“Ngẫu nhiên có ý nghĩa” trong vạn vật hay “đồng phương tương tính” là 1 trong những bí ẩn thách thức nhân loại nhiều năm qua. Có thể bạn đã gặp nhưng chưa thể lý giải rõ ràng nó.
Bác sĩ tâm thần nổi tiếng và nhà tâm lý nổi tiếng Carl Gustav Jung đã đưa ra khái niệm “đồng phương tương tính” vào năm 1920 để nói đến sự kết nối của sức mạnh vũ trụ với trải nghiệm của một người.
Đồng phương tương tính (Synchronicity) là hiện tượng hai hoặc nhiều sự kiện có vẻ không liên quan nhau, khó có thể xảy ra một cách đồng thời ngẫu nhiên nhưng lại xảy ra trùng hợp một cách có ý nghĩa.
Carl Jung được biết đến chủ yếu về công việc nghiên cứu về ý thức con người, ông cũng đã dành 20 năm nghiên cứu thuyết đồng phương tương tính, là những “ngẫu nhiên có ý nghĩa”, theo một cách thức nhân-quả phi tuyến tính.
Học thuyết này không được coi là thuộc về lĩnh vực siêu nhiên, nhiều người coi đây là nền tảng của lý thuyết hiện đại thừa nhận ý thức là một lực lượng sáng tạo trong vũ trụ.
Carl Jung đưa ra thuật ngữ “Đồng phương tương tính” và tiếp cận hiện tượng huyền bí này từ quan điểm tâm lý học, rồi hình thành một cơ sở lý thuyết để hiểu về nó.
Sheldrake – người đảm nhiệm nghiên cứu lĩnh vực sinh học phát triển ở Đại học Cambridge (Anh) – trong nhiều thập kỷ đã bỏ công sức thu thập bằng chứng cho sự tồn tại vật lý của một trường tinh thần vượt ra khỏi cơ thể con người.
Chuyên ngành của ông là “ý thức mở rộng”.
Một hội nghị chuyên đề trên mạng có tiêu đề: “Carl Jung và Sheldrake: Đồng phương tương tính và ý thức thức mở rộng” đã được mở ra nhằm tranh luận về đồng phương tương tính từ nhiều quan điểm khác nhau.
Chủ tọa hội nghị là Gary Bobroff là một thạc sĩ tâm lý, một tác giả, một nhà diễn thuyết và là trưởng của một nhóm nghiên cứu; đồng chủ tọa là Cynthia Cavalli, tiến sĩ về hệ thống cơ thể con người, có bằng thạc sĩ MBA và cử nhân vật lý.
Ví dụ 1: Ông Jung đã có một trải nghiệm ấn tượng và kì lạ với một bệnh nhân. Trong khi bệnh nhân này ngẫu nhiên đề cập đến giấc mơ của cô về một con bọ hung vàng, thì đúng lúc đó, loài vật này va đập vào cửa văn phòng của ông Jung.
Khi ông mở cửa, con bọ bay vào văn phòng của ông. Ông bắt lấy con bọ trong tay và đưa nó cho bệnh nhân.
Tuy đây chỉ là những ngẫu nhiên tình cờ, cuộc sống lắm khi cũng có các biến cố với những chi tiết trùng hợp rất hy hữu. Tuy nhiên, câu chuyện của Carl Jung vẫn là một ví dụ kinh điển.
Ví dụ 2: Bạn đang suy nghĩ về một người nào đó thì bỗng nhiên bạn nhận được điện thoại từ người đó!
Như vậy trong cuộc sống chúng ta đã từng gặp rất nhiều hiện tượng xảy ra một cách trùng hợp như vậy đúng không nào?
Giống như “vừa nhắc Tào Tháo là Tào Tháo đến” vậy, nhưng liệu đây có phải đơn thuần chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên của biến cố, tức liên quan tới xác suất?
Thế nhưng có cả một lĩnh vực nghiên cứu về vấn đề này với rất nhiều nhà tâm lý và khoa học theo đuổi. Liệu có cách nhìn khoa học cho hiện tượng có vẻ ngẫu nhiên này.
Brian Josephson là một nhà vật lý đoạt giải Nobel, là người đã nghiên cứu các mối liên kết giữa não và thế giới huyền bí trong hơn 40 năm. Nghiên cứu gây nhiều tranh cãi của ông đào sâu vào một lĩnh vực được gọi là cận tâm lý học.
Ông tuyên bố rằng sự rối ren của lượng tử đã mở ra khả năng ý thức ảnh hưởng đến vũ trụ vật lý thông qua thần giao cách cảm, viễn di sinh học và thiền định siêu việt.
Ngẫu nhiên trong tất nhiên
Tất nhiên và ngẫu nhiên là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa:
Cái Tất nhiên, tức phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định, với cái Ngẫu nhiên một phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất.
Chúng mang tính tương đối với mỗi “kết cấu vật chất” nhất định và có thể chuyển hóa cho nhau.
Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên và ngược lại.
Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái ngẫu nhiên.
Nhưng khi xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt khác thì sự vật, hiện tượng đó lại là cái tất yếu.
Như vậy ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối, không nên quá cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.
Những luận điểm triết học trên sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn với hiện tượng có vẻ “siêu nhiên” này.
Ngay từ thế kỷ 4 trước Công nguyên, nhà triết học Hy Lạp Heraclitus xem tất cả mọi thứ đều có quan hệ với nhau; không có gì bị chia rẽ và vạn vật đều đang kết nối với nhau.
Tương tự như vậy, Hippocrates nói: “Có một dòng chảy chung, một hơi thở chung. Tất cả vạn vật đều đang đồng cảm.”
Con người từng cho rằng sự chia rẽ chỉ là vọng tưởng, và ngay cả giữa những sự vật vô tri đều có sự nối kết. Có người còn cho rằng vạn vật đều có ý thức. Như vậy những sự kiện mà chúng ta nghĩ là ngẫu nhiên đều lại là cái tất nhiên.
Tưởng chừng chúng độc lập và tách rời nhau nhưng thực sự nếu nhìn một cách tổng quát, chúng nằm trong một thể thống nhất và tương tác lẫn nhau.
Vai trò của ý thức với hiện tượng siêu nhiên “Đồng phương tương tính”
Quay lại với hiện tượng siêu nhiên này với cái nhìn khoa học hơn, chúng ta thấy rằng ý thức chính là thứ quyết định cái gì là siêu nhiên, cái gì là tự nhiên. Khi chúng ta không thể giải thích một cách khoa học, hợp lý thì chúng đều là siêu nhiên.
Giống như tổ tiên chúng ta xem những hiện tượng thời tiết là siêu nhiên và sợ hãi do không thể hiểu bản chất của chúng vậy. Khi khoa học chưa thể lý giải thì chúng ta chấp nhận chúng như những hiện tượng siêu nhiên, thần bí.
Đồng phương tương tính cũng vậy, khi chúng ta chưa thể lý giải thì chúng là một hiện tượng siêu nhiên khó hiểu.
Tác giả của khái niệm này là Carl Gustav Jung cùng cộng sự của mình là nhà vật lý đoạt giải Nobel Wolfgang Pauli đã nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng này.
Jung và Pauli cùng giúp mở ra các nghiên cứu về lĩnh vực cận tâm lý học (parapsychology). Nhiều người đã tiến xa trong lĩnh vực này, và ý thức thường được xem là chìa khóa để giải thích những khả năng như viễn di sinh học, nhìn từ xa và tiên tri.
Ý thức tự nó không thể được định lượng một cách khoa học. Nhiều người tin rằng nó tồn tại bên ngoài não bộ, có lẽ trong lĩnh vực huyền học Akasha – quan niệm truyền thống của Ấn Độ về một bản tóm tắt tất cả các
Vai trò của cảm xúc trong hiện tượng siêu nhiên “Đồng phương tương tính”
Bobroff nói: “Không có điều gì được coi là đồng phương tương tính mà không đi kèm cảm xúc”, “theo một cách nào đó bố mẹ có thể biết liệu con của họ có đang gặp nguy hiểm ở nơi nào đó trên hành tinh này không?
Cũng có một cách mà những trường ý thức mở rộng này không đơn giản chỉ là các trường tinh thần, chúng còn là các trường cảm xúc”.
Qua các nghiên cứu học thuật về các hiện tượng psi (các hiện tượng liên quan tới tinh thần, bao gồm đồng cốt, tiên tri) trong thế kỷ trước, Sheldrake nhận thấy tỷ lệ xuất hiện psi thường thấy nhất là ở các thành viên trong gia đình – đặc biệt là các cặp song sinh.
Tỷ lệ xuất hiện thấp nhất là ở nhóm những người không tin vào psi. Tỷ lệ xuất hiện ở nhóm này là dưới trung bình.
Kết quả thống kê đối với họ thấp hơn rất nhiều mức ngẫu nhiên, điều này cho thấy thiếu niềm tin có thể ảnh hưởng tiêu cực tới psi – và mỉa mai thay, điều này lại ủng hộ học thuyết cho rằng psi là có tồn tại.
Carl Jung cũng cảnh báo việc phân tích các hiện tượng đồng phương tương tính dựa vào bản ngã, theo Bobroff giải thích.
Ví dụ, trong một mối quan hệ tình cảm đôi lứa, khi xảy ra một sự trùng hợp ngẫu nhiên thì không nhất thiết sự trùng hợp đó là “tiền định” của mối quan hệ này.
Chúng ta không nên hiểu đồng phương tương tính theo ý nghĩa mà chúng ta muốn áp đặt.
Quan điểm của giới sinh vật học
Từ nghiên cứu “ý thức mở rộng” của Sheldrake, Bobroff nói với thời báo Epoch Times rằng ông cảm thấy Sheldrake có thể thảo luận về đồng phương tương tính theo góc độ của khoa học vật lý.
Bobroff cũng suy ngẫm về cách tư duy của người Trung Quốc cổ để hiểu về đồng phương tương tính. Ông tự hỏi chính mình: “Tôi có thực sự kết nối với vũ trụ không?”.
Ông băn khoăn liệu ông cần thay đổi điều gì để tiếp tục . Carl Jung cũng coi đồng phương tương tính như là những dấu hiệu để nhìn vào trong và suy ngẫm.
Với Bobroff, đồng phương tương tính là sự hợp nhất tinh thần và vật chất. Nó mang trở lại sự huyền bí, kỳ diệu, và yếu tố tinh thần vào thời điểm mà “chúng ta đang quá ngạo mạn khi nghĩ rằng chúng ta đã phát minh ra thế giới”.
Liệu rằng những sự việc xảy ra trong cuộc sống là ngẫu nhiên hay tất nhiên, chúng có mối liên hệ gì với nhau hay đơn thuần chỉ là vấn đề của xác suất?
Đó sẽ là những câu hỏi mà những nhà nghiên cứu “Đồng phương tương tính” trăn trở và kiếm tìm câu trả lời thỏa đáng!
Trước khi có được câu trả lời này thì con người vẫn chưa thể nào hiểu rõ bản chất thật sự của hiện tượng thần bí này và nó vẫn được xem là hiện tượng siêu nhiên thách thức chúng ta.
Nguồn: TC
- Truyền thuyết về ᴄȏ ɡái ƅí ẩn vɑ̀ ᴄhiếᴄ đĩɑ ƅɑy ở Nhật Bản
- Leonardo da Vinci và những phát minh thay đổi thế giới loài người
- Đặc điểm của đường chỉ tay giàu sang, vận mệnh hơn người, giàu có