Quan niệm về luân hồi ở Hy Lạp cổ đại và Cơ Đốc giáo

Đối với những linh hồn được tái sinh lần đầu tiên, Plato nói rằng họ sẽ không tái sinh thành bất kỳ loài vật nào mà chỉ tái sinh thành con người, nhưng họ sẽ tái sinh thành chín loại người khác nhau tùy theo mức độ họ nhìn thấy sự tồn tại chân thực

Quan niệm về luân hồi ở Hy Lạp cổ đại và Cơ Đốc giáo. (Ảnh: NTDVN Tổng hợp)

Người ta thường cho rằng luân hồi xuất phát từ Phật gia phương Đông, tức là con người phải luân hồi trong lục đạo. Trong quá trình này, trạng thái hiện tại của một người được gọi là kiếp này, thể sinh mệnh trước luân hồi trở thành kiếp trước, và luân hồi kế tiếp được gọi là kiếp sau hay đời sau. Phật gia cho rằng vận mệnh của một người ở kiếp này phụ thuộc vào đức hạnh và nghiệp lực đã tích lũy ở kiếp trước, và những gì một người làm ở kiếp này quyết định kiếp sau. Nhiều câu chuyện về luân hồi đã được ghi lại và lưu truyền trong các tác phẩm kinh điển và văn học dân gian cổ đại phương Đông.

Tuy nhiên, trên thực tế, quan niệm luân hồi cũng có ở Hy Lạp cổ đại và Cơ đốc giáo ở châu Âu, chẳng hạn như các triết gia Hy Lạp cổ đại như Pitago, Plato, Apollonius đều đề cập đến luân hồi.

Luân hồi theo quan niệm người Hy Lạp đổ đại
Pitago, nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng và là người phát minh ra định lý Pitago, tin vào sự luân hồi và công khai tuyên dương sự bất tử của linh hồn và sự luân hồi chuyển thế. Ông từng nói: “Linh hồn là một thứ bất tử, nó có thể chuyển đổi thành loại sinh vật khác; tiếp theo, phàm là sự vật tồn tại đều phải tái sinh theo một tuần hoàn nào đó, không có thứ gì là hoàn toàn mới; hết thảy mọi thứ sinh ra đều có sự sống”. Một triết gia Hy Lạp cổ đại khác là Diogenes, cũng đặc biệt đề cập rằng Pythagoras đã có thể nhớ lại bốn lần luân hồi chuyển sinh của chính mình.

“Linh hồn là một thứ bất tử, nó có thể chuyển đổi thành loại sinh vật khác; tiếp theo, phàm là sự vật tồn tại đều phải tái sinh theo một tuần hoàn nào đó, không có thứ gì là hoàn toàn mới; hết thảy mọi thứ sinh ra đều có sự sống”. (Ảnh: Pixabay)




Một triết gia Hy Lạp cổ đại khác là Plato, người đã để lại dấu ấn chói lọi trong lịch sử nhân loại, cũng có quan điểm tương tự. Trong “Phaedrus”, ông viết rằng tất cả các linh hồn đầu thai vào nhục thể, nếu sống theo chính nghĩa thì họ sẽ có được vận mệnh tốt, còn nếu không sống theo chính nghĩa, vận mệnh sẽ rất thảm hại. 

Plato cũng chỉ ra rằng con người sẽ chuyển sinh vào những nhục thể khác nhau căn cứ theo việc làm trong đời trước của mình:

“Người đã dưỡng thành những thói xấu như tham ăn, ích kỷ, say rượu, rất có khả năng sẽ đầu thai trở thành lừa hoặc những động vật sa đọa khác. Người sống vô trách nhiệm, vô pháp vô Thiên, sử dụng bạo lực thì sẽ hóa kiếp thành sói, chim ưng, diều hâu. Người dưỡng thành bản tính lương thiện của một công dân tốt, có thể sẽ tiến nhập vào cuộc sống xã hội nào đó, có thể là bên trong cơ thể của loài động vật sống có kỷ luật, ví như loài ong, ong vàng, kiến, thậm chí có thể tiếp tục chuyển sinh thành người”.

Đối với những linh hồn được tái sinh lần đầu tiên, Plato nói rằng họ sẽ không tái sinh thành bất kỳ loài vật nào mà chỉ tái sinh thành con người, nhưng họ sẽ tái sinh thành chín loại người khác nhau tùy theo mức độ họ nhìn thấy sự tồn tại chân thực. Trong số đó, người theo đuổi trí tuệ và cái đẹp là nhiều nhất, và bạo chúa là ít nhất.

Vậy, làm thế nào để tịnh hóa linh hồn? Plato cho rằng chỉ khi nhận biết chân lý và theo đuổi Chân, Thiện, Mỹ thì tâm hồn mới có thể được tịnh hoá. Ông nói: “Nếu một linh hồn thuần khiết không thể theo Thần linh, thì sẽ không nhìn thấy được chân lý nào cả, mà chỉ gặp bất hạnh, bị lãng quên và kéo vào tội lỗi, bởi vì gánh nặng khiến đôi cánh của họ bị thương và phải sa xuống mặt đất, họ sẽ trầm luân trong luân hồi theo cách như thế”. Có nghĩa là nếu con người không truy cầu chân lý, truy cầu trí tuệ, thì cuối cùng họ sẽ sa vào tội lỗi, chìm đắm trong dục vọng mà không thể tự giải thoát, và sinh mệnh không ngừng bị giáng hạ xuống.




