Các nhà khoa học phát hiện ra rằng thứ họ cho rằng họ cho rằng là “mảnh vụn” bí ẩn của Hệ Mặt trời hóa ra chỉ là một khối băng bẩn thỉu.
Hồi đầu tháng 5, các nhà thiên văn học công bố phát hiện ra một thứ mà họ không thể tin được – một thiên thạch hoàn toàn mới có đuôi.
Nhưng với các nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học khẳng định nhận định ban đầu của họ là không chính xác. Vật thể này thực chất là một sao chổi được ngụy trang.
Hình ảnh về sao chổi P/2019 LD2. (Ảnh: ATLAS/University of Hawai).
Trên thực tế sao chổi và thiên thạch là 2 phạm trù hoàn toàn khác biệt, được phân định rạch ròi.
Sao chổi có quỹ đạo dài, cấu tạo chủ yếu từ băng. Khi di chuyển tới gần Mặt trời, dòng bụi và khí đốt tạo mà sao chổi giải phóng tạo ra phần đuôi riêng biệt của chúng. Trong khi các thiên thạch chủ yếu cấu thành từ đất, đá có quỹ đạo trong Hệ Mặt trời tương tự như các hành tinh.
Tuy nhiên, LD2 2019 dường như thách thức định nghĩa này.
Nó có quỹ đạo giống thiên thạch nhưng có đuôi giống sao chổi. Điều này là rất hiếm. Các nhà thiên văn học tin rằng LD2 2019 là một sao chổi thông thường có quỹ đạo thay đổi hỗn loạn. Các đặc tính của nó khá giống với các tiểu hành tinh Trojan – một nhóm các tiểu hành tinh hoạt động trong cùng một chu kỳ trên hầu hết các quỹ đạo giống như sao Mộc.
Sau khi được xác định là sao chổi, LD2 2019 được đổi tên là P/2019 LD2. P/2019 LD2 giờ được xác nhận là một thành viên của sao chổi gia đình Jupiter hay JFC – một nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng của sao Mộc.
Mặc dù các nhà khoa học có đôi chút thất vọng khi vật thể này thực sự này không phải là một thiên thạch đặc biệt, nhưng với họ đây vẫn là một khám phá tuyệt vời về vũ trụ.
Nguồn: VTC