Siêu cấu trúc ngoài hành tinh cách Trái Đất 1500 năm ánh sáng, theo GS Michio Kaku

KIC 8462852 là ngôi sao đang được mọi người bàn tán rất sôi nổi vì không ai có thể giải thích được các mô thức ánh sáng bất thường phát xuất ra từ ngôi sao nằm cách Trái Đất 1.500 năm ánh sáng.

Hình mô phỏng giả thuyết quả cầu Dyson – một siêu cấu trúc ngoài hành tinh bao trọn hẳn bên trong một ngôi sao. (Ảnh: Internet). (Ảnh: Jay Wong/All About Space Magazine)

Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra phỏng đoán về tác nhân gây nên các dao động ánh sáng kỳ dị này, vốn khác với bất cứ thứ gì được quan sát trước đây.

Điều thú vị là, trong một cuộc phỏng vấn trên kênh CBSN, GS Michio Kaku nói rằng chúng ta có thể đang quan sát một siêu cấu trúc ngoài hành tinh được xây dựng xung quanh ngôi sao KIC 8462852.

Hình mô phỏng một siêu cấu trúc ngoài hành tinh. (Ảnh: Internet)

Một ngôi sao với tên gọi KIC 8462852 đã tạo nên tranh cãi trong cộng đồng nghiên cứu trên thế giới. Sự dao động ánh sáng bí ẩn của KIC 8462852 đã thúc đẩy các nghiên cứu chuyên sâu về nó, hàng chục nhà khoa học đã cố gắng đưa ra một cách giải thích hợp lý cho những sự dao động ánh sáng bí ẩn của ngôi sao này.

Nhiều người cho rằng một siêu cấu trúc khổng lồ được tạo ra bởi một nền văn minh cực kỳ phát triển ngoài Trái Đất có thể là một cách giải thích tiềm năng. Cho đến nay, một số nhà nghiên cứu đã đề xuất một số cách giải thích, nhưng dường như không cách nào trong số đó có thể giải thích được bí ẩn đằng sau ngôi sao này. Thậm chí cho đến ngày nay, các nhà thiên văn học vẫn không thể loại trừ khả năng tồn tại các ‘siêu cấu trúc ngoài hành tinh’ bí ẩn xung quanh KIC 8462852—nằm bên trong chòm sao Cygnus.




Và trong khi các nhà khoa học đang tranh luận xem liệu chúng ta đang quan sát các nhóm sao chổi khổng lồ, các siêu cấu trúc ngoài hành tinh hay chỉ đơn thuần là các sai sót trong xử lý dữ liệu, nhà vật lý lý thuyết Michio Kaku tin rằng siêu cấu trúc tiềm năng xung quanh ngôi sao bí ẩn này có thể là “câu chuyện lớn nhất trong vòng 500 năm qua!”

Theo GS Kaku, “ngôi sao này đang phá vỡ tất cả các quy luật” và “chúng ta sẽ phải viết lại các sách giáo khoa thiên văn học”.

Xem cuộc phỏng vấn với GS Michio Kaku trên kênh CBSN:




“Về cơ bản, nếu một hành tinh chắn đằng trước và chặn một phần ánh sáng từ ngôi sao mẹ của nó đến chúng ta (hoặc kính viễn vọng dùng để quan sát), thì mức sụt giảm cường độ ánh sáng có thể lên đến cao nhất là 1% (tức độ sáng còn 99% so với lúc đầu), tuy nhiên trường hợp này lại ghi nhận được mức sụt giảm cường độ lên đến tận 22% (độ sáng chỉ còn 78% so với lúc đầu)”, GS Kaku giải thích trong cuộc phỏng vấn.

“Có một vật thể khổng lồ, đồ sộ chắn luồng ánh sáng phát ra từ ngôi sao này. Chúng tôi đã loại trừ đi tất cả các đối tượng thông thường; các hành tinh lang thang, sao chổi, tiểu hành tinh và thứ duy nhất còn sót lại là một dạng ‘siêu cấu trúc ngoài hành tinh’ nào đó”.

“Chúng ta đang nói đến cái gọi là nền văn minh loại II với khả năng xây dựng một khối cầu khổng lồ [khối cầu Dyson] với kích thước lớn hơn Sao Mộc và có thể hấp thụ ánh sáng từ ngôi sao, để sản sinh năng lượng và là một kịch bản lấy ngay từ truyện khoa học viễn tưởng”, GS Kaku nói thêm.

KIC 8462852, nằm cách Trái Đất 1480 năm ánh sáng, đã sản sinh ra một đợt dao động ánh sáng kỳ dị mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích chắc chắn.  

Cho tới nay các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục giám sát ngôi sao bí ẩn này, vốn cho thấy hàng trăm đợt dao động ánh sáng kỳ dị. Điều bí ẩn là, các đợt dao động này dường như không tuân theo bất kỳ mô thức nào, và ngoài ra còn có các hình dạng kỳ lạ. Các nhà nghiên cứu đồng tình rằng hầu như không có khả năng những đợt dao động độ sáng kỳ lạ của ngôi sao này được tạo ra bởi các hành tinh vì nếu như vậy nó sẽ tạo nên một mô thức dao động theo chu kỳ, một hiện tượng không thấy xuất hiện ở KIC 8462852.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chỉ cần hai đến ba năm quan sát liên tục sử dụng Mạng lưới Kính thiên văn Toàn cầu Las Cumbres Observatory (Las Cumbres Observatory Global Telescope Network – LCOGT), họ gần như sẽ có thể sử dụng phương pháp phân tích quang phổ để xác định được các vật chất xung quanh KIC 8462852, và giải được một trong những bí ẩn thiên văn lớn nhất trong thế kỷ 21.





Các kính thiên văn có đường kính 1 m thuộc Mạng lưới Kính thiên văn Toàn cầu Las Cumbres Observatory tại Cerro Tololo, Chile. (Ảnh: Wikimedia)

Ngôi sao bí ẩn này đã trở thành điểm nhấn trên các kênh truyền thông khi một nhóm các nhà thiên văn học từ trường Đại học Pennsylvania State University (Mỹ) công bố một nghiên cứu, trong đó nói rằng “đường cong ánh sáng kỳ dị” của KIC 8462852 là “tương thích với” một nhóm các siêu cấu trúc được xây dựng ngoài Trái Đất.

Nhà thiên văn Tebetha Boyajian trình bày về KIC 8462852 – ngôi sao bí ẩn nhất trong vũ trụ tại buổi hội thảo TED:

Nguồn: DKN – Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient-code.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *