Nền văn minh Maya được xây dựng bởi một bộ tộc thổ dân châu Mỹ trên vùng đất mang tên Cuello cách nay 4.000 năm. Từ mảnh đất này, người Maya phân chia thành nhiều nhánh, trong đó, nhánh lớn nhất tiến về vùng đất là vịnh Mexico ngày nay. Tại đây, các nhà khảo cổ vẫn tiếp tục khai quật hàng loạt các thành phố cổ đại lớn nhỏ.
Ở gần đài thiên văn Thành cổ Maya, có “Giếng thánh” được cư dân nơi đây coi là rất linh thiêng.
Từ năm 1524 đến năm 1627, đại giáo chủ người Bồ Đào Nha – Ditigow coi sóc khu vực Yucatan, khi giới thiệu về lịch sử nơi đây ông ta đã nói: “Mỗi khi xảy ra đại hạn, các thầy hành lễ đều lập đàn tế thần ở giếng này. Khi cầu xin mưa thuận gió hòa người ta tiến hành nghi lễ long trọng, thả thiếu nữ đồng trinh 14 tuổi vào giếng để làm vật hiến tế”.
Năm 1877, Edward – nhà khảo cổ học người Mỹ đã chủ trì việc khai quật giếng thánh. Trong lớp bùn dưới đáy giếng, các nhà khảo cổ không chỉ tìm thấy châu báu, đồ mỹ nghệ mà còn thấy cả xương người.
Cuộc khai quật này đã chứng thực được ghi chép của Ditigow, nhưng Giếng thánh vẫn gợi cho người ta nhiều ghi hoặc: Nó xuất hiện như thế nào? Tại sao lại được gọi là Giếng thánh? Những giếng giống với nó ở xung quanh còn nhất nhiều, tại sao người ta lại coi trọng nó một cách đặc biệt.
Trong rừng rậm cách đài thiên văn này không đầy 100m, có một cái giếng giống hệt giếng này. Nhìn bề ngoài, nó cũng giống như giếng thánh, độ sâu của nước cũng như nhau, trong nước lấp lánh ánh nâu và màu đỏ của máu.
Không có gì phải nghi ngờ, hai giếng này có cùng niên đại nhưng rất nhiều học giả chỉ nhắc tới Giếng thánh, còn cái giếng phát hiện được ở trong rừng rậm họ biết rất sơ sài. Giá trị thần bí của nó chỉ được xác nhận khi người ta dựng trên Kim tự tháp Sthyllo nằm đúng trung điểm của đường thẳng này, khoảng cách giữa hai giếng đến đỉnh đài thiên văn bằng nhau, đều là 984 thước Anh (thước Anh hoặc thước Mỹ bằng 0,914m).
Những phát hiện đó gợi mở ý nghĩa gì? Người ta chỉ biết rằng hai giếng này có trước đài thiên văn và được dùng làm cơ sở để tính toán, kiến tạo nên đài thiên văn.
Kim Tự Tháp Sthyllo cũng giống như đài thiên văn, đều được giành cho việc biểu thị sự thiêng liêng của thần thánh, giống như “rắn Daynmao” – Hình ảnh con rắn này thấy ở mọi kiến trúc cổ đại Maya. Người Maya đặc biệt yêu thích rắn. Từ xa xưa cho đến hiện nay, rắn luôn luôn là động vật có đời sống ẩn náu, bò sát mặt đất, nhưng với người Maya – những con người có tình cảm đặc biệt với loài rắn, lại chắp thêm đôi cánh cho rắn để có khả năng bay lượn trên không.
Trong truyền thuyết của người Mayas, Khulelkotel là một vị thần có râu dài, mặc áo choàng trắng đến từ một quốc gia phương Đông. Thần dạy người Maya các kiến thức khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, định ra luật pháp rất nghiêm ngặt. nghe nó, dưới sự chỉ đạo của ngài, ngô do người Maya trồng to như bắp chân, bông thì có nhiều màu. sau khi dạy cho người Maya thuần thục kỹ thuật trồng trọt vị thần ấy lại ra đi. Người Maya rất kính trọng vị thiên sứ này, họ tin tưởng nhất định ngài sẽ quay lại.
Bên cạnh đài thiên văn nơi đây tại sao lại có những cái giếng này? Chúng được dùng để làm gì? Nhưng bí ẩn khó hiểu của nền văn hóa Maya cho đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu được. Trong truyền thuyết, thần linh của các đại giáo sỹ, luật sư, quan tòa và các nhà khoa học đã đến với người Maya.
Thần mang theo một nguyện vọng trong sáng, thần cũng khẳng định sẽ dạy cho những người Maya nghèo khó, chưa được khai hóa những tri thức văn minh biết chế tạo xe để thoát khỏ cảnh đi bộ, vác nặng. Nhưng các nhà khảo cổ vẫn chưa phát hiện dấu tích nào có liên quan đến vấn đề này.
Palenque nằm trong khe núi một vùng hoang vắng thuộc Mexico. Hơn 10 thế kỷ qua, người nơi đây chưa từng quan tâm đến ngôi điện thần bị đổ sụp hoang phế. Những năm 50 thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã đến đây dọn dẹp điện thần này, khai quật được một tấm đá nặng, khắc đầy hoa văn.
Hình khắc trên tấm đá vừa khoa trương vừa thần kỳ, một người giống như đang lái xe ô tô, 2 tay nắm vào một vật giống như tay lái, xung quanh là các loại hình hoa trang sức. Theo cánh giải thích đó, đây là bức tranh biểu thị trí tưởng tượng vô cùng phong phú của người Maya.
Trải qua năm tháng, tất cả đã thay đổi, chúng ta không thể làm rõ được vì sao những người thợ điêu khắc Maya thời đó có thể chế tạo ra những hoa văn mày bây giờ mới có thể xuất hiện. Đó là một phi công vũ trụ, cầm tay lái, hai mắt nhìn thẳng về phía trước.
Đây đích thực là tác phẩm của người Maya, vì hình dáng viên phi công được khắc giống hệt người Maya. Cũng có thể người Maya nghĩ rằng có ngày họ có thể bay lượn trên bầu trời. Khi điêu khắc, những người thợ Maya đã làm cho đường ống xả uốn lượn thành một kiểu trang trí, đồng hồ, các vật hình vuông, các ống đều đã được xử lý một cách phóng đại và cũng là nghệ thuật.
Tất cả đều nhìn được rất rõ ràng: công cụ vận tải có phần đầu thì nhọn, phần đuôi thì to đùng,các bộ phận như ăng-ten, đồng hồ, vòi, ống,… đều được miêu tả một cách sinh động. Nghe nói, bức ảnh chụp tác phẩm này, khi được gửi tới hãng hàng không Mỹ, họ đã kinh ngạc không khỏi thốt lên: “Người Maya thật vĩ đại!”.
Vào thời cổ đại chưa có tàu vũ trụ. Vậy, người Maya cổ xưa làm thế nào lại hiểu rõ sự huyền bí của hàng không như thế? Làm thế nào họ lại vẽ được viên phi công đang thao tác trên phi thuyền? Liệu lúc đó họ đã được tiếp xúc với một nền văn minh nào khác hay thậm chí là có sự xuất hiện của việc vượt thời gian đến tương lai?
Nguồn : Vietnamnet