Sau vụ nổ bí ẩn: Tất cả quần áo trên thân người sống lẫn người chết đều biến mất, mình trần như nhộng

Vụ nổ lớn Thiên Kỳ, còn được gọi là Vụ nổ xưởng Vương Cung là một vụ nổ bí ẩn xảy ra ở thành Bắc Kinh vào năm 1626. Điều kỳ lạ là sau vụ nổ xuất hiện rất nhiều hiện tượng lạ, từ đám mây hình nấm màu đen, đến việc “cả nam và nữ đều không mảnh vải che thân”…

Vụ nổ lớn Thiên Kỳ, còn được gọi là Vụ nổ xưởng Vương Cung là một vụ nổ bí ẩn xảy ra ở thành Bắc Kinh vào năm 1626. (Ảnh minh họa)

Vào năm 1626, năm trị vì của vua Minh Hy Tông thời nhà Minh, một vụ nổ kỳ lạ đã xảy ra ở khu vực phía Tây Nam Bắc Kinh, gần kho thuốc súng của xưởng Vương Cung. Vụ nổ có bán kính khoảng 750m, diện tích 2,23 km vuông, khiến hơn 20.000 người thương vong. Tuy nhiên nguyên nhân của vụ nổ lại không rõ ràng, chỉ biết lúc đó xảy ra rất nhiều hiện tượng kỳ lạ và gây thiệt hại vô cùng lớn chưa từng có từ trước tới nay. 

Vào thời điểm đó, tình hình trong thành vô cùng rối ren khiến Trời giận người oán, nên Hoàng đế Minh Hy Tông không thể không ra chiếu chỉ đại xá thiên hạ. Sự việc này đã được ghi lại trong chính sử triều Minh.

Cụ thể, vào giờ Tỵ (từ 9 giờ đến 11 giờ sáng) ngày 6/5/1926, bầu trời kinh thành đang quang đãng, bình yên, thì bỗng nhiên có tiếng gầm thét từ phía Đông Bắc đến Tây Nam của thành, đồng thời xuất hiện một quả cầu lửa lớn từ trên không lao xuống khiến mặt đất rung chuyển gây ra một tiếng nổ lớn chấn động khắp toàn thành. 

Cùng lúc đó, một đám mây hình nấm kỳ lạ khổng lồ màu đen xuất hiện trên bầu trời ở góc Tây Nam thành Bắc Kinh, khiến các tòa nhà sụp đổ trong nháy mắt. Đá, gỗ cùng với thi thể người và động vật từ trên không trung đồng loạt rơi xuống như mưa. Ngoài ra, cả người chết và rất nhiều người mặc dù không bị thương nhưng tất cả quần áo trên thân họ đều biến mất, người trần như nhộng.

Toàn bộ quần áo đều bay tới địa điểm cách nơi xảy ra tai họa hàng trăm km cùng tiền bạc, trang sức, bát đĩa… Kỳ lạ là không tìm thấy bất kỳ vết cháy nào trên cả tử thi lẫn quần áo.

Vụ nổ này ở Bắc Kinh cách đây hơn 300 năm đã khiến hàng chục nghìn ngôi nhà bị phá hủy, hơn 10.000 người bị nổ tan thành bột mịn chỉ trong chốc lát, gần 2.000 người bị hất bay lên không trung và rơi xuống đến tan xương nát thịt. 




Đá, gỗ cùng với thi thể người và động vật từ trên không trung đồng loạt rơi xuống như mưa. (Ảnh minh họa qua Kuai Bao)

Lúc đó, Vua Minh Hy Tông đang ăn sáng tại Cung Càn Thanh. Mặc dù sống sót sau thảm họa, nhưng tất cả các thái giám hầu hạ ông đều gặp nạn, kể cả Thái tử Chu Từ Cảnh chưa đầy một tuổi cũng chết vì hoảng sợ. Các thế hệ sau này đã đưa ra 3 suy đoán về nguyên nhân của sự việc này như sau:

Suy đoán thứ nhất cho rằng: “Vụ nổ lớn Thiên Kỳ” là đến từ kho thuốc nổ của triều đình nhà Minh và xưởng Wanggong. Thời nhà Minh là thời kỳ trọng yếu nhất đối với sự phát triển của súng ống và thuốc nổ của Trung Quốc. Khi đó hơn 60% quân đội của chính quyền nhà Minh được trang bị súng ống. Do đó, các chính quyền địa phương đều trữ lượng lớn thuốc súng. 




Xưởng Vương Cung là xưởng thuốc súng hoàng gia nên đương nhiên tài nguyên vô cùng phong phú. Ngoài ra đám mây hình nấm đen khổng lồ tại thời điểm xảy ra vụ việc rất có khả năng là do thuốc nổ gây nên. Tuy nhiên, bởi vì thuốc nổ được sử dụng trong thời nhà Minh vẫn là thuốc nổ đen có uy lực tương đối nhỏ, do đó dựa vào lượng thuốc nổ được tích trữ tối đa trong xưởng Vương Cung thì không thể sản sinh ra uy lực lớn đến vậy được. 

Hơn nữa trong nhiều tư liệu lịch sử đều ghi lại rằng, thảm họa lần này “đốt không nổi một tấc gỗ”, “hoàn toàn không một vết cháy”, nên rất có thể xưởng Vương Cung cũng chỉ là nạn nhân chứ không phải thủ phạm.

Suy đoán thứ 2 cho rằng “Vụ nổ lớn Thiên Kỳ” là do một trận động đất có cường độ rất cao gây ra. Theo ghi chép, vào thời nhà Minh, chỉ tính riêng ở Bắc Kinh đã có hơn 100 trận động đất lớn nhỏ, độ rung chấn tại thời điểm xảy ra thảm họa cùng mức độ thiệt hại của các công trình kiến ​​trúc sau vụ nổ Thiên Kỳ đều tương đương với các trận động đất. Tuy nhiên, loại suy đoán này lại không thể giải thích được sự xuất hiện của những đám mây hình nấm màu đen và hiện tượng “cả nam và nữ đều không mảnh vải che thân.”

Trong vụ nổ có những đám mây hình nấm xuất hiện. (Ảnh minh họa qua Read01)




Suy đoán cuối cùng cho rằng, vụ nổ là do một thiên thạch đâm vào Trái Đất. Mặc dù loại suy đoán này có khả năng xảy ra, nhưng xét cho cùng, hiện tượng “khói bụi mù trời” và “ban ngày tối mịt” thực sự giống với tình huống thiên thạch va vào Trái Đất đã được ghi nhận sau này. 

Ngoài ra khi thiên thạch va vào Trái Đất thì rất có thể tạo ra những vụ nổ và những đám mây hình nấm, nhưng điều duy nhất không thể giải thích được là Khâm Thiên Giám – người quan sát thiên tượng khi ấy lại không có bất kỳ ghi chép nào về điều này. 

Người xưa thường cho rằng những sự kiện lớn xảy ra ở nhân gian là do Thượng Đế mang đến cho con người. “Vụ nổ lớn Thiên Kỳ” xảy ra vào thời điểm nhà Minh bên ngoài đối mặt với quân Kim xâm lược, bên trong gian thần lộng hành. Do đó người dân truyền tai nhau rằng, vụ nổ chính là “Ông trời mở mắt” trừng phạt dòng họ nhà Chu. Vì lý do này, triều đình đã ban chiếu chỉ đại xá thiên hạ để làm dịu bớt sự phẫn nộ của người dân.

Đến thời hiện đại, khi nhân loại có thể bước ra khỏi địa cầu và tìm hiểu về không gian vũ trụ, thì nhiều người lại suy đoán rằng người ngoài hành tinh đã xâm nhập vào Trái Đất và vụ hạ cánh của UFO đã dẫn đến “Vụ nổ lớn Thiên Kỳ”. Do đó, nguyên nhân của vụ nổ này vẫn khiến các nhà sử học và nhà khoa học phải đau đầu chưa lý giải được. 


Dù nguyên nhân của vụ nổ là gì đi nữa thì chắc chắn rằng nó không phải ngẫu nhiên. Bối cảnh xảy ra thảm họa là lúc triều đình mục nát, lòng dân oán hận, xã hội xuống dốc… Tra lại lịch sử có thể thấy rõ một điểm chung, mỗi khi thiên tai nhân họa xảy ra là lúc đạo đức thế nhân bại hoại, con người rời xa các giá trị mà Thần Phật lưu lại. Điều này đáng để suy ngẫm.

Nguồn: TH – Theo soundofhope.org

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *