Phát hiện răng hóa thạch cổ có niên đại 9,7 triệu năm: Lịch sử loài người phải viết lại?

Một bộ răng hóa thạch đã được các nhà khảo cổ học Đức tìm thấy có khả năng “viết lại” hoàn toàn lịch sử loài người như chúng ta vẫn học từ trước tới nay.

Răng, thuộc tổ tiên của con người, từng được cho là có nguồn gốc ở châu Phi, nay đã được phát hiện trong một con sông gần Eppelsheim và có một niên đại gây choáng váng, Huffington Post đưa tin hôm 20/10.

(Ảnh: The Museum of Natural History in Mainz – Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mainz)

Một bộ răng hóa thạch có niên đại từ 9.7 triệu năm nay có thể khiến các nhà sử học phải viết lại lịch sử loài người. Được khám phá bởi các nhà khảo cổ học trong một bồn địa cổ của sông Rhine, khám phá này quan trọng đến nỗi thị trưởng thị trấn địa phương tuyên bố rằng:

“Chúng ta sẽ phải viết lại lịch sử nhân loại sau ngày hôm nay.”

Chiếc răng hóa thạch có niên đại 9,7 triệu năm có khả năng viết lại lịch sử loài người (Ảnh: The Museum of Natural History in Mainz – Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mainz)

Tại một cuộc họp báo công bố phát hiện, thị trưởng Mainz nói rằng phát hiện này có thể buộc các nhà khoa học phải thẩm định toàn bộ những nhận định cũ trong lịch sử về nguồn gốc loài người.

Ông nói: “Tôi không hề muốn quá kịch tính vấn đề, nhưng tôi tuyên bố rằng chúng ta sẽ phải bắt đầu viết lại lịch sử nhân loại sau ngày hôm nay.”

Nghiên cứu công bố trên các kết quả tìm kiếm cho thấy: Tháng 9 năm 2016, hai chiếc răng của một cá thể thuộc Hominoidea (liên họ Người) đã được phát hiện từ các trầm tích sông Proto-Rhine gần Eppelsheim, Đức.

Cùng với những phát hiện khác từ Eppelsheim và vị trí của Wissberg, cách đó chỉ 18 km, là dấu vết loài linh trưởng Miocen ở châu Âu.

“Từ tất cả các thông tin thu thập được đến bây giờ, câu hỏi đặt ra, liệu những loài mới vừa được phát hiện ở Eppelsheim có liên quan đến bộ lạc hominin châu Phi hay không.”

Phát hiện này gây sốc đến mức, ban đầu các nhà nghiên cứu đã trì hoãn không muốn xuất bản thông tin về nó.

Các nhà khoa học hiện giờ sẽ dành thời gian để thực hiện các bài test chuyên sâu để tiếp tục đánh giá những chiếc răng hóa thạch này, với những phân tích dự kiến ​​sẽ được công bố trong vài tuần tới.

(Ảnh: The Museum of Natural History in Mainz – Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mainz)

Tới đây từ cuối tháng 10/2017, hai chiếc răng hóa thạch có nguy cơ thay đổi lịch sử sẽ được trưng bày tại triển lãm quốc gia “VorzeIten” của Rhineland-Palatinate, sau đó sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Mainz.

Khu vực tìm thấy hóa thạch là phần còn lại của một lò hóa thạch lớn.

Người ta cũng tìm thấy phần hóa thạch còn lại của một con ngựa đã tuyệt chủng ở gần đó, điều này sẽ có thể giúp các nhà khoa học xác định niên đại của các mẫu vật một cách hiệu quả hơn nữa. 


Hóa thạch răng tiền sử có niên đại 9.7m năm có thể viết lại lịch sử của con người:

Vậy là, liên tục có những khám phá mới gây “giật mình” tưởng chừng như không thể có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ tươi đẹp mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, không thể tin, nhưng giờ đây bắt buộc con người suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn quá ư nhỏ bé hữu hạn. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *