Phát hiện nhiều công trình Ai Cập cổ đại tại Mỹ 3.000 năm trước thời Cô-lôm-bô, lịch sử phải chăng cần viết lại?

Một nhà khảo cổ đã khám phá ra một khu định cư cổ đại của người Ai Cập tại vùng núi Grand Canyon của Mỹ từ hàng nghìn năm trước, chính thức lật đổ quan điểm cho rằng Columbus là người khám phá ra Tân Thế giới theo nền lịch sử hiện đại.

Trong những năm gần đây, thêm nhiều bằng chứng xuất hiện cho thấy các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Trung Quốc và thậm chí Olmec ở Nam Mỹ đã thực hiện thành công các chuyến hải trình vượt đại dương nhưng không được sử sách ghi nhận.

Tuy rằng các phản hồi đối với giả thuyết về sự tiếp xúc liên đại dương giữa Cựu Thế giới và Tân Thế giới thời tiền Colombus thay đổi theo thời gian, hầu hết những ý kiến ủng hộ khả năng này đã vấp phải sự ngờ vực bởi nó đi ngược lại những gì chúng ta được dạy về lịch sử.
Đối với rất nhiều người, ý tưởng cho rằng đã từng có một thuộc địa của Ai Cập cổ đại ở Bắc Mỹ là thứ gì đó chỉ tồn tại trong các bộ phim Hollywood, chứ không phải trong đời thực.




Tuy nhiên, theo trang nhất tờ Arizona Gazette, số ra ngày 5/4/1909, một nhà khảo cổ học đã có một khám phá kỳ lạ tại vùng Marble trong Hẻm núi lớn Grand Canyon, cho thấy sự hiện diện của người Ai Cập cổ đại ở khu vực Bắc Mỹ vào hàng nghìn năm trước.

Ảnh chụp bài báo:

Trái: Nội dung bài báo. Phải: Một số ký tự tượng hình được chụp lại bởi nhà khảo cổ học G. E. Kincaid bên trong hang động ở Grand Canyon vào năm 1908.

Theo bài báo, hai nhà khảo cổ học được tài trợ bởi Viện nghiên cứu Smithsonian – GS S. A. Jordan và G.E. Kinkaid – đã có một khám phá đầy kinh ngạc cho thấy lịch sử như chúng ta đã biết là thiếu chính xác và chưa trọn vẹn.




Một số đoạn trong bài báo:

Các khám phá gần như đã chắc chắn chứng minh chủng người cư ngụ trong hang động bí ẩn này, vốn được đục đẽo vào đá cứng bằng bàn tay con người, có nguồn gốc từ phương Đông, có lẽ từ Ai Cập, trở ngược lại từ thời vua Ramses. Nếu các giả thuyết của họ được dựa trên bản dịch các phiến đá chạm khắc chữ tượng hình, thì bí ẩn về những chủng người tiền sử của Bắc Mỹ, nền nghệ thuật cổ đại của họ, danh tính của họ và quê hương nơi họ từ đó đến, sẽ được giải mã. Ai Cập và sông Nin, bang Arizona và bang Colorado sẽ được liên kết với nhau bởi một sợi dây lịch sử chạy trở ngược về những niên đại mà có thể làm bối rối những bộ óc tưởng tượng xa vời nhất trong giới tiểu thuyết gia.

Báo cáo của ông Kinkaid

Ông Kinkaid là người tình cờ phát hiện ra quần thể hang động, hay nói đúng hơn là thành phố ngầm, của Grand Canyon khi đi thuyền dọc sông Colorado từ Green River, bang Wyoming đến Yuma.
Theo ông, hang động này gần như không thể tiếp cận, bởi lẽ cửa hang nằm bên dưới một vách núi dựng đứng hơn 450 m.




Theo lời kể của ông, thì bố cục hang động như sau (sơ đồ hang động bên dưới):

Tiến vào hang động là một thông đạo lớn, rộng 3,6 m, càng tiến vào sâu càng thu hẹp, đoạn chót ở phía sau hang chỉ rộng khoảng 2,7 m.

Sau khi tiến vào khoảng 17 m, có hai thông đạo mới đâm sang hai bên, một trái một phải. Ở cả hai bên, có một số căn phòng rộng ngang phòng khách hiện đại, nhưng cũng có một số nhỏ hơn từ 9-12 m, với cửa vào hình bầu dục (trên hình). Họ đã thống kê được tổng cộng vài trăm căn phòng như vậy. Bên trong chứa nhiều hiện vật, bao gồm vũ khí, các nhạc khí bằng đồng, có góc cạnh sắc nhọn và cứng như thép, cho thấy mức độ văn minh khá cao của con người nơi đây.

Tiến tiếp nữa sẽ đến một hành lang cắt ngang thông đạo chính, bên trong chứa nhiều vật phẩm tôn giáo. Phần này sẽ được đề cập chi tiết trong phần sau. 
Tại nút giao cắt của hai hành lang cắt ngang này, tiến tiếp một khoảng nữa theo thông đạo chính, sẽ bắt gặp một hầm mộ ở phía bên trái. Phần này sẽ được đề cập chi tiết trong phần sau.




Đoạn chót thông đạo chính là một căn phòng khổng lồ, từ đây rẽ nhánh ra nhiều thông đạo con như nan hoa xe đạp.

Các thông đạo được đục đẽo rất thẳng, như có bàn tay của kỹ sư. Phần trần của nhiều căn phòng hội tụ ở một trung tâm.

Điện thờ

“Khoảng hơn 30 mét tính từ lối vào hang động là một dãy hành lang cắt ngang, dài khoảng 60 – 90 m, bên trong chứa tượng và hình chạm khắc vị thần trong tín ngưỡng của người dân nơi đây, ngồi vắt chéo chân trong tư thế song bàn, với bông hoa sen hoặc hoa lili ở hai tay. Khuôn mặt bức tượng có nét của người phương đông, cũng như trên các bức họa chạm khắc. Bức tượng có hình tượng rất giống Phật, tuy rằng các nhà khoa học không chắc về tín ngưỡng của con người nơi đây. Cân nhắc tất cả các yếu tố có được, có khả năng tín ngưỡng này giống với của người Tây Tạng cổ đại.

Bức tượng Thần của những người cư trú trong hang.




Bên cạnh bức tượng này là các bức tượng nhỏ hơn, một số có hình tượng rất đẹp; số khác có cổ nghẹo và hình thù méo mó, ma quỷ, có lẽ biểu thị cho cái thiện và cái ác. Có hai cây xương rồng lớn ở đằng sau cái bục mà vị Thần ngồi, có phần thân vươn ra hai bên. Tất cả đều được điêu khắc từ đá cứng giống đá cẩm thạch. Ở góc đối diện dãy hành lang cắt ngang này là công cụ lao động đủ loại, làm từ đồng. Những người này chắc chắn biết được kỹ năng làm cứng loại vật liệu này, vốn đã từng được thử tái dựng bằng các hóa chất khác nhau trong nhiều thế kỷ, nhưng không cho ra kết quả mong đợi.

“Một số phát hiện khác là các cái bình và cốc chén làm bằng vàng và đồng, có thiết kế vô cùng nghệ thuật và tinh mỹ. Ngoài ra còn có các đồ dùng bằng sứ tráng men và bình sứ đánh bóng. Một thông đạo khác dẫn đến kho thóc vốn thường được thấy trong các đền thờ phương Đông. Chúng chứa nhiều loại hạt giống.

Các bình chứa Ai Cập trong hang Powells thuộc Grand Canyon hiện được trưng bày tại Viện bảo tàng Smithsonian ở thủ đô Washington DC.




Bức tượng thần Iris nhỏ bằng vàng tìm thấy trong thông đạo Kinkaid. Hiện vật hiện được trưng bày tại Viện bảo tàng Smithsonian ở thủ đô Washington DC.

Các hiện vật bằng vàng khác trong Grand Canyon được trưng bày tại Viện bảo tàng Smithsonian ở thủ đô Washington DC. Hai bức tượng đằng sau là Pha-ra-ông Akhenaten và Hoàng hậu Nefertiti.

Các ký tự tượng hình
“Tất cả các cái bình, hay các dãy tường dọc 2 bên lối vào, cũng như trên các phiến đá đều được chạm khắc các ký tự tượng hình bí ẩn.

Hiện vật trong hang Kinkaid.




Tuy rằng có rất nhiều các tác phẩm chạm khắc khác trong hang động ở Grand Canyon, hiện vật trên là một phát hiện quan trọng bởi nó khắc họa Pha-ra-ông Akhenaten và Hoàng hậu Nefertiti. Danh tính tổ tiên và những người con của họ cũng được khắc trên đó.

Một trong những tổ tiên của họ là nhân vật Joseph trong Kinh Thánh (tên tiếng Ai Cập là Zoroaster).

Akhenaten trị vì Ai Cập tử 1353 đến 1336 TCN. Con trai ông Setepenre là người cai quản vùng đất Grand Canyon và cũng là Vua tại Saqqara, Ai Cập.

Điều này cho thấy các vị Vua Ai Cập đã đến Grand Canyon vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử.




Hầm mộ

Bên trong hầm mộ.

“Hầm mộ chứa xác ướp là một trong những căn phòng lớn nhất, với các bức tường chéo xiên về đằng sau một góc khoảng 35 độ. Trên những bức tường này là hàng dài các xác ướp, mỗi xác ướp có một khoang riêng. Trên đầu mỗi xác ướp là một cái ghế đẩu nhỏ, bên trên có các cốc đồng và các mảnh kiếm vỡ. Một số xác ướp được bọc đất sét, và tất cả chúng đều được quấn trong một lớp vỏ cây.




Cận cảnh các xác ướp. Các xác ướp được đặt trong một cái khoang, đứng trên một khối đá lớn gắn chặt vào tường.

Một quan tài xác ướp khác.

Dựa trên kết quả phân tích đồng vị Cacbon 14, xác ướp cổ nhất có niên đại từ năm 1600 TCN. Đây là một con số ước tính phù hợp để xác định thời điểm người Ai Cập bắt đầu đặt chân lên vùng đất Grand Canyon.

Khoảng 50.000 người có thể sống khá thoải mái trong hang động này. Một giả thuyết cho rằng các bộ lạc bản địa hiện nay ở bang Arizona là hậu duệ của những nông nô hay nô lệ của những người cư trú trong hang động.

Không còn nghi ngờ gì nữa, hàng nghìn năm trước thời Chúa Giê-su, một nhóm người sống ở đây đã đạt đến được một cấp độ văn minh khá cao.




Lịch sử nhân loại đầy rẫy các khoảng trống. GS Jordant tỏ ra rất hứng thú trước các khám phá trên và tin rằng những khám phá này sẽ chứng minh giá trị không thể đo lường của chúng trong ngành khảo cổ học.

Chính phủ Ai Cập và Mỹ muốn che giấu thông tin về quần thể hang động tại Grand Canyon
Thủ tướng đầu tiên của Ai Cập, ông Nubar Pasha (nhiệm kỳ 1884 – 1888) đã từng liên lạc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và yêu cầu các cổ vật Ai Cập tìm thấy trong Grand Canyon được trao trả cho Ai Cập.

Ông cũng yêu cầu Viện Smithsonian không công bố thêm bất kỳ thông tin nào về việc người Ai Cập từng định cư tại Grand Canyon.

Cục Cảnh sát Liên bang Mỹ FBI hiện đang canh gác quần thể hang động Kinkaid và các di chỉ khảo cổ khác tại Grand Canyon. Khu vực này hiện là khu vực cấm qua lại. Không ai được phép tiến vào đây, thậm chí cả nhân viên của Vườn Quốc gia Grand Canyon.




Ngay cả khi công chúng không thể tiến vào đây để tái xác nhận những thông tin được cung cấp bởi ông Kinkaid, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những chi tiết hé mở, gián tiếp củng cố cho giả thuyết về sự tồn tại của một khu định cư của người Ai Cập cổ đại tại Grand Canyon, dựa trên danh xưng địa lý và các tàn tích công trình Ai Cập cổ trong khu vực. Trong cuốn Suppressed Inventions & Discoveries (tạm dịch: Những phát minh bị kiềm chặn), tác giả Eisen kể lại câu chuyện sau đây:

“… Nhà sử học và ngôn ngữ học Carl Hart, biên tập viên tờ World Explorer, đã mua một bản đồ dã ngoại của vùng Grand Canyon tại một hiệu sách ở Chicago. Nhìn qua tấm bản đồ, chúng tôi ngạc nhiên khi nhận thấy rất nhiều địa điểm ở phía bắc Grand Canyon có danh xưng Ai Cập. Lấy ví dụ, khu vực xung quanh sông Ninety-Four Mile và sông Trinity có các địa điểm với tên gọi như Pháo đài Thần Set, Pháo đài Thần Ra, Đền thờ Thần Horus, Đền thờ Thần Osiris và Đền thờ nữ Thần Isis. Tại Hẻm núi Haunted Canyon có những địa điểm như Kim tự tháp Cheops, Tu viện Phật (Buddha Cloister), Đền thờ Phật (Buddha Temple), …”

Dù đã kinh qua sự xói mòn của thời tiết và thời gian trong hàng nghìn năm, nhưng những công trình kiến trúc của người Ai Cập cổ đại này hiện vẫn lưu giữ được những đường nét nguyên gốc ban đầu.





Di chỉ Pháo đài Thần Set tại Grand Canyon. Có thể thấy rõ lối cửa vào.

Di chỉ Pháo đài Thần Ra tại Grand Canyon.

Di chỉ Đền thờ nữ Thần Isis tại Grand Canyon.




Bạn nghĩ sao về phát hiện mới mẻ này? Phải chăng những gì chúng ta được học trong sách giáo khoa, rằng Colombus là người khám phá ra Châu Mỹ, là sai sự thật? Trên thực tế, Columbus chỉ là người nối gót cổ nhân, để “tái khám phá” ra Châu Mỹ và chính thức được công nhận trong nền lịch sử hiện đại. Những phát hiện khảo cổ mới, luôn khiến chúng ta phải nhìn nhận lại về lịch sử nhân loại, bởi rất nhiều trong số đó là chưa chính xác và hoàn thiện. Những quan điểm được đưa ra lúc ban đầu không nhất định là tuyệt đối chính xác. Và bạn có ngạc nhiên khi biết rằng, có rất nhiều trường hợp như vậy, điển hình là học thuyết tiến hóa của Darwin.

Hãy chia sẻ bài viết với những người bạn biết.

Video:

Nguồn: ĐKN – Theo Arizona Gazette

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *