Quá khứ, hiện tại và tương lai có thể tồn tại cùng một lúc

Thời gian giống như một dòng sông ào ạt, và chúng ta giống như một chiếc thuyền đang đi xuôi trên dòng sông đó. Chúng ta đang không ngừng tiến xuôi dòng về phía trước. Đây là một cách mô tả thời gian khá phù hợp với trực giác của nhiều người. Tuy nhiên, đây có thể không phải là sự thực.

thoigian4

Thời gian được ví von với một dòng sông đang trôi. (Ảnh:youtube.com)

Các nhà khoa học gần đây đã đề xuất một lý thuyết mới cho rằng thời gian không tiến về phía trước. Trái lại, mọi thứ tồn tại trong thời gian là vĩnh cửu. Theo đó, nếu chúng ta có thể “nhìn qua” bờ bên kia vũ trụ, chúng ta có thể thấy rằng cái thời gian này trải dài ra theo tất cả các hướng, giống hệt như cái không gian chúng ta đang quan sát vào thời điểm hiện tại.




Lý thuyết này được đề xuất bởi Tiến sĩ Bradford Skow, một giáo sư triết học tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ. Trong cuốn sách “Objective Becoming”, ông đã điểm qua một số lý thuyết của những bậc tiền bối để giải thích bản chất của thời gian. “Nếu bạn để những người khác mô tả cách thời gian trôi qua, họ thường so sánh nó với một dòng sông. Chúng ta giống như một con thuyền trên dòng sông đó, đang không ngừng tiến về phía trước”.

Ngoài ra còn có một lý thuyết cho rằng “hiện tại” giống như một “ánh đèn sân khấu” đang rọi sáng từ quá khứ đến tương lai, và chúng ta thì đang ở trong tâm điểm của ánh đèn sân khấu này, và di chuyển cùng với nó. Tuy nhiên, đối với loại quan điểm này, Tiến sĩ Cisco nhận định:

“Trừ khi ai đó có thể đưa ra bằng chứng mạnh mẽ cho điều này, tôi sẽ không tin lý thuyết đó”.

Về mặt cá nhân, ông tin vào một lý thuyết khác, gọi là “vũ trụ khối (block universe)”. Giả thuyết này cho rằng quá khứ, hiện tại và tương lai đồng thời tồn tại trong vũ trụ, trong một cái khối không – thời gian vũ trụ.




thoigian5

(Ảnh chụp màn hình/Youtube)

Tiến sĩ Cisco nói rằng ông tin rằng các sự kiện trong quá khứ sẽ không biến mất khi thời gian trôi qua, mà tồn tại ở các khu vực khác nhau của cùng một không – thời gian vũ trụ (thời gian – không gian vũ trụ).

“Lý thuyết về vũ trụ khối đề xuất rằng bạn bị phân tán rải rác trong thời gian , khá giống với cách bạn bị phân tán trong không gian”.

“Chúng ta không chờ đợi một khoảng thời gian cố định.” Thay vào đó, ông nói rằng chúng ta đang ở trong tình trạng “phân tán tạm thời”. Ông tin rằng cách chúng ta di chuyển trong không – thời gian vũ trụ không phải giống với một ánh đèn sân khấu, bởi mọi thứ đã trải qua ngày hôm qua, tuần trước, hoặc nhiều năm trước là hoàn toàn có thật. Nhưng ông cũng nói rằng không có khả năng du hành trong các thời gian khác nhau, bởi vì tất cả chúng ta đều ở những khu vực khác nhau của không – thời gian vũ trụ.




Cũng có một số nhà khoa học đã đề xuất một lý thuyết đáng kinh ngạc khác cho rằng, trong trường hợp một vụ nổ lớn là nguyên nhân sinh thành vũ trụ, thì vào đúng thời điểm đó, một “vũ trụ gương (vũ trụ đối xứng)” đã được tạo ra cùng một lúc với vũ trụ chúng ta, hai vũ trụ này chạy ngược nhau trên cùng một quỹ đạo thời gian. Các loài sinh vật có trí thông minh cao trên cả hai vũ trụ này nhận ra rằng có một vũ trụ khác chạy ngược lại với chính mình.

thoigian6

Ảnh minh họa vũ trụ gương. (Ảnh: Buzzworthy)

Các tác giả đứng đằng sau giả thuyết này là Tiến sĩ Julian Barbour ở College Farm, Anh, Tiến sĩ Tim Koslowski từ Đại học New Brunswick, Canada, và Tiến sĩ Flavio Mercati của Viện Vật lý Lý thuyết Perimeter ở Canada.




Nghiên cứu của họ nhằm trả lời các câu hỏi liên quan đến dòng chảy của Thời gian. Câu trả lời họ tìm được là, thời gian là đối xứng và mọi thứ đang tiến về phía trước. Họ tuyên bố vụ nổ lớn không tạo thành một vũ trụ, mà lên đến hai vũ trụ, mỗi vũ trụ tiến về phía trước, nhưng theo hai hướng ngược nhau. Tuy nhiên, vũ trụ khác đó không hoàn toàn giống hệt với chúng ta. Trên thực tế, nó hoàn toàn độc lập với vũ trụ chúng ta, di chuyển và thay đổi theo cách riêng của nó. Nhưng nó tuân theo các định luật vật lý tương tự, vì vậy nó cũng có các hành tinh, ngôi sao và các thiên hà trông giống với vũ trụ chúng ta.

Tiến sĩ Barbour cũng nói rằng lý thuyết này cung cấp một cách hiểu mới về Vụ Nổ lớn. Tuy nhiên, xét đến cùng, lý thuyết về vũ trụ khối của Tiến sĩ Cisco là chính xác, hoặc lý thuyết về vũ trụ gương là chính xác, và nó đang đợi được chúng ta nhìn thấy trong tương lai.

Năm 1927, nhà thiên văn học người Anh Arthur Eddington lần đầu tiên đề xuất lý thuyết dòng chảy một chiều của thời gian. Ông tuyên bố rằng bằng cách nghiên cứu cách thức mà vật chất được cấu tạo, con người sẽ có nhiều khả năng vẽ ra được tấm bản đồ vũ trụ 4D.





Cái gọi là “mũi tên thời gian” có nghĩa là mọi thứ chạy theo một hướng phân tán và “ngẫu nhiên”. Khái niệm này còn được gọi là entropy và giá trị entropy sẽ gia tăng theo thời gian. Nguyên lý gia tăng entropy là một biểu hiện khác của định luật nhiệt động lực học thứ hai. Năng lượng và vật chất càng phân tán thì giá trị entropy càng lớn. Điều này có nghĩa là entropy trong vũ trụ luôn luôn gia tăng.

Một số người nghĩ rằng nguyên lý này có thể mang lại một tương lai “im lặng nóng bỏng” , khi mọi thứ quá phân tán và mỏng manh, khiến mọi thứ ngừng tồn tại – như được trình bày trong truyện ngắn “The Last Question (Câu hỏi cuối cùng)” của tác giả Isaac Asimov.

Tuy nhiên, một số người nghĩ rằng một tương lai như vậy sẽ không bao giờ xảy ra. Tiến sĩ Cisco tin rằng lý thuyết “mũi tên thời gian” không nhất định đúng.

Nguồn: DKN/ Secret China

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *