Từ việc nghiên cứu các công trình kiến trúc cổ đã giúp chúng ta nhận thấy rằng những hy vọng, ước mơ của người xưa về một cuộc sống bình yên đều được thể hiện ở đây. Rất nhiều công trình nhìn qua cứ nghĩ bình thường nhưng đằng sau ẩn chứa những câu chuyện đáng kinh ngạc!
Một trong những công trình kiến trúc điêu khắc nổi bật đó là cặp cột đá (trụ đá) trước quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc.
Nhìn từ góc độ xã hội vào thời đó, vai trò cặp cột đá này như một “lời đe dọa” đến quyền lực tối cao của hoàng đế, nhưng tại sao hoàng đế vẫn không dám phá bỏ chúng?
Hầu như khách du lịch đến đây tham quan thường không để ý đến điểm đặc biệt của cặp trụ đá này và đôi khi còn cảm thấy sự xuất hiện của chúng không đáng có. Tuy nhiên trên thực tế, cặp trụ này đã có lịch sử rất lâu đời và mang ý nghĩa lớn.
Cặp trụ đá đã xuất hiện từ thời Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Mới đầu, chúng chỉ là những cột gỗ để mọi người thảo luận đúng sai và đưa ra ý kiến với vua, về sau được làm bằng đá.
Cặp cột đá tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh mang hình dáng cơ bản nhưng đặc biệt trên mỗi cây cột đều xuất hiện một linh thú ngồi xổm: Một đầu hướng ra ngoài và một đầu hướng vào trong. Hình tượng này lần lượt đại diện cho “Vương đế xuất chinh” và “Vương phi trở lại”, đồng thời đặt nhiều kỳ vọng vào sự liêm chính của vị hoàng đế nắm quyền.
Ngoài lời chúc tốt đẹp, cặp cột đá còn giống như hai vị thần giữ cửa, chuyên quan sát mọi việc lớn nhỏ trong và ngoài cung, quan sát từng hành động của hoàng đế cũng như dự báo điểm xấu có thể xảy ra.
Nhìn từ góc độ xã hội vào thời điểm đó, vai trò cặp trụ này như một “lời đe dọa” đến quyền lực tối cao của hoàng đế, nhưng tại sao hoàng đế vẫn không dám phá bỏ cặp trụ này?
Bởi vì chính cặp trụ mang trong mình trọng trách cao cả. Chúng vừa đại diện cho thiên hạ, vừa đại diện cho trách nhiệm của hoàng đế với đất nước, khiến vị vua không dám một phút giây lơ là việc chính sự. Cặp trụ xuất hiện để ý thức về sứ mệnh của hoàng đế, giữ chúng luôn hiện hữu trong trái tim người quân vương.
Nguồn: SH
- Điều nhìn thấy ở không gian khác khi thiền định: thú cưỡi linh thiêng trong thần thoại Phật gia
- Ly kỳ những thần thú thời thượng cổ (P1): Loài mặt người chân hổ, loài trấn tà diệt yêu
- Vì sao người xưa lại sử dụng “trâu sắt” và “gà đá” để trấn hồng thủy?