Plato cũng nói rằng nếu một người “chuyển sang một lối sống ty tiện, phi triết học, ham muốn hư vinh, thì khi linh hồn không thận trọng hoặc khi say xỉn, thì hai con ngựa xấu (đam mê và dục vọng) trong linh hồn rất có khả năng  thừa lúc không đề phòng mà đưa người đó đến một nơi nào đó, làm những việc mà đại đa số kẻ phàm nhân cho rằng chuyện vui vẻ để thoả mãn dục vọng. Làm được một lần rồi, anh ta lại không ngừng làm tiếp”

Ý tứ tức là nếu người ta sa vào hưởng lạc, thì sẽ đánh mất trí tuệ, vì thỏa mãn dục vọng mà phải không ngừng luân hồi sinh tử.

Ngoài ra còn có nhà triết học Hy Lạp cổ đại Apollonius, lấy luân hồi làm niềm tin cốt lõi trong việc dạy học của ông.

nhà triết học Hy Lạp cổ đại Apollonius, lấy luân hồi làm niềm tin cốt lõi trong việc dạy học của ông. (Ảnh: Pixabay)




Luân hồi trong các tôn giáo phương Tây
Sau văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại, trong Thiên chúa giáo vốn có ảnh hưởng lớn đến nền văn minh phương Tây cũng xuất hiện thuyết luân hồi. Ngay trong cuốn “Dead Sea Scrolls” được viết từ năm 200 TCN đến năm 68 SCN, đã ghi chép sự việc người Do Thái ở Qumran Essenes đã chờ đợi Đại tế tư Melchizedek trong sách “Sáng thế ký” lần nữa tái sinh. Trong cuốn “Thư gửi tín hữu Do Thái” của kinh Tân Ước ghi chép rằng Chúa Giê-su xưng là Đại tế tư Melchizedek chính xác là để trùng hợp với truyền thuyết cổ xưa của người Esai.

Từ những ghi chép của nhà sử học Do Thái Flavius ​​Josephus vào thế kỷ thứ nhất, có thể thấy rằng trong tông phái lớn của Do Thái giáo thời bấy giờ, ngoại trừ phái Sadducees, thì phái Ersayists và phái Pharisees đều tin tưởng vào thuyết luân hồi chuyển thế. Cha đạo Origen, người có ảnh hưởng đến toàn bộ Cơ đốc giáo ở thế kỷ thứ hai, cũng tin rằng linh hồn ở kiếp này như thế nào là do việc thiện và ác đã làm ở kiếp trước quyết định, và sẽ không ngừng luân chuyển tiếp, nhận thức này một mực được lưu truyền 300 năm trong giáo hội chính thống.

Trên thực tế, một số cách nói trong Tân Ước từ góc độ luân hồi báo ứng thì có thể dễ lí giải hơn. Ví dụ, trong sách “Phúc Âm Gioan” có ghi chép: Khi Chúa Giê-su đi ngang qua, Ngài thấy một người mù bẩm sinh. Các môn đồ hỏi Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, người này bị mù bẩm sinh, ai đã phạm tội, là người này? hay là cha mẹ anh ta?” Đức Chúa Jêsus trả lời: Không phải là người đã phạm tội, cũng không phải là cha mẹ của anh ta đã phạm tội, mà là để phép màu của Thần linh triển hiện trên thân người này.




(Ảnh: Pixabay)

Ví dụ nổi tiếng về việc Chúa Giê-su dùng thuyết luân hồi là lời giải thích của Ngài về mối quan hệ giữa John the Baptist và nhà tiên tri Elijah. Có thể thấy phân đoạn này trong Phúc âm Matthew: Các môn đồ hỏi Chúa Giê-su: “Tại sao các thầy thông giáo nói rằng Elijah phải đến trước?” 

Chúa Giê-su đáp: “Elijah phải đến trước để chỉnh đốn mọi sự.” “Có điều thầy nói cho anh em biết, Elijah đã đến rồi mà người ta không nhận ra ông và đối xử với ông ta theo cách họ muốn. Con người sẽ bị hại như thế.” 




Sau đó, các môn đồ hiểu rằng những gì Chúa Giê-su nói là ám chỉ đến John the Baptist.

Vào khoảng thế kỷ thứ sáu, Hoàng đế của đế quốc Đông La Mã Justinian I đã tìm cách khiến tư tư tưởng của cha đạo Origen là dị đoan và bỏ tù Giáo hoàng Virgili, người ủng hộ tư tưởng này vào thời điểm đó. Đồng thời, ông bắt đầu thay đổi loại bỏ thuyết luân hồi khỏi Kinh Thánh. Rõ ràng, nguyên do chủ yếu để phủ định thuyết luân hồi là “vì sợ rằng thuyết luân hồi sẽ làm suy yếu tầm quan trọng của sự cứu rỗi của Đấng Christ.”


Tuy nhiên, dù “Kinh Thánh” đã được tóm gọn, thì chúng ta vẫn có thể tìm thấy những dấu vết để lại liên quan đến sự luân hồi. “Sách cổ Biển Chết” mới được phát hiện ghi lại các giáo nghĩa của “White Brotherhood”, bao gồm giáo nghĩa luân hồi, ăn chay, vv… mà đến ngày nay đã trở nên xa lạ với hầu hết các tín đồ Cơ đốc.

Có thể thấy, không chỉ phương Đông tin tưởng vào thuyết luân hồi mà phương Tây cũng có những quan niệm tương tự từ xa xưa, và không thiếu những ví dụ thực tế như vậy. Trong thời gian tới, loạt bài này sẽ lần lượt giới thiệu đến các bạn một số câu chuyện về luân hồi ở Châu Âu.

Nguồn: NTDVN – Theo Epochtimes

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *