Răng hóa thạch 9,7 triệu năm tuổi ở Đức đặt lại câu hỏi về nguồn gốc loài người

Các nhà nghiên cứu vừa có một khám phá mang tính lịch sử khi phát hiện những chiếc răng của một chủng người bí ẩn có niên đại lên đến 9,7 triệu năm. “Tôi không muốn kịch tính hóa sự việc này, nhưng tôi cho rằng chúng ta sẽ phải viết lại lịch sử nhân loại sau hôm nay”, một nhà khoa học nói.

Một nhóm các nhà khảo cổ Đức đã tìm thấy bằng chứng có thể khiến chúng ta phải gỡ bỏ những gì được dạy về thuyết tiến hóa trong sử sách.

Đó là hóa thạch của 2 chiếc răng có niên đại lên đến 9,7 triệu năm tuổi, mà theo các học thuyết chính thống thì nó chỉ có thể xuất hiện ở châu Phi cách đây hơn 5 triệu năm. Điều này đã khiến các chuyên gia hết sức ngạc nhiên.

Các nhà khảo cổ đã phải mất cả một năm để ước tính niên đại của hóa thạch này. Nếu chiểu theo thuyết tiến hóa về loài người, chiếc răng không thể tồn tại.

Chiếc răng được tìm thấy ở lòng sông Rhine này không giống với bất kỳ xương của loài nào được phát hiện trước đây tại châu Á hay châu Âu. Theo nhiều lý thuyết trước đây, chiếc răng có nhiều đặc điểm tương đồng với răng của chủng người Lucy và Ardi, những người được cho là từng sinh sống ở Ethiopia.

Tuy nhiên, hóa thạch được tìm thấy tại Đức lại có niên đại lớn hơn các bộ xương ở châu Phi tới 4 triệu năm tuổi.




Răng hóa thạch 9,7 triệu năm tuổi ở Đức đặt lại câu hỏi về nguồn gốc loài người – ảnh 2Hai chiếc răng hóa thạch này có niên đại lên đến 9,7 triệu năm tuổi. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Mainz)

Theo báo chí Đức, hóa thạch này được tìm thấy ngay cạnh răng của một giống ngựa nguyên thủy, và đây là yếu tố quan trọng trong việc xác định độ tuổi gần đúng của chiếc răng.

Trưởng đội khảo cổ Michael Ebling đã kết luận rằng: “Tôi không muốn kịch tính hóa sự việc này, nhưng tôi cho rằng chúng ta sẽ phải bắt đầu viết lại lịch sử nhân loại sau hôm nay”.

Điều thú vị là mới hồi tháng trước, các nhà khoa học đã phát hiện dấu chân người 5,7 triệu năm tuổi ở đảo Crete, Hy Lạp.


Sau khi họ công bố phát hiện này, nhiều người đã tỏ ra khá hoài nghi. Vì khám phá trên đã chỉ ra rằng tổ tiên của chúng ta đã ở cùng lúc hoặc có lẽ là sớm hơn so với “người đầu tiên” xuất hiện ở châu Phi như những gì được viết trong sử sách.

Và giờ đây, khi chiếc răng người 9,7 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Đức, có lẽ chúng ta nên nhìn nhận lại những gì được học về thuyết tiến hóa loài người. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những sơ hở của thuyết này. Tuy nhiên, dường như người ta đã cố lờ đi sự thật và đang tự đóng khung sự hiểu biết của mình vào những gì được dạy ở trường.

Nguồn: TS

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *