Quần thể hang động Phật giáo cổ nhất TQ: động Thiên Phật ở Khắc Tư Nhĩ

Từng là một trung tâm giao thương buôn bán trên Con đường Tơ lụa, tất cả những gì còn sót lại của Khắc Tư Nhĩ là một quần thể hang động khắc đá Phật giáo thuộc tỉnh Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc.

Quần thể Thiên Phật động ở Khắc Tư Nhĩ, tỉnh Tân Cương, Trung Quốc. (Ảnh: Rolf Mueller/Wikimedia Commons)

Đây là những quần thể hang động Phật giáo sớm nhất từng được biết đến ở Trung Quốc. Những quần thể này đã được phát triển trong giai đoạn giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 8 vào cùng thời với vương quốc Quy Từ của người Tocharian cổ đại.

Trải dài gần 2 km từ đông sang tây, có tổng cộng 236 ngôi chùa trong hang động được tạc vào vách đá.

Hơn một nửa trong số chúng hiện vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Chúng là các căn phòng nơi các vị sư từng sinh sống, hay các ngôi chùa được trang trí sặc sỡ bằng các bức bích họa. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc đã được chuyển đi.

Các bức bích họa miêu tả về chủ đề tôn giáo, như truyền thuyết về Đức Phật và những câu chuyện ngụ ngôn về thiện ác luân báo. Một số bức vẽ khắc họa phong cảnh tự nhiên và cuộc sống hàng ngày ở Quy Từ như các hoạt động trồng trọt và săn bắn.

Điệu múa của công chúa Chandraprabha. Bức bích họa trong hang động số 83. (Ảnh: Wikimedia Commons)




Các bức vẽ thuộc hai phong cách: cái đầu tiên sử dụng chất màu màu đỏ, trong khi cái thứ hai sử dụng màu xanh, bao gồm một chất màu xanh biếc làm từ đá da trời.

Bức bích họa miêu tả các đồ đệ của Đức Phật trong hang động số 224, khoảng năm 600 SCN. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc có vẻ là không đáng kể khi chỉ có hai hang động thể hiện các nhân tố từ triều đại nhà Đường từ khi nền văn hóa của triều đại này du nhập vào khu vực này từ đầu thế kỷ thứ 8, thời điểm có thể quần thể hang động này đã bị bỏ hoang.




Bức bích họa miêu tả các phi thiên đang chơi đàn pipa, triều đại nhà Đường, khoảng năm 600-800 TCN (Ảnh: Wikimedia Commons)


Đáng tiếc thay, rất nhiều các hang động đã bị hư hại và cướp phá sau khi Hồi giáo tiến vào khu vực, trong thời Cách mạng Văn hóa, và khi các nhà khảo cổ học người Đức và các nhà thám hiểm khác dời đi một phần của các bức bích họa.




Các đoạn rời rạc của một bức bích họa tại Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins ở bang Missouri. Mỹ. (Ảnh: Daderot/Wikimedia Commons)

Khu vực này đã được liệt vào danh sách Di sản Thế giới vào tháng 7/2014, bao gồm các tàn tích khác trên con đường giao thương thời cổ đại. Quần thể này được so sánh như một bông hoa trang nhã bung nở trên sa mạc của Con đường Tơ lụa.

Nữ thần và nhạc công trên tiên giới. (Wikimedia Commons)

Nguồn: DKN – Cassie Ryan, Vision Times

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *