000 năm trước Solon. Solon là một nhà lập pháp nổi tiếng ở Athens cổ đại. Ông sống khoảng 600 năm trước Công nguyên. Vậy 9000 năm trước Solon tức là khoảng 11.600 năm trước.
Rốt cuộc thì Atlantis ở đâu?
Plato nói rằng đó là một hòn đảo phía Tây của Trụ cột Hercules, cũng chính là nằm trên Đại Tây Dương ở phía Tây eo biển Gibraltar. Đó là lý do tại sao nó được gọi là Đại Tây Châu. Về trận đại hồng thủy thời tiền sử, trong các nền văn minh trên khắp thế giới đều có những truyền thuyết như vậy.
Vậy rốt cuộc Atlantis ở đâu? (Ảnh chụp màn hình video)
Trong “Kinh Thánh” thì có câu chuyện ‘Con tàu của Noah’. Người Maya cũng đề cập về nó trong cuốn Popol Vuh (Sách của Hội đồng). Các vị Thần giáng xuống lũ lụt vì những việc làm xấu xa của loài người.
Truyền thuyết về nền văn minh sông Hằng của Ấn Độ nói rằng: có một nhà sư khổ hạnh cứu một con cá khi tắm ở sông Hằng. Con cá nói với ông rằng sắp có một trận đại hồng thủy ập đến. Nhà sư khổ hạnh, người sau đó đã sống sót sau trận lụt, đã sáng tạo ra toàn bộ nền văn minh Ấn Độ.
Nền văn minh người Sumer của lưu vực Lưỡng Hà ở Trung Đông, trên thực tế, cũng có những ghi chép tương tự như câu chuyện Con tàu của Noah. Văn tự được khắc trên bia đất sét nung, chính là văn tự hình chêm nổi tiếng. Các vị Thần Sumer đã tạo ra 5 nền văn minh thành thị. Nhưng rồi tất cả đều sa đọa. Thần quyết định giáng hạ lũ lụt để trừng phạt họ. Nhưng có một vị vua rất sùng đạo nên được miễn trừ. Thần giáng gió bão và lũ lụt 7 ngày 7 đêm liên tiếp. Vì được Thần che chở, vị vua này đã sống sót vượt qua thảm họa. Và ông trở thành thủy tổ thời kỳ tiếp theo của nền văn minh Sumer.
Ký ức về trận lụt thời tiền sử của nền văn minh Sumer được ghi lại trong sử thi nổi tiếng
“Gilgamesh” – cuốn sách chứa những mật mã thời tiền sử rất quan trọng (Ảnh chụp màn hình video)
Những dân tộc cổ đại khác nhau trên đều để lại những ghi chép về trận đại hồng thủy tiền sử. Và hãy chú ý đến những điểm chung của chúng: đều đột ngột và có tính hủy diệt.
Trận lũ đến bất chợt, khiến con người không trở tay kịp, không thể trốn thoát. Thời đó, giao thông rất kém phát triển, các vùng khác nhau gặp trở ngại về ngôn ngữ, không có khả năng toàn cầu hóa thông tin nên không có khả năng sao chép, đạo văn. Vì vậy, chỉ có một lời giải thích: đó là đại hồng thủy kinh hoàng trong thời tiền sử thực sự đã xảy ra.
Theo lý giải của các nhà địa chất về sông băng, từ 26.500 đến 20.000 năm trước, số lượng sông băng trên trái đất nhiều gấp đôi so với hiện tại. Chúng bao phủ 25% diện tích đất. Khi sông băng tan chảy, mực nước biển liên tục dâng cao. Cho đến 7.000 năm trước, mực nước biển đã tăng 125m khiến phần lớn đất liền bị biển nhấn chìm.
Theo các nhà khoa học dự đoán, 50% sông băng tan chảy nhanh chóng trong ba giai đoạn. Thời điểm đầu cách đây từ 15.000-14.000 năm; 12.000-11.000 năm trước; và 8.000-7.000 năm trước.
Hãy chú ý đến khoảng thời gian thứ hai và thứ ba khi sông băng tan chảy. Nó trùng hợp với những gì chúng ta đang nói – đó là trận đại hồng thủy được ghi lại bởi nền văn minh Atlantis và Sumer. Tất cả đều xảy ra trong khoảng thời gian 12.000-11.000 năm trước.
Một trận lụt thảm khốc về mặt logic phải có một điều kiện cần thiết. Đó là phải có rất nhiều nước băng tan chảy, trong một khoảng thời gian rất ngắn, nó đổ vào những khu vực nơi con người sinh sống. Nếu đây chỉ là một quá trình chậm, thì người dân vùng biển phải có nhiều thời gian để di chuyển đến địa hình cao hơn, do đó sẽ không thể xảy ra đại hồng thủy mang tính hủy diệt được.
Một trận lụt thảm khốc phải do rất nhiều nước băng tan chảy, trong một khoảng thời gian rất ngắn mới có thể gây ra (Ảnh chụp màn hình video)
Vấn đề tiếp theo là khoảng 11.600 năm trước, thực sự có sự cố băng tan nhanh như vậy không?
Băng phải tan nhanh trong vòng 24h mới có thể tạo ra trận lụt kinh hoàng nhấn chìm toàn bộ lục địa Atlantis. Hơn nữa nó không chỉ gây ra sóng thần, nó còn gây ra cái mà Plato gọi là động đất lớn và núi lửa phun trào. Nếu thực sự là như vậy thì thật là khủng khiếp. Vì thảm họa từ 10.000 năm trước không hề báo trước mà bất ngờ xảy ra, vậy ai có thể đảm bảo nó sẽ không xảy ra vào năm tới hoặc thậm chí ngày mai? Thật không may, theo kết quả nghiên cứu hiện tại, khả năng này xác thực là tồn tại.
Một giáo sư người Ý tên là Cesare Emiliani đã đề xuất lý thuyết đập băng trên sông. Nói một cách đơn giản, nước băng tan nhanh sẽ tạo thành một hồ băng khổng lồ dưới nắp băng của sông. Ta có thể tưởng tượng nó như một ấm trà chứa đầy nước, chỉ có điều nắp của cái ấm và các thành xung quanh nó được làm bằng băng đá. Hiện tượng này thường là kết quả của hoạt động địa nhiệt. Nó giống như một đống băng lớn, bắt đầu tan chảy từ giữa. Sau đó, những vùng biên chưa tan chảy, sẽ tự nhiên trở thành một con đập để giữ nước. Đây là cách mà cái gọi là ‘con đập bằng băng trên sông’ ra đời.
Giáo sư người Ý Cesare Emiliani là người đã đề xuất lý thuyết đập băng trên sông (Ảnh chụp màn hình video)
Một nguyên nhân phổ biến khác là do chính sự chuyển động của sông băng đã chặn nước đá tan chảy. Nó tương tự như một cái hồ chắn được hình thành sau trận lở đất. Sau đó, đập băng sẽ liên tục tan chảy và ngày càng mỏng hơn. Vì vậy nước trong hồ băng ngày càng cao, áp lực nước ngày càng lớn. Khi vượt quá giới hạn mà đập băng có thể chịu được, nó sẽ khiến đập bị vỡ. Khi đó hàng nghìn km vuông nước tích tụ trong đó sẽ tràn ra ngoài, chúng sẽ lập tức tuôn trào hết ra. Đây không phải là bao nhiêu mét khối, mà là bao nhiêu kilômét khối. Năng lượng đó có thể tưởng tượng được rằng nó đủ để phá hủy một thành phố lớn. Người ta nói rằng đây là cách hình thành địa hình của bang Washington ở Hoa Kỳ.
Thực ra mà nói, đây cũng giống như nguyên lý của đập trữ nước Tam Hiệp, chẳng qua nó chỉ là một con đập nhân tạo có thể xả lũ. Khi đập băng bị vỡ là không thể kiểm soát được.
Ngoài ra, Giáo sư John Shaw từ Đại học Alberta, Canada, ông cũng là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu những thay đổi của sông băng trên toàn cầu, cũng đưa ra lý thuyết tương tự như lý thuyết con đập bằng băng. Nó cũng có quy trình trữ nước. Chỉ có điều ông so sánh quá trình trữ nước này với xả nước bồn cầu, nghĩa là khi nước tích trữ đến mức cao, nhấn van thì nước sẽ chảy dốc xuống.
Giáo sư John Shaw từ Đại học Alberta, Canada, cũng so sánh quá trình trữ nước này với xả nước bồn cầu (Ảnh chụp màn hình video)
Trong tự nhiên, cái van này là nói tới hai hoặc nhiều hồ băng. Hiệu ứng của kết nối khối bên trên, khiến đập băng không chịu được áp lực. Vì vậy, nước trong hồ băng đồng loạt trào ra. Nếu tất cả các sông băng tan chảy như thế này thì tất nhiên đó sẽ là một trận đại hồng thủy toàn cầu. Như các thành phố Thượng Hải, London, Copenhagen, Brussels chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 20m, sẽ bị ngập chìm chỉ trong 4 ngày.
Sự tan chảy của các sông băng ở các địa hình khác nhau sẽ có những tác động khác nhau. Ở vùng đồng bằng nơi có nước băng chảy qua, sẽ hình thành một địa hình gọi là Drumlin. Thực ra, nó là một gò đất hình quả trứng. Những gò đất nhỏ này đón hướng dòng nước băng chảy tới sẽ tạo thành một cấu trúc đất và đá rất dốc, tạo thành trở lực với dòng nước. Những nơi xuất hiện gò đất thì dòng nước sẽ được nâng lên rất cao. Có thể xuất hiện những mặt sóng cao hàng chục mét, thậm chí hàng trăm mét.
Các sông băng tan chảy trên núi có thể gây ra một hiện tượng khác. Khi nước đổ từ nơi cao xuống nơi thấp sẽ tạo ra một loại sóng sông băng, nó tương tự như trận lở tuyết. Nói một cách đơn giản, đó là hiệu ứng khuếch đại và chồng lớp. Ví dụ, những người leo núi trong quá trình leo lên đỉnh Everest, chỉ một chiếc ủng đi bộ đường dài bị rơi cũng có thể gây ra siêu tuyết lở. Nguyên lý là như vậy.
Vào năm 1958, đã xảy ra loại dao động sông băng này
Khi đó, vịnh Lituya ở Alaska, đã có khoảng 40 triệu mét khối băng và đá đổ xuống trong một trận tuyết lở, sau khi rơi xuống 900m, nó đã đổ ra biển. Sóng sông băng cuồn cuộn gầm thét, âm thanh truyền đi tới hơn 1km, tốc độ chảy đạt 200km một giờ. Bất cứ nơi nào nó đi qua, mọi thứ đều bị phá hủy. Sóng sông băng này đâm vào đỉnh băng dốc, sau đó mới từ từ dịu xuống.
Nếu trận sóng này xuất phát từ gần Atlantis, tảng băng lớn của Scandinavia ở Phần Lan sẽ nứt tách và có độ ảnh hưởng với chiều rộng lên tới hơn 40-60km. Sau khi đổ vào đại dương, nó sẽ ngay lập tức gây ra sóng thần lớn. Sức mạnh hủy diệt đó không thể tưởng tượng được. Bất kỳ thành phố nào cũng sẽ bị nó phá hủy.
Từ những lý luận trên, chúng ta có thể đưa ra một số tổng kết.
Sông băng trong quá trình tan chảy nhanh chóng, có thể gây ra lũ lụt như vỡ đập Tam Hiệp, đỉnh lũ có thể cao tới hàng chục mét, thậm chí hàng trăm mét.
Cùng với hiệu ứng chồng chất và khuếch đại như tuyết lở, khi sông băng đổ vào đại dương, nó sẽ gây ra một trận sóng thần cực lớn. Vì vậy, trong quá trình băng tan, sẽ có khả năng rất cao là đột nhiên xảy ra đại hồng thủy.
Ngoài ra còn có động đất và núi lửa phun trào. Bởi khi một lượng lớn băng tan chảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, từng phần của vỏ trái đất do chịu áp lực sẽ xảy ra thay đổi. Nhiều nước biển hơn, vì vậy lớp vỏ đại dương chịu nhiều trọng lực hơn, nó sẽ chìm xuống. Áp lực sông băng với đất liền ít hơn và đất cần nâng lên. Vì vậy, nó là một giảm và một tăng. Loại kéo theo hướng tương phản trong khu vực này có thể làm cho vỏ trái đất bị vỡ. Từ đó, sẽ kích hoạt động đất hoặc núi lửa phun trào.
Mọi người đều biết nơi lớp vỏ đang vận động tích cực sẽ thường xảy ra núi lửa và động đất hơn. Ví dụ, như Nhật Bản và Los Angeles ở miền Tây Hoa Kỳ. Nói cách khác, các sông băng tan chảy nhanh sẽ không chỉ gây ra một trận đại hồng thủy, mà sẽ gây ra động đất và núi lửa phun trào.
Quá trình hủy diệt của Atlantis một cách chi tiết
Atlantis nằm ngay trên Đại Tây Dương, phần thấp nhất của rìa thềm Celtic, ở phần cuối của tảng băng Scandinavia ở Phần Lan, ngay sát bờ xả lũ.
Sau khi lớp đập băng trên vỡ, nước đá đổ từ trên cao xuống thấp tạo hiệu ứng tuyết lở. Khi nó đi vào đại dương, nó đã sinh ra một cơn sóng thần rất lớn. Đồng thời, sự biến dạng của lớp vỏ gây ra động đất và núi lửa phun trào.
Vì vậy, dưới sự tấn công hàng loạt của lũ lụt, động đất và núi lửa, lục địa Atlantis biến mất trong vòng 24 giờ. Ngay cả chút đá sỏi cũng không còn lại gì. Nếu may mắn, có thể vẫn có thể tìm thấy dấu tích của một số công trình kiến trúc bằng đá.
Theo như ghi chép về đại hồng thủy, Plato đã viết những câu rất ý nghĩa trong cuộc đối thoại của “Timaeus” rằng: “Bây giờ những nền văn minh này không thể xây dựng lại nữa. Các trận lụt có chu kỳ đã phá hủy hết nền văn minh này đến nền văn minh khác, chỉ lưu lại một số người không biết chữ và không hiểu văn hóa. Sau đó, một nền văn minh mới chỉ có thể bắt đầu trong sự vô tri. Các ngươi giống như những đứa trẻ nhỏ, không biết từ rất xa xưa đã xảy ra chuyện gì. Các ngươi chỉ nhớ một trận đại hồng thủy. Tuy nhiên, đã có nhiều hơn một trận đại hồng thủy”.
Những ghi chép của về đại hồng thủy trong cuộc đối thoại của “Timaeus” (Ảnh chụp màn hình video)
Đây là những gì Plato đã nói. Đại hồng thủy không chỉ có một lần, và văn minh cũng không phải chỉ có một lần. Nền văn minh phát triển cao như Atlantis ngay lập tức bị hủy diệt.
Nền văn minh nhân loại hiện nay dường như rất tiên tiến. Nhưng ngày nay, mặc dù chúng ta có radar khẩu độ tổng hợp và siêu máy tính, vẫn khó dự đoán chính xác được thời tiết trong 3 ngày tới.
Động đất còn khó lường hơn. Chúng ta có thực sự có khả năng dự đoán và tránh khỏi thảm họa diệt chủng ngay tức thời mà Atlantis gặp phải không?
Trước thiên nhiên, quả thực năng lực của con người vẫn còn rất nhỏ bé!
Nguồn: NTDVN – Theo Wenzhao Studio
- 10 hiện tượng mà giới khoa học không thể giải thích
- Kim tự tháp Giza và 4 bí ẩn nhân loại chưa thể giải mã
- Kỳ bí: Sông Trường Giang khô cạn chỉ sau một đêm, 200 thôn dân cùng bị bóng đè