San lấp mặt bằng, phát hiện “nơi thời gian bị đóng băng” 1.500 năm

Một thế giới không tưởng, nơi dòng thời gian ngưng chảy suốt 15 thế kỷ, lộ diện từ một lần san lấp mặt bằng năm 1970. Cho đến hôm nay, những bí ẩn về nó vẫn đang dần được khoa học hé mở từng lớp một.

Một phần ngôi làng cổ được hé lộ. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng quy mô của ngôi làng trù phú này có thể còn lớn hơn nữa và vẫn cần thêm các cuộc khai quật – Ảnh: Mario Roberto Durán Ortiz

Theo Heritage Daily, thêm những kết cấu mơi của khu làng cổ mang tên Joya de Cerén đã được hé lộ, nâng tổng số cấu trúc lớn định hình ngôi làng cổ lên tới 18 với nhiều công trình phụ trợ khác, đủ cho dân số 200 người sinh hoạt trong một điều kiện tiện nghi vượt thời gian.

Chính quyền sở La Libertad của El Salvado, nơi di tích Joya de Cerén thuộc Thung lũng Zapotitán tọa lạc, một loạt các nghiên cứu đang được tiến hành đã loại bỏ được phần nào lớp tro bụi bám trên làng cổ, tái tạo lại nhiều tòa nhà và quảng trường dân sự, công trình tôn giáo phụ vụ các lễ hội cộng đồng, cùng nhiều nhà cửa và trang trại.

Các công trình cho thấy ngôi làng cổ có thế mạnh về sản xuất các loại sợi và bình gốm, đồng thời ưa chuộng nhập khẩu nhiều loại đá quý như ngọc bích, đá mắt mèo và đồ gốm cao cấp từ thành phố Copán của Maya cách đó không xa.

Có niên đại từ những năm 500 sau Công Nguyên, ngôi làng trù phú đã được giữ nguyên vẹn bởi được bao bọc bởi một lớp tro bụi núi lửa ập xuống bất ngờ, khiến thời gian như ngưng đọng, bảo tồn hoàn hảo nhiều vật liệu hữu cơ còn bám trong các vật dụng động vật, các chậu chứa hạt giống và thức ăn, các tấm thảm lông, hài cốt động vật và các vật dụng nghi lễ lẽ ra đã hư hỏng sau 15 thế kỷ.


Do đó di tích có biệt danh là Pompeii của El Salvado, nhưng khác Pompeii ở chỗ hoàn toàn không có hài cốt người bên trong.

Nghiên cứu địa chất khu vực chỉ ra rằng trước khi vụ phun trào xảy ra, một trận động đất mạnh 4 độ Richter đã làm rung chuyển ngôi làng. Thảm họa này hóa ra là một may mắn. Dân làng đã “bỏ của chạy lấy người” ngay trước vụ phun trào núi lửa thảm khốc, do đó không ai thiệt mạng.

Các cánh đồng ngô, ổi và ca cao cũng được bảo tồn ở mức độ hoàn hảo đến nỗi các nhà khoa học đang tái hiện lại các chi tiết về kỹ thuật canh tác của những người nông dân thời Maya này.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *