Sản xuất Smartphone màn hình gập khó nhất ở khâu nào? Pin hay màn hình?

Các nhà sản xuất smartphone đang cần một cái gì đó có thể làm rung chuyển thị trường, và nhiều người tin rằng điện thoại có thể gập lại sẽ là điều lớn lao tiếp theo.
Thị trường smartphone đang dần tiến đến độ bão hòa, người dùng có xu hướng sử dụng điện thoại lâu hơn, ít thay thế hơn, khiến các công ty như Apple và Samsung bị suy giảm doanh số.

Vì vậy, hiện nay một số nhà sản xuất đang nghiên cứu, sản xuất smartphone cao cấp có thể gập lại, tiên tiến hơn nhiều so với tổ tiên, là dòng điện thoại nắp gập, và smartphone gập có thể mở ra thành máy tính bảng.

Nhưng đó là một thách thức cực kỳ lớn!

1

Samsung đã ra mắt mẫu smartphone cấu hình cao Galaxy Fold giá gần 2.000 USD. Tuy nhiên, một số phóng viên, reviewer được trải nghiệm thiết bị sớm đã phát hiện ra bản lề bị lỗi và màn hình bị hỏng sau khi gỡ bỏ lớp màng bảo vệ của Fold. Samsung đã phản ứng bằng cách trì hoãn lịch ra mắt thiết bị vào tháng Tư và đến nay vẫn chưa công bố ngày giao hàng mới.




Huawei, thương hiệu đến từ Trung Quốc cũng có một chiếc smartphone gập của mình với giá 2.600 USD, vào đầu tháng này đã tuyên bố trì hoãn việc ra mắt và dời sang tháng 9. Trong khi đó, Apple đã nộp nhiều bằng sáng chế cho một thiết bị có thể gập lại nhưng vẫn chưa công bố bất kỳ kế hoạch nào.

Ben Bajarin, một nhà phân tích tại Creative Strategies, cho biết smartphone màn hình gập tạo ra “vô số vấn đề về khoa học vật liệu”. Chúng bao gồm tạo ra các điốt phát sáng hữu cơ (OLED) theo cách cho phép các pixel uốn cong mà không bị suy giảm và tạo ra một bản lề không khiến màn hình bị bẻ đôi. Ngoài ra còn có thách thức về pin và liệu pin có nên uốn cong với màn hình hay không.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất vẫn là màn hình.

Samsung và Huawei đều sử dụng màn hình bảo vệ làm bằng nhựa polymer. Nhựa polyme dẻo, linh hoạt, có thể uốn cong nhưng chúng không bền như thủy tinh và có thể dễ dàng bị trầy xước. Nhựa cũng có thể bị phồng rộp và có thể bị biến dạng, theo William LaCourse, giáo sư khoa học thủy tinh tại Đại học Alfred.




Nhựa polymer có thể là giải pháp ban đầu cho smartphone gập, nhưng giải pháp lâu dài phải là thủy tinh, bền hơn. Thủy tinh chỉ có thể bị biến dạng vĩnh viễn ở nhiệt độ lớn hơn 1100 độ F (gần 600 độ C).

“Sự kết hợp của kính siêu mỏng, mỏng hơn cả sợi tóc của con người và độ bền cao cho phép thủy tinh có thể uốn, xoắn, v.v. mà không bị gãy”, LaCourse nói. “Thủy tinh không thể gấp phẳng phiu như một tờ giấy bạc đô la, nhưng nó có thể gấp quanh một thanh kim loại và gấp đi gấp lại mà nó vẫn quay trở lại phẳng phiu không có nếp gấp”.

2

Màn hình điện thoại thông minh thường được làm bằng kính, rất mạnh mẽ và linh hoạt. Vấn đề là nó vẫn chưa đạt đến độ có thể được gấp lại, theo LaCourse.

Ông dự đoán, một thiết bị có màn hình kính gập có thể sẽ ra mắt trong một hoặc hai năm tới dựa trên những tiến bộ mà ông nhìn thấy trong ngành chế tạo thủy tinh.




Màn hình có thể gập lại lý tưởng cần phải đủ dày để mạnh mẽ nhưng đủ mỏng để linh hoạt và gập lại nhiều lần mà không cần nhiều lực.

“Kính càng dày thì lực tác dụng lên vùng bị uốn cong càng lớn và dĩ nhiên lực bạn phải tác dụng để uốn nó càng lớn”, LaCourse nói.

Corning, một trong những nhà sản xuất kính lớn nhất thế giới, đã sản xuất kính cường lực Gorilla Glass được đa số các nhà sản xuất điện thoại thông minh sử dụng, bao gồm cả Apple. (Năm 2017, Apple đã đầu tư 200 triệu USD để hỗ trợ đổi mới phương pháp sản xuất kính của Corning.)

Người phát ngôn của Corning đã xác nhận rằng họ đang nghiên cứu tạo ra loại kính siêu mỏng, bền, có thể được sử dụng như một phần của màn hình thiết bị uốn. Công ty cho biết họ đã thành công trong việc thử nghiệm một loạt độ dày kính khác nhau.

“Kính này có thể uốn cong hàng trăm ngàn lần mà không bị hư hại trong khi vẫn duy trì độ phẳng. Trong khi nhiều vật liệu khác có thể bắt đầu biến dạng đáng kể sau khoảng 100.000 uốn cong”, phát ngôn viên của Corning nói.




“Công nghệ đang được đẩy lên một tầm cao mới… nhưng vẫn còn đó những hạn chế”, LaCourse nói.


Ông lưu ý rằng thủy tinh là một chất rắn giòn, có nghĩa là những lỗ hổng nhỏ như vết trầy xước trên bề mặt có thể nhân lên dưới áp lực. Kính càng dày càng gây nhiều áp lực khi nó bị cong hoặc gập, do đó càng có nhiều sai sót. Kính mỏng hơn, được sử dụng trong màn hình điện thoại thông minh, dễ uốn cong hơn, nghĩa là ít áp lực hơn và ít sai sót hơn.

Nhưng ngay cả kính siêu mỏng cũng không thể gập phẳng như một tờ đô la, dù nó vẫn có lợi thế hơn nhựa. Nếu được đặt xung quanh một cái gì đó giống như một thanh kim loại hoạt động như một trục trung tâm, kính mỏng có thể được gấp đi gấp lại nhiều lần và vẫn trở lại phẳng mà không bị hằn vết gấp.

Theo CNN, thế hệ smartphone có thể gập lại đầu tiên có thể sắp ra mắt, nhưng để đạt đến sự hoàn hảo, e là vẫn còn xa.

Nguồn: Vnreview

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *