Đối với những người tu luyện trong Phật giáo, trì chú, tụng kinh,và niệm Phật hiệu, là một trong những hình thức tu luyện của họ, để đạt tới mục đích cuối cùng là viên mãn. Viên mãn là gì? Vì sao trì chú, tụng kinh, niệm Phật hiệu lại giúp họ đạt tới viên mãn? Đó thực sự là những điều thuộc về phạm trù tu luyện.
Các nhà nghiên cứu cũng mới phát hiện và xác nhận trì chú tiếng Phạn có tác dụng cải thiện não bộ và tăng cường trí nhớ cùng khả năng tư duy. (Ảnh: Prachatai/Flickr)
Mới đây, các nhà nghiên cứu cũng mới phát hiện và xác nhận trì chú tiếng Phạn có tác dụng cải thiện não bộ và tăng cường trí nhớ cùng khả năng tư duy. Họ gọi đó là “hiệu ứng tiếng Phạn”. Ngoài ra, người ta cũng xác nhận tụng kinh có tác dụng chữa bệnh cho cơ thể và tâm trí.
Hiệu ứng tiếng Phạn là gì?
Thuật ngữ “hiệu ứng tiếng Phạn”” do nhà thần kinh học James Hartzell đặt ra. Chính ông là người đã phát hiện ra việc ghi nhớ và đọc thuộc lòng các từ, cụm từ cổ, được gọi là thần chú giúp tăng cường trí nhớ và tư duy.
Học cách tụng chú cũng không hề đơn giản, đòi phải bỏ thời gian, tận tâm, chăm chỉ và nỗ lực. Ở Ấn Độ, các học giả tiếng Phạn bắt đầu học các văn bản cổ từ khi còn nhỏ. Đọc một văn bản tiếng Phạn cổ có thể mất đến sáu giờ. Những người lắng nghe có thể hưởng thụ lợi ích là tiếp nhận nhiều kiến thức. Còn người tụng những văn bản này phát hiện nó có tác dụng kinh ngạc đối với não bộ.
Tiến sĩ Hartzel rất quan tâm đến tiếng Phạn. Ông còn là nhà nghiên cứu sau tiến sỹ tại Trung Tâm Basque của Tây Ban Nha chuyên về Nhận thức, Não bộ và Ngôn ngữ. Ông đã tiến hành nghiên cứu quét não các học giả tiếng Phạn bằng phương pháp cộng hưởng từ tại Trung tâm quốc gia về Nghiên cứu thần kinh, não bộ của Ấn Độ.
Khi nghiên cứu hình ảnh chụp MRI não bộ của các học giả Ấn Độ, những người cũng là tu sĩ đã từng học bằng tiếng Phạn, cũng như triết học Ấn Độ và đạo Hindu, ông phát hiện ra não bộ của họ “lớn hơn đáng kể so với não của những người đối chứng’’, với hơn 10% chất xám trên cả hai bán cầu đại não, độ dày của vỏ não gia tăng đáng kể.
Mặc dù nền tảng tế bào chính xác của phép đo chất xám và độ dày vỏ não vẫn đang được kiểm tra thêm, nhưng sự gia tăng các chỉ số này liên tục có mối tương quan với sự nâng cao các chức năng nhận thức.
Các giáo sĩ Thiên chúa giáo thường tụng kinh 8 giờ/ngày. (Ảnh: Flickr)
Tất cả các hình thức tụng kinh đều tốt cho não bộ
Cần phải nói thêm rằng lợi ích của việc tụng kinh không chỉ giới hạn ở tiếng Phạn. Khoảng 50 năm trước, Alfred Tomatis, một nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra các tu sĩ dòng Benedictine tụng kinh Gregorian có trí nhớ đặc biệt.
Các tu sĩ Thiên chúa giáo thường tụng kinh đến 8 giờ một ngày. Khi lịch tụng kinh bị thay đổi hay bị ngừng bởi một vị Trưởng giáo mới, các tu sĩ thường trở nên mệt mỏi, thậm chí họ còn ngủ nhiều hơn. Nhưng ngay sau khi việc tụng niệm trở về bình thường, năng lượng của họ lập tức sung mãn trở lại. Quan sát hành vi này, Tomatis kết luận rằng tụng kinh mang lại năng lượng cho cơ thể và não bộ.
Tất nhiên, đối với người bình thường, không phải là người tu luyện chuyên nghiệp như các tu sĩ, việc tụng kinh kéo dài hàng giờ là một điều không thể. Nhưng nếu có thể mỗi ngày dành ra vài chục phút, bạn sẽ thấy nó có hiệu quả cải thiện não bộ kinh ngạc.
Càng có tuổi, việc rèn luyện trí não trở nên quan trọng không kém việc rèn luyện thân thể. Bởi não bộ cũng bị thoái hóa theo thời gian. Khi chúng ta già đi, việc ghi nhớ của chúng ta trở nên khó khăn, và tốn thời gian hơn bao giờ hết. Tụng kinh, trì chú có thể giúp cải thiện vấn đề này rõ rệt.
Ngoài ra còn có một số phương pháp giúp tăng cường trí nhớ và não bộ khác, có thể kể tên như kỹ thuật Richard Feynman. Kỹ thuật Feynman là một phương pháp giúp chúng ta ghi nhớ những gì đã đọc bằng cách sử dụng các khái niệm liên kết và xây dựng. Đó là một công cụ để ghi nhớ những gì bạn đã đọc bằng cách giải thích nó bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Não bộ của những người thường xuyên tụng kinh “lớn hơn đáng kể so với não của những người đối chứng’’, với hơn 10% chất xám trên cả hai bán cầu đại não, độ dày của vỏ não gia tăng đáng kể. (Ảnh: Flickr)
Nghe nhạc cũng là một cách dễ dàng và hiệu quả để cải thiện trí nhớ. Một loại thực phẩm cũng có công dụng thúc đẩy trí nhớ là sô-cô-la đen.
Các ghi chép lịch sử cho thấy người Hy Lạp cổ đại và người La Mã có khả năng ghi nhớ nội dung của những bài phát biểu kéo dài hàng giờ. Họ đã làm điều đó như thế nào?
Trên thực tế, họ dựa vào phương pháp Loci được mô tả trong cuốn sách cổ độc đáo tên là Rehtorica và Herennium. Đây là cuốn sách đầu tiên về nghệ thuật ghi nhớ.
Tác giả của cuốn Rhetorica ad Herennium được cho là Cicero (Marcus Tullius, 106–43 TCN), một luật sư, nhà hùng biện, chính trị gia và triết gia người La Mã. Đây là cuốn sách phổ biến nhất về hùng biện trong thời Trung cổ và thời kỳ Phục hưng. Các nhà khoa học khẳng định phương pháp Loci thực sự có lợi cho bộ não. Những người đã thử nghiệm phương pháp Loci nói rằng cuốn sách thực sự cải thiện trí nhớ.
Liệu có thể hi vọng là tụng kinh và ghi nhớ sách cổ có thể giúp cải thiện trí nhớ, thì cũng có tác dụng trong chữa bệnh Alzheimer và các bệnh liên quan đến trí nhớ khác hay không? Có lẽ câu hỏi sẽ được các các nghiên cứu khoa học tương lai trả lời.
Trong lúc này, hãy tận hưởng lợi ích của việc tụng kinh, trì chú, niệm Phật hiệu và ghi nhớ các văn bản cổ đối với trí nhớ và não bộ.
Nguồn: TH
- Tu luyện có thể sản sinh năng lực siêu thường: Thí nghiệm khiến các chuyên gia Mỹ kinh ngạc
- Bí ẩn tâm linh: Câu chuyện có thực về phi công nhìn thấy sân bay tương lai và người phụ nữ vào cửa hàng đã đóng cửa từ lâu…
- Hàng ngàn ngôi sao biến mất khỏi bầu trời liên quan đến các nền văn minh tiên tiến ngoài Trái đất?