Chúng ta vẫn tiếp nhận một cách vô ý những gì còn sót lại của tín ngưỡng Ai Cập phức tạp. Ví như đôi khuyên nơi lỗ tai hay hình xăm và bình xịt thơm họng đều đến từ nền văn hóa đã mê hoặc và ám ảnh chúng ta nghìn năm nay.
Ảnh minh họa phép thuật trừ tà thuật, thần linh và ác quỷ thời Ai Cập cổ.
Người Ai Cập tin rằng tai là cơ quan đặc biệt nhạy cảm, cho phép ác quỷ dễ dàng tiếp cận và đánh cắp linh hồn. Ít ai biết đôi hoa tai óng ánh của thiếu nữ được người Ai Cập phát minh để đánh lạc hướng ma quỷ ngăn chúng xâm nhập vào bên trong cơ thể.
Người ta phải tham vấn những pháp sư quyền năng để tìm ra thiết kế phù hợp nhất nhằm đảm bảo ngăn chặn các thế lực đáng sợ. Mùi hương ngọt ngào có thể thu hút những linh hồn thánh thiện trái ngược với công dụng xua đuổi tà ác của tỏi.
Con người hiện đại thấy thích thú khi ngắm nhìn bầy chim, nhưng người Ai Cập cổ thì không. Lý do là vì đối với họ loài chim mang vẻ huyền bí và siêu nhiên. Họ nhìn nhận sự chuyển động đồng bộ của đàn sáo đá là bằng chứng cho sự tồn tại của năng lực vô hình, ác độc đang điều khiển chúng.
Sống trong nỗi lo sợ tột cùng, người Ai Cập cổ chỉ có thể xoa dịu bởi ma thuật và lễ nghi.
Họ dùng đến những cây gậy ném ma thuật để giải tán đàn chim; những vũ khí tượng trưng cho trật tự vượt lên trên sự hỗn loạn. Người Ai Cập tin rằng những thế lực tà ác vô hình có thể hủy hoại hòa bình đột ngột và tàn nhẫn, cũng như cá sấu trong đầm lầy yên tĩnh có thể bất chợt vồ lấy con mồi đang vô tư vùng vẫy trên mặt nước. Với niềm tin này, người Ai Cập cổ luôn sống trong nỗi lo sợ vốn chỉ có thể xoa dịu bởi ma thuật và lễ nghi.
Những ảo ảnh kì lạ trong tác phẩm kinh điển của Alfred Hitchcock, the Birds, có thể sẽ khuấy động tâm hồn người Ai Cập. Hình ảnh của hàng nghìn chú chim của một lực lương thần bí vô hình trực tiếp khơi gợi nỗi sợ hãi kinh hoàng nhất đối với họ, nỗi sợ về sự hỗn loạn có thể chôn vùi cả vũ trụ mong manh này bất cứ lúc nào nếu không kịp đẩy lùi nó nhờ vào quyền năng ma thuật.
Hình ảnh người Ai Cập săn bắt chim với một mũi nhọn, xung quanh là hình khắc như các vị Pháp sư cùng các loại động vật và chim cá.
Người Ai Cập cổ đại có lẽ sẽ kinh hoàng nếu chứng kiến sự hỗn loạn được trình chiếu trong các chương trình điện ảnh hiện đại. Ác quỷ hoành hành trong phim Xác ướp và Vua bọ cạp có lẽ sẽ khiến họ bàng hoàng. Hiểu theo lẽ giản đơn, dù là thiện hay ác, thông qua lời nói, điệu vũ, âm nhạc, kịch nghệ đều được nhìn nhận là cách thức biến các ý tưởng thành hiện thực. Mục đích căn bản của nghệ thuật không phải là giải trí. Theo một quy trình sáng tạo, tất cả các dạng thức biểu hiện của nó đều được tôn trọng vì nghệ thuật được xem là một phần khăng khít của điều kì diệu được định hình để sáng tạo nên thế giới. Những ý tưởng vô tình chiêu mời ác quỷ hiện diện vào màn ảnh nhỏ có thể nói là sự thiếu thận trọng, ít nhất là như thế. Đại biểu cho cái ác dù là trong nghệ thuật cũng có thể khuyến khích bạo lực
Theo đó, giảm tối thiểu mô tả về ác thần là điều hoàn toàn cần thiết. Họ không bao giờ được cấp thêm hơn quyền lực mà họ có thông qua những hình ảnh thuyết phục rằng họ mạnh hơn sự sống.
Dòng phim ma cà rồng phổ biến hiện nay sẽ dễ dàng được chấp nhận. Chiến đấu chống ma quỷ bằng các nghi lễ và bùa ngải được xem là hành động bản năng. Thực vậy, phục trang với cái vòng đeo cổ bằng tỏi để xua đuổi tà ma bắt nguồn từ Ai Cập. Hình dạng của tép tỏi gợi hình tượng về chiếc răng nanh của quỷ. Ma thuật Ai Cập dùng độc trị độc.
Pháp sư và linh mục
Một cảnh Pháp Sư cùng những cô gái đang nhảy múa trong một buổi thờ cúng của người Ai Cập cổ đại.
Vào đầu thế kỉ 20, phép thuật, khoa học, tôn giáo và thần thoại không thể tách riêng. Mỗi thứ mang một nét đặc trưng. Mỗi ngành có “chuyên gia” của ngành và học viên, những người canh chừng một cách đố kị cánh cổng dẫn đến những bí ẩn riêng của họ. Các nhà ảo thuật hiện đại là người biểu diễn hơn là người kể chuyện. Những câu chuyện của họ có phần đơn điệu so với các bậc tiền bối. Trái lại, vào thời Ai Cập cổ đại, những linh mục và pháp sư cùng tiếp nhận một nền giáo dục tri thức. Họ nghiên cứu những câu chuyện thần thoại giống nhau, kêu gọi cùng những vị nam thần và nữ thần trong pháp lực của mình. Thực tế, linh mục và pháp sư là cùng một người. Khi họ thực hiện các nghi lễ và đọc thần chú thì là cùng lúc thực hiện hai vai trò.
Người Ai Cập nghiên cứu những câu truyện thần thoại để thực hiện các nghi lễ cúng tế vào những thời điểm đặc biệt trong năm.
Các vai trò này thay đổi tùy thuộc vào đối tượng họ phục vụ. Khi họ tham dự vào hoàng tộc, đặc biệt là Pharaoh, họ được trọng vọng như là linh mục và nhận ủy thác thực hiện những nghi lễ quan trọng cần thiết cho sự tồn vong của Vương quốc. Những nhiệm vụ này nhấn mạnh điều được gọi là “phép thuật các vị thánh”; phép thuật này được thực hiện vào những thời điểm đặc biệt trong ngày hoặc trong năm.
Cũng là vị linh mục này nhưng khi phục vụ cộng đồng, họ trở về vai trò là một pháp sư. Nhưng cũng cùng những vị thần được gọi đến và cũng một nghi lễ đã diễn ra tại ngôi đền hoàng gia.
Pháp sư cổ đại là một phần không thể thiếu trong tôn giáo chính thống; đọc thần chú để bảo vệ hoàng tộc khi họ thực hiện công việc của mình. Dù thừa nhận sự tồn tại của thế lực tà ác nhưng họ cũng biết rằng thực hiện các nghi lễ cẩn trọng, buổi cầu nguyện thiêng liêng, kín đáo sẽ xuôi đuổi hết thảy cái ác và quỷ dữ. Một nghi lễ thần thánh như thế không được phép xảy ra sai sót hay gián đoạn.
Một pháp sư hay linh mục tài ba không được đánh giá qua những phô trương bên ngoài mà thể hiện qua cách thức phục vụ tận tụy cho điều thiện và Pharaoh của họ cũng như cách họ mang lại sự thịnh vượng cho vùng đất đang sinh sống.
Hình xăm cũng được ghi nhận là có nguồn gốc từ Ai Cập theo như Geraldine Pinch viết trong cuốn Pháp thuật tại Ai Cập Cổ đại, “Kẻ thù ban đầu của người Ki tô giáo cáo buộc Chúa Giê-su được huấn luyện bởi một pháp sư Ai Cập và triển khai phép thuật của mình thông qua các hình xăm ma thuật theo cách thức tại đó”.
Tàn tích của ma thuật Ai Cập vẫn hiện diện cho đến ngày nay khi các ảo thuật gia hiện đại dùng đến mặt nạ, đũa phép hay đôi khi là rắn, sư tử và “vong” khi họ trình diễn.
Môt cảnh trong cuốn sách “Sát hại Mose” (KILLING MOSES), tác giả là pháp sư Reuel.
Người tình nghi chủ yếu trong cuốn sách “Sát hại Mose” (KILLING MOSES) là pháp sư bậc thầy Reuel. Khi còn trẻ, ông đã làm chuyến hành trình về Ai Cập để tìm hiểu nền nghệ thuật giúp ông thăng hoa trong nghề nghiệp.
Reuel được phép thực hành phép thuật bên trong thánh địa hoàng gia bất khả xâm phạm, và được tôn trọng như một pháp sư và linh mục. Dù là người ngoại quốc, nhưng ông được tin cậy và chấp nhận làm môn đệ của những pháp sư bậc thầy khiến ông trở thành độc nhất trong lĩnh vực bí ẩn và cạnh tranh cao. Nhưng Reuel có đoạn thời gian không rõ khi ở cùng người giám hộ tôn kính của ông trong Ngôi nhà Sự sống. Kỹ năng và thế giới quan mà ông nhận được trong suốt thời gian đắm mình trong nền văn minh cổ đại bí ẩn và nổi trội nhất đã hình thành nên nền tảng cho những kế hoạch chính xác để trả thù tàn bạo do cuộc đời cay đắng.
Reuel nắm giữ kỹ năng tưởng tượng, diễn kịch và khủng bố được mài dũa tinh xảo với trí tưởng tượng và táo bạo. Nỗi ám ảnh này khiến ông thực hiện cam kết tội lỗi thay đổi hoàn toàn lịch sử, sát hại Mô-sê trên Đỉnh núi của Thần.
Chúng ta không để bị lừa nếu nắm được bí mật của các pháp sư. Bằng cách vén màn bí mật đằng sau hậu trường, chúng ta có thể nhìn thấy các bậc thầy pháp thuật khi họ đang đọc những câu thần chú chết người.
Nguồn : Tinhhoa/Ancient-origions