Sửa mũi, trồng răng, khoan sọ: Công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ thời cổ đại

Thật khó có thể tưởng tượng rằng việc phẫu thuật can thiệp sâu đã được tiến hành trước khi kỹ thuật gây mê hiện đại xuất hiện, nhưng con người cổ đại trên khắp thế giới đã cắt và khoan vào trong cơ thể người từ hàng nghìn năm trước.

(Ảnh: Danielle Kurin)

Dưới đây chúng ta sẽ cùng xem 6 trường hợp ấn tượng của phẫu thuật cổ xưa, từ sửa mũi cho đến phẫu thuật chân, cấy ghép nha khoa và phẫu thuật não. Trong một số trường hợp, thời gian xuất hiện các ca phẫu thuật lên đến tận 11.000 năm trước. Đây là những con số khiến người ta vô cùng kinh ngạc.

Phẫu thuật khoan sọ thời cổ đại: Các lỗ khoan trên sọ người được tìm thấy ở Peru

Năm 2012, trong quá trình khai quật những ngôi mộ táng trong hang động miền trung nam tỉnh Andean ở Andahuaylas, Peru, các nhà khảo cổ đã phát hiện được 32 bộ hài cốt có niên đại từ 750 đến 1000 năm trước. Điều làm các nhà khảo cổ ngạc nhiên nhất là họ đã tìm thấy dấu hiệu của 45 cuộc phẫu thuật khác nhau trên những hộp sọ này.

Phẫu thuật khoan sọ (trephination) là một loại hình phẫu thuật cổ nhất. Quy trình phẫu thuật bao gồm việc khoan một lỗ trên hộp sọ của người sống để chữa các loại bệnh như co giật, đau đầu, nhiễm trùng hay nứt sọ.

Những chiếc hộp sọ được tìm thấy ở Peru cho thấy một phần hộp sọ đã bị lấy đi bằng cách sử dụng một máy khoan tay hay một dụng cụ để nạo. Một số hài cốt cho thấy tóc của họ đã bị cạo và một loại thuốc thảo dược đã được đắp lên chỗ vết thương, tất cả đều cho thấy đây là một quy trình điều trị cho người bệnh hoặc bị thương.

Phẫu thuật khoan xương 2000 năm tuổi ở Siberia cổ đại

Tháng 2/2015, các nhà khoa học người Nga đã khám nghiệm những hộp sọ của người cổ đại và thử nghiệm các công cụ bằng đồng trên hộp sọ người hiện đại để xem cách thức các bác sĩ ở Siberia 2000 năm trước tiến hành phẫu thuật não trên ba người trưởng thành.

Một phần lỗ khoan đã liền lại, cho thấy bệnh nhân vẫn sống nhiều năm sau cuộc phẫu thuật (Ảnh: siberiantimes.com)




Vẫn chưa rõ con người cổ đại có biết dùng thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau trong quá trình phẫu thuật hay không.

Các nhà nghiên cứu tin rằng những ca phẫu thuật đã được tiến hành dựa trên cùng một bộ nguyên tắc với y thư của Hippocrates, vốn đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức và kĩ thuật ngành y. Hippocrates là người đã viết lời thề của thầy thuốc khoảng năm 500 TCN.

Một bản thảo của lời thề Hippocrates vào thế kỷ 12, Byzantine. (Ảnh: Wikimedia)

Các bác sĩ cổ đại đã tiến hành phẫu thuật ở một vị trí đặc biệt trên hộp sọ để ít gây tổn thương cho não bộ và đảm bảo tỷ lệ sống sót cao hơn. Đáng chú ý là, một trong những người đàn ông đã sống sót nhiều năm sau ca phẫu thuật khoan sọ, vì một phần xương sọ đã mọc lại từ nơi bị khoan.

Từ răng nạm ngọc đến răng xỏ vàng – ngành nha khoa với lịch sử 9.000 năm

Nha khoa, theo cách này hay cách khác, đã được thực hành trong it nhất 9000 năm, mặc dù kỹ thuật nhổ răng và thuốc trị đau răng có lẽ đã xuất hiện trước đó rất lâu. Các nghiên cứu di thể cổ xưa từ khắp nơi trên thế giới đã cho thấy sự khéo léo trong các ca phẫu thuật thẩm mỹ và làm đẹp răng từ rất nhiều thiên niên kỷ trước.




Nền văn minh lưu vực sông Ấn đưa ra các bằng chứng về loại hình nha khoa sớm nhất, vốn xuất hiện từ 7000 năm TCN. Các di tích khảo cổ ở Pakistan đã cho thấy việc thực hành nha khoa bao gồm chữa các bệnh về răng bằng khoan tay hình cung, dưới bàn tay của các thợ thủ công hạt hột lành nghề. Khi tái dựng lại các hình thức nha khoa cổ xưa này, người ta thấy những phương pháp được sử dụng là đáng tin cậy và hiệu quả.

(Ảnh: ancient-origins.net)




Phẫu thuật thẩm mỹ dường như là phát minh của thời hiện đại. Có rất nhiều người mong muốn được đẹp hơn, một phần vì vậy mà loại hình phẫu thuật này đã trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ không phải là một phát minh mới đây. Có thể tìm thấy một trong những trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ sớm nhất trong cuốn sách Sushruta Samhita, một tài liệu y học quan trọng từ Ấn Độ.

Sách Sushruta Samhita thường được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN, tác giả của y thư này là bác sĩ Sushruta. Đóng góp nổi tiếng nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ của Sushruta Samhita là việc nâng mũi. Quá trình này được mô tả như sau:

“Phần mũi cần phẫu thuật được ước lượng bằng một mảnh lá. Sau đó, mổ xẻ một miếng da với kích cỡ phù hợp từ phần da sống trên má, và lật ngược lại để chùm lên mũi, chỉ để lại một phần da nhỏ vẫn còn dính vào má. Phần mũi được đắp da cần phải được làm thô bằng cách cắt phần chân mũi bằng dao. Sau đó bác sĩ sẽ đặt phần da trên mũi và nhanh chóng khâu hai phần lại với nhau, nâng phần da lên cao bằng cách chèn 2 ống eranda (cây thầu dầu) vào vị trí hai lỗ mũi để định dạng chiếc mũi mới. Sau khi phần da được điều chỉnh chính xác, cần rắc lên bột cam thảo, cây gỗ đỏ và dã nhân sâm. Cuối cùng, bông và được đắp lên, và cần thường xuyên nhỏ dầu mè sạch”.

Phẫu thuật xương cổ đại được tìm thấy ở Peru: các lỗ khoan trên chân.

Khoan lỗ trên đầu là kỹ thuật phẫu thuật sớm nhất được biết đến. Tháng 1/2015, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã phát hiện trường hợp khoan trên những phần khác của cơ thể tại Peru, xuất hiện từ thời kỳ tiền Colombo.

Những dấu vết đã được xác định trên hai bộ xương được tìm thấy tại hai di tích khảo cổ thời kỳ tiền Columbo ở Kuelap, phía đông bắc Peru. Hài cốt của những cá nhân này có niên đại từ 800-1535 năm TCN, cho thấy kỹ thuật khoan trên chân tương tự như kỹ thuật khoan xương đầu. Người ta nghĩ rằng nó được dùng để điều trị nhiễm trùng chân, đây là một phát hiện hiếm có.




(Ảnh: ancient-origins.net)

Hai bộ xương từ di tích khảo cổ ở Kuelap, Peru đều thuộc về nam giới, một người có độ tuổi tầm 30 đến 34, người kia ở độ tuổi vị thành niên. Các khám nghiệm đã tiết lộ cả hai về tổng thể đều khỏe mạnh, và không có sự thương tổn chủ yếu nào xuất hiện trên xương.

Tuy nhiên, dựa vào độ sâu và vị trí của các lỗ khoan trên xương, người ta đoán rằng ca phẫu thuật được thực hiện để làm giảm nhẹ áp lực từ một chấn thương hay nhiễm trùng – gây nên hiện tượng sưng ở trong chân.


Răng giả 2.300 tuổi trong một hầm mộ từ thời kỳ Đồ Sắt

Một nghiên cứu vào tháng 5/2014 tiết lộ khám phá về một cái răng giả thuộc thời kỳ đồ sắt, từ hài cốt của một người phụ nữ Celtic ở miền Bắc nước Pháp. Trong các trường hợp cùng loại, đây là ca trồng răng lâu đời nhất, được tìm thấy ở khu vực Tây Âu.

Người ta phát hiện khám phá này trong một hầm mộ đầy đủ nội thất có niên đại 2.3000 năm tuổi ở Le Chene, Pháp. Chiếc răng giả bằng sắt có cùng kích thước và hình dạng với răng cửa hàm trên của cô, đã được tìm thấy cùng với những chiếc răng còn lại. Người ta tin rằng ghim sắt được bao bọc bởi răng giả làm từ gỗ hay ngà voi chạm khắc.

Nguồn: NTDVN – Tác giả: April Holloway, Ancient Origins

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